Mùa thu đẹp ngỡ ngàng ở Nhật Bản
Mùa thu luôn là mùa thu hút được rất nhiều du khách tới Nhật Bản. Nếu bạn đến đất nước mặt trời mọc vào mùa thu, đừng bỏ lỡ cơ hội đến tỉnh Aomori để thưởng thức cảnh đẹp có một không hai được thiên nhiên ban tặng nhé!
Thành phố Aomori là trung tâm hành chính của tỉnh Aomori, ở vùng Tohoku trên đảo Honsh. Thành phố đối diện với Vịnh Mutsu, nằm trên đường nối Eo biển Tsugara và dãy Hakkoda ở phía Nam tỉnh Aomori. Mùa thu ở Nhật Bản là giống như một mùa giải của thư giãn tận hưởng thiên nhiên êm đềm hơn, và nó sẽ kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11, khi mà rừng phong chuyển sắc từ xanh sang đỏ.. Một số lễ hội và các hoạt động vui chơi, những điều thú vị để tham quan thưởng lãm trong vào thời điểm này trong năm như: Akimatsuri (lễ hội mùa thu), Kouyou (mùa lá đỏ) …và đặc biệt là cảnh sắc thiên nhiên vô cùng ấn tượng.
Ảnh minh họa từ internet
Aomori nổi tiếng với mua thu lá đỏ đẹp mê hồn với những cánh rừng lá phong cực kỳ đẹp. Cũng có lẽ bới vậy mà mùa thu tại Aomori thường thu hút rất nhiều khác du lịch và tu nghiệp sinh bới vào mùa này chắc sẽ chẳng ai là không siêu lòng với cảnh sắc nơi đây. Tuy nhiên ngoài mùa thu lá đỏ thì tại Aomori cũng còn có rất nhiều địa danh đẹp và nôi tiếng.
Khung cảnh mùa thu ở Kasamatsu Toge và Hakkoda (tỉnh Aomori) chắc chắn sẽ khiến du khách siêu lòng. Khách du lịch có thể ngắm toàn cảnh thiên nhiên với nhiều loại cây khác nhau như cây sồi, cây phong Nhật Bản. Có một chương trình đi bộ đường dài (Hakkoda Gold Line), nơi khách du lịch có thể thích thú lượm những chiếc lá vàng mùa thu trong lúc khám phá vùng đất nhiệt đới này. Vào mùa thu, khu vực núi Hakkoda, du khách có thể thưởng thức sắc màu của lá màu thu chuyển từ đỏ sang vàng. Đặc biệt, từ trên cáp treo nhìn xuống núi Hakkoda và Tsutanuma, khung cảnh được nhuộm đỏ bởi những lùm cây như những đốm lửa màu vàng đỏ.
Video đang HOT
Ảnh minh họa từ internet
Bên cạnh đó, còn một địa điểm bạn nhất định nên ghé qua đó là thăm 1 dòng suối trong vắt dài khoảng 14km được hình thành bởi sông Oirase chảy ra từ hồ Towada. Mỗi mùa nơi đây lại có một vẻ đẹp riêng. Các loại cây Beech, Kaede, Yamamomiji, Mizunara, Onigurumi tạo ra một khung cảnh vô cùng tuyệt đẹp về màu sắc của mùa thu, đẹp nhất là vào cuối tháng 10. Sẽ thật tuyệt với khi vừa đị bộ vừa thưởng ngoạn trong khung cảnh này.
Đó là Goshikinuma, trên cao nguyên cao 800m so với mặt đất có nhiều hồ và đầm lầy lớn nhỏ khác nhau nằm ở phía bắc của chân núi Bandai như Hồ Hibara, Hồ Onogawa và Hồ Akimoto. Goshikinuma và hẻm núi Nakatsugawa nằm sâu vào phía trong hồ Akimoto là những địa điểm mà nhiều người biết đến như là những điểm ngắm lá mùa thu tuyệt đẹp tại cao nguyên Bandai từ giữa tháng 10 cho đến đầu tháng 11.
Xa Giang
Theo vnmedia.vn
Hiện tượng hiếm gặp: Nam Cực mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới 0
Thường thì khi nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng, thay vì mưa thì băng tuyết sẽ rơi. Tuy nhiên, lần đầu tiên ở Nam Cực, các nhà khoa học đã ghi nhận được mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới mức đóng băng.
