Mua thớt mới về làm đúng thế này, dùng 10 năm không hôi không hỏng
Thời gian ngâm khoảng 1 ngày đêm, rồi sau đó mang phơi khô là xong.
Thớt gỗ là loại thớt khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong mọi nhà bếp. Ưu điểm của nó là có độ đàn hồi, nặng, giúp băm chặt thức ăn dễ dàng. Tuy nhiên, sử dụng thớt gỗ lại có nhược điểm là dễ cong, nứt, thấm mùi nguyên liệu và thấm nước, lâu sẽ bị rỉ và mốc. Yên tâm, với các lưu ý sau thớt của mọi người sẽ luôn chắc như lúc mới mua về.
1. Ngay sau khi mua về nhà
Khi mới mua về, bạn ngâm thớt trong nước muối mặn theo tỷ lệ 200g muối/1lít nước. Thời gian ngâm khoảng 1 ngày đêm, rồi sau đó mang phơi khô. Việc ngâm nước muối vừa làm sạch bề mặt gỗ vừa làm cho thớt có đủ độ ẩm, thớt sẽ không thấm nước nhiều hay dễ rạn nứt khi sử dụng. Sau đó phơi khô thoáng. Điều này giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau.
2. Để thớt trong môi trường khô, nóng và tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời
Thớt gỗ khi được xẻ tấm ra rồi để nơi khô, nóng trong môi trường tự nhiên sẽ xảy ra hiện tượng bị rạn nứt hoặc được phun hóa chất (PU, Sơn..) để bảo quản. Vì vậy, lời khuyên dành cho các gia đình nên mua thớt về nên nấu nướng và sử dụng thường xuyên để thớt của chúng ta luôn giữ được độ ẩm. Đối với những gia đình không thường xuyên sử dụng thớt thì sau khi dùng, mọi người rửa sạch thớt rồi bọc nilon kín lại, hạn chế những nơi trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
3. Khử trùng thớt gỗ
Cứ khoảng vài tuần, bạn nên thực hiện các cách khử trùng sau đây để giữ thớt gỗ luôn sạch sẽ: Đầu tiên, rắc một ít muối lên bề mặt thớt, sau đó dùng trái chanh trà lên thớt. Thớt sẽ sạch và chống được vi khuẩn. Sau đó rửa sạch và lau khô thớt bằng khăn mềm. Hoặc có thể rót giấm lên cả hai bề mặt thớt rồi dùng khăn lau khô.
Video đang HOT
Để thớt không bị mùn hay có mùi khó chịu. Thay vì sử dụng các loại tẩy rửa bằng hóa chất, các bạn nên dùng các chất tẩy rửa tự nhiên như: Chanh, muối, giấm trắng, nước sôi chà qua trên mặt thớt rồi phơi nơi khô thoáng. Thớt sẽ không bị mốc, mùi hay bị mùn nữa.
4. Lưu ý sau khi sử dụng
Để thớt không bị mùn hay có mùi, sau khi sử dụng, bạn nên chà rửa thớt bằng một ít nước rửa bát hoặc chanh tươi. Sau đó, bạn lau khô và treo thớt ở nơi khô thoáng để ngăn ngừa nấm mốc.
Tránh ấn dao quá mạnh khiến các vết dao hằn trên mặt thớt, tạo thành những khe hở cho vi khuẩn sống, đồng thời làm thớt nhanh cũ.
Khi thớt bị ố, ngả màu, bạn nên ngâm thớt trong giấm, nước cốt chanh trong vòng hai giờ, rửa sạch lại bằng nước rửa bát, tráng nước sôi để làm thớt sạch và mới lại, giúp kéo dài tuổi thọ của thớt.
Trước khi sử dụng để cắt thực phẩm (chín) nên tráng thớt qua nước sôi. Sau khi chế biến thực phẩm, dùng khăn sạch ngâm vào hỗn hợp nước rửa bát với nước nóng, rồi chùi trên bề mặt thớt. Lặp đi lặp lại cho đến khi thớt sạch, rửa lại bằng nước sạch và treo lên nơi khô thoáng.
Những sai lầm khi dùng máy rửa bát
Máy rửa bát giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc, nhưng một số thói quen sử dụng không đúng cách có thể khiến cho bạn mất công, tốn tiền điện hơn.
Ảnh minh họa: Kitchen Aid.
Rửa qua bát đũa trước khi cho vào máy
Rửa qua bát đĩa là cách nhiều người hay làm, với suy nghĩ rằng nếu để nguyên đĩa bẩn vào máy sẽ gây tắc nghẽn, mỡ dư thừa két lại trong các khe kẽ, ống xả... máy rửa bát. Nhưng đây là việc làm không cần thiết, đặc biệt với các loại máy đời mới 5 năm trở lại đây. Các loại máy này giờ đều đi kèm cảm biến mức độ bẩn (soil sensor). Cảm biến này quyết định rằng nếu bát đĩa của bạn không quá bẩn, nó sẽ thiết lập một chu kỳ rửa ngắn hơn.
Việc bạn tự rửa qua bát đĩa cũng làm tiêu tốn một khoản điện, nước. Trên thực tế, việc rửa thêm bên ngoài này có thể khiến bạn lãng phí tới vài chục lít nước mỗi lần. Các chuyên gia của tờ Bon Appetit nhấn mạnh, không cần phải rửa sạch bát đĩa và dao kéo trước khi cho chúng vào máy rửa bát: "Chúng tôi khẳng định rằng chẳng lợi ích gì khi tráng trước bát đũa, điều này chỉ lãng phí thời gian và nước".