Thiết bị di động đo lường bức xạ khí quyển (ARM) được triển khai tại Trạm McMurdo, Nam Cực.
Sử dụng cả các phép đo trên mặt đất và vệ tinh, các nhà nghiên cứu đã ghi lại tình trạng mưa phùn dưới âm 13 độ F (tức âm 25 độ C) kéo dài hơn 7,5 tiếng đồng hồ tại ga McMurdo, Nam Cực.
Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý: Khí quyển. Các báo cáo trước đây đã ghi nhận mưa phùn siêu lạnh ở những nhiệt độ này, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Hiện tượng mưa phùn trong vài giờ ở Nam Cực có thể có một số tác động đối với các dự đoán mô hình khí hậu.
Trợ lý giáo sư nghiên cứu Israel Silber, Khoa Khí tượng và Khí quyển, bang Pennsylvania, Mỹ, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Mưa phùn thường xảy ra trong nhiệt độ ấm áp. Ở nhiệt độ thấp hơn, các quá trình hình thành và tăng trưởng băng làm cho xác suất sản xuất mưa phùn thấp hơn đáng kể."
Dữ liệu thu thập được từ các phép đo laser cho thấy sự hiện diện của các hạt nước hình cầu, có thể chỉ ra đó là những giọt mưa phùn. Phân tích các dữ liệu này kết hợp với các phép đo trên mặt đất và vệ tinh khác đã xác nhận rằng các hạt này thực sự là những giọt mưa phùn.
Các nhà khí tượng học định nghĩa mưa phùn là những giọt nước có đường kính nhỏ hơn 0,5 mm, hoặc khoảng 1/5 inch. Theo trợ lý giáo sư Silber, mưa phùn và mưa thay thế cho nhau trong các mô hình khí hậu do cả hai đều ở trong pha lỏng, so với các dạng mưa khác, như tuyết và mưa đá. Sự hiện diện của mưa phùn kéo dài ở một vùng rất lạnh như Nam Cực có ý nghĩa cải thiện độ chính xác của các mô hình khí hậu ở các vùng cực.
Máy đo độ phân giải laser đo lượng mưa khi nó đi qua nhằm thu thập dữ liệu tại Trạm McMurdo. Ảnh: Bộ đo lường bức xạ khí quyển (ARM) của Bộ năng lượng Mỹ.
"Mưa phùn loại bỏ nước khỏi tầng mây khi các giọt nước kết hợp với nhau và cuối cùng rơi xuống", ông Silber nói. "Điều đó có nghĩa là mưa phùn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của đám mây và ảnh hưởng đến lượng nhiệt chạm tới bề mặt trái đất."
Dữ liệu thu thập được trong các quan sát này được sử dụng trong các mô phỏng mô hình độ phân giải cao của khí quyển cực. Bằng cách mô phỏng hầu như các điều kiện cho phép đám mây hình thành, các nhà nghiên cứu có thể xác định các tham số ảnh hưởng đến việc tạo ra mưa phùn bằng cách điều chỉnh các biến khác trong mô phỏng.
Sử dụng các mô phỏng, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, nồng độ thấp của một số loại hạt lơ lửng trong bầu khí quyển của trái đất, như muối biển và bụi, rất có lợi cho sự hình thành mưa phùn.
"Ở Nam Cực, không khí rất sạch sẽ," Silber nói. "Có ít chất gây ô nhiễm hơn và do đó ít hạt trong không khí hơn".
Nồng độ thấp của các hạt này cho phép mưa phùn ở dạng lỏng, mặc dù nhiệt độ không khí ở dưới mức đóng băng, nhà khoa học giải thích.
HẢI PHONG
Theo nhandan.com.vn/Phys
Hai dải ngân hà va chạm tạo thành khuôn mặt ghê rợn Kính viễn vọng Hubble của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện một khuôn mặt ghê rợn trên vũ trụ - kết quả từ vụ va chạm giữa hai dải ngân hà. Bộ mặt ghê rợn xuất hiện đúng dịp lễ hội ma quỷ Halloween. Ảnh: ESA NASA cho biết hai ngân hà này đang lao vào nhau, cách...