Xếp nồi lộn xộn
Khi đặt các vật dụng lớn phủ lên bề mặt giá rửa, nếu không chú ý, chúng ta có thể chặn dòng nước phun, điều này ngăn cản các vật dụng bên trên được làm sạch đúng cách. Tốt nhất là bạn nên rửa những thứ kích thước, diện tích lớn (chào, nổi to) bằng tay để đảm bảo rằng bát đĩa của bạn được làm sạch hợp vệ sinh.
Không làm vệ sinh các viền, gioăng cao su
Lớp cao su thu thập vi khuẩn theo thời gian từ các đồ bẩn trong máy rửa chén, vốn thích những nơi ẩm ướt. Có thể giải quyết vấn đề này bằng bàn chải đánh răng cũ và nước xà phòng vài tháng một lần để ngăn ngừa sự tích tụ.
Chuyên gia Brian Sansoni của Viện vệ sinh Hoa Kỳ (American Cleaning Institute) nhấn mạnh: Điều quan trọng là giữ cho máy rửa bát của bạn sạch sẽ, để nó hoạt động hiệu quả. Nên dùng các loại nước xịt, rửa thích hợp để giúp máy rửa bát loại bỏ cặn canxi, rỉ sét và dầu mỡ tích tụ, đồng thời khử mùi.
Không sử dụng nước rửa bát
Khi bạn rửa bát xong mà bát đũa vẫn hơi ẩm, cốc chén có vệt nước, thì có thể là do bạn không sử dụng hóa chất rửa bát. Theo các chuyên gia, máy rửa bát hiện nay đều làm khô bằng cách sử dụng nước nóng kết hợp chất trợ rửa, chứ không dùng khí nóng.
Chất trợ rửa giúp làm giảm sức căng bề mặt của nước và ngăn các giọt nhỏ hình thành và để lại vết bẩn, ố. Nó cũng giúp bát đũa khô nhanh chóng, do đó bạn không phải phơi lại bát đũa sau khi rửa.
Cho bát đũa sạch bẩn khác nhau vào cùng một mẻ lớn
Một số bát đĩa sẽ cần được làm sạch kỹ hơn so với những loại khác, vì thế, bạn nên nhóm các nhóm đĩa bát theo mức độ sạch, bẩn của chúng để có được hiệu quả rửa tốt nhất.
Ông Brian Sansoni cho biết: "Việc đặt lượng tải không phù hợp có thể khiến máy của bạn hoạt động không hiệu quả. Nên đặt mọi thứ vào đúng vị trí của chúng và không để máy quá tải". Ngoài ra, các chuyên gia khuyên rằng máy rửa bát luôn phải được làm đầy từ sau ra trước để tối đa hóa không gian. Dao kéo luôn cần đặt hướng xuống dưới để giảm nguy cơ gây xước, hỏng máy rửa. Thêm vào đó, các loại dao, thớt gỗ và các loại vật dụng sắc nhọn không bao giờ được rửa bằng máy, vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến bề mặt các vật dụng khác, cũng như bên trong máy rửa bát.
Chỉ sử dụng duy nhất một chế độ rửa
Nhiều loại máy hiện nay đã được "Việt hóa", giúp người sử dụng dễ dàng tiếp cận và chọn tính năng phù hợp. Nếu bạn luôn sử dụng chu trình Normal (Thông thường) hoặc để chế độ Auto (Tự động), bạn đang bỏ lỡ tính linh hoạt của máy rửa bát.
Tùy thuộc vào mức độ bẩn của bát đũa, bạn nên cân nhắc sử dụng chu trình phù hợp hơn, đặc biệt là đối với các loại xoong, chảo dễ bám bẩn. Để lựa chọn chu trình phù hợp, bạn sẽ cần phải nghiên cứu thật kỹ cuốn sách hướng dẫn, nó rất cần thiết, dù có thể bạn chưa xem sách hướng dẫn kể từ ngày chiếc máy rửa bát của bạn được giao đến nhà.
Nhiệt độ nước dưới 50 độ C (120 độ F)
Để đảm bảo rằng bát đũa được rửa sạch sẽ, bạn cần đảm bảo rằng nước đủ nóng. Nhiệt độ nước thấp vào máy rửa bát có thể là một vấn đề, khiến cho chén bát không được rửa sạch đúng cách.
Để rửa bát tốt nhất, nước dùng cho máy cần vừa đủ nóng. Bạn nên chạy nước nóng trong máy rửa bát khoảng 30 giây trước khi bắt đầu rửa. Bạn có thể điều chỉnh độ nóng của nước bằng bộ ổn định nhiệt.
Máy rửa bát trung bình mất khoảng 2 phút để làm nóng nước thêm 1 độ và hầu hết các chu trình cần ở 135F (57 độ C). Nếu nước chỉ ở mức thấp hơn, thì quá trình rửa bát của bạn sẽ mất thêm 60 phút.
Đem 5 món đồ này ra phơi nắng sẽ nhận được cả tá công dụng, nhưng 99% mọi người đều không biết Từ bây giờ, hãy đem những thứ này ra phơi nắng sau khi lau chùi nhé! 1. Thớt gỗ Mặc dù một số người khẳng định rằng ánh nắng mặt trời có thể khử trùng thớt gỗ, nhưng điều này vẫn chưa được chứng minh. Thớt khô nhanh hơn dưới ánh nắng mặt trời và vi khuẩn ít có khả năng sinh sôi...