Mùa thoái vốn 2019 bắt đầu sôi động
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã có kế hoạch thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp như Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang…
Khi AXA đầu tư vào Bảo Minh, có thỏa thuận với SCIC rằng, khi thoái vốn, hai bên sẽ cùng thoái vốn.
Dọn đường cho thoái vốn
ại hội đồng cổ đông Tổng công ty cổ phần Bảo Minh mới đây đã thông qua chủ trương nới room ngoại lên 100%. Rất nhiều người tỏ ra bất ngờ với quyết định này vì cho rằng, bảo hiểm lâu nay là lĩnh vực không mở hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài, có hạn chế room ngoại. Tỷ lệ tối đa nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu chỉ là 49%.
Tuy nhiên, khi các cán bộ phụ trách danh mục của SCIC rà soát lại các quy định pháp luật có liên quan, đặc biệt là các cam kết WTO, thì thấy lĩnh vực bảo hiểm không hạn chế nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế, tại Việt Nam cũng có nhiều công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài đang hoạt động.
Việc nới room sau đó được thực hiện và ại hội đồng cổ đông Bảo Minh đã thông qua vấn đề này. Hiện Bảo Minh chỉ còn chờ thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là hoàn tất quá trình nới room, mở đường cho các nhà đầu tư ngoại sở hữu chi phối doanh nghiệp.
Bảo Minh có vốn điều lệ hơn 900 tỷ đồng, SCIC sở hữu 50,7%. Ngoài SCIC sở hữu cổ phần lớn nhất, Bảo Minh còn có Tập đoàn AXA (Pháp) là cổ đông lớn, nắm 16,6% cổ phần. Khi AXA đầu tư vào Bảo Minh, có thỏa thuận với SCIC rằng, khi thoái vốn, hai bên sẽ cùng thoái vốn.
Như vậy, nếu lần này AXA muốn thoái vốn cùng SCIC thì tỷ lệ sở hữu hai bên thoái vốn lên tới gần 70%, tức là đủ để chi phối hoàn toàn Bảo Minh. Thương vụ do vậy được nhìn nhận là hấp dẫn, đặc biệt với các nhà đầu tư ngoại muốn gia nhập thị trường Việt Nam, vào lĩnh vực bảo hiểm, chứ không phải đầu tư tài chính đơn thuần.
Xét về các chỉ số tài chính cũng như thị phần, thị trường, Bảo Minh hiện là doanh nghiệp nằm trong nhóm trung bình trên thị trường. Do đó, dư địa để doanh nghiệp tăng trưởng khi có thêm nguồn lực và năng lực quản trị mới là rất lớn.
Tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (Sa Giang), vốn điều lệ hơn 700 tỷ đồng, việc thoái vốn nhà nước cũng đã sẵn sàng. Tỷ lệ sở hữu vốn của SCIC tại Sa Giang là trên 49,89%. Trong khi đó, room ngoại của Sa Giang tối đa là 49%.
Nếu SCIC bán lô cổ phần này và nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua toàn bộ, room ngoại tại Sa Giang có thể vượt trần. ây cũng chính là lý do SCIC đã nhận được đề nghị hạn chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài từ Sa Giang, hoặc SCIC không được bán cổ phần theo lô.
Video đang HOT
Trong cơ cấu cổ đông lớn của Sa Giang, ông Lê Văn Phúc và người có liên quan nắm gần 30%. Nhiều khả năng, tăng tỷ lệ sở hữu tại Sa Giang lên mức chi phối cũng là mục tiêu của những cổ đông này. ây sẽ là bài toán SCIC phải tìm hướng xử lý, vì nếu nhà đầu tư nước ngoài được cạnh tranh tham gia mua cổ phần, có nhiều khả năng đạt giá cao hơn.
Với các chỉ số tài chính và năng lực cạnh tranh của mình, Sa Giang được nhìn nhận là doanh nghiệp hấp dẫn nhà đầu tư, nhưng trên sàn chứng khoán, thanh khoản cổ phiếu rất kém, vì hầu như không có nhà đầu tư muốn bán ra cổ phiếu.
Nhiều doanh nghiệp được đánh giá có tiềm năng có tên trong danh sách thoái vốn của SCIC năm 2018, nhưng Tổng công ty chưa thực hiện xong như Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco, Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong… Những doanh nghiệp này được chuyển sang danh sách thoái vốn năm 2019.
Sẽ cấp tập thoái vốn
Vừa qua, SCIC đã thực hiện thoái vốn thành công ở một số doanh nghiệp như phiên đấu giá bán cổ phần tại Công ty cổ phần Công nghệ iện tử, Cơ khí và Môi trường EMECO. 150.000 cổ phần có giá khởi điểm 43.900 đồng/cổ phần, nhưng giá đấu thành công đạt 73.500 đồng/cổ phần.
Hay phiên đấu giá tại Công ty cổ phần Nước khoáng và Du lịch Sơn Kim, SCIC bán được 367.920 cổ phần với giá 18.100 đồng/cổ phần.
Năm 2018, SCIC công bố danh sách 121 doanh nghiệp nằm trong danh sách thoái vốn. Tuy nhiên, tính đến cuối năm, còn hơn một nửa doanh nghiệp chưa thực hiện xong. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động từ các văn bản quy định mới liên quan đến thoái vốn, xác định giá trị doanh nghiệp.
Thông thường, các doanh nghiệp chưa thực hiện thoái vốn trong các năm trước sẽ tiếp tục được dồn sang thoái vốn trong năm 2019. Cho đến thời điêm này, SCIC chưa công bố danh sách các doanh nghiệp thoái vốn năm 2019, tuy nhiên, con số được dự đoán không dưới 100 doanh nghiệp. Theo các quyết định đã được phê duyệt, trong giai đoạn 2017 – 2020, SCIC phải thoái vốn tại ít nhất 136 doanh nghiệp.
Nhìn rộng hơn, số lượng doanh nghiệp phải triển khai việc thoái vốn rất lớn. Theo Quyết định số 1232 của Thủ tướng, năm 2017 thực hiện thoái vốn tại 135 doanh nghiệp, năm 2018 thoái vốn tại 181 doanh nghiệp. Vậy nhưng, số liệu của Bộ Tài chính cho biết, lũy kế đến nay mới chỉ có hơn 30 đơn vị thực hiện thoái vốn theo kế hoạch (năm 2017 có 13 đơn vị, năm 2018 có 18 đơn vị).
Thoái vốn chậm, kéo theo sự đình trệ của nhiều dự án đầu tư công bởi theo Nghị quyết 26/2016/QH14 của Quốc hội, trong giai đoạn 2016 – 2020, nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn phải đảm bảo tối thiểu 250.000 tỷ đồng nguồn vốn cho kế hoạch đầu tư công. Bởi thế, chủ trương của Chính phủ là tiếp tục đẩy mạnh thoái vốn, không giãn, hoãn thời hạn thoái vốn tại các doanh nghiệp.
Nếu cộng cả 62 doanh nghiệp thuộc diện phải thoái vốn năm 2019 theo Quyết định 1232 và những doanh nghiệp chưa thực hiện thoái vốn trong năm 2017 – 2018 thì số lượng doanh nghiệp cần thoái vốn trong năm 2019 lên tới hơn 300 doanh nghiệp.
Trao đổi với báo giới mới đây, ông Nguyễn Hồng Long, Phó trưởng ban ổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn tới chậm trễ thoái vốn thời gian qua là các văn bản quy định mới liên quan đến thoái vốn, xác định giá trị doanh nghiệp được ban hành, cần có thời gian để đi vào cuộc sống. Bên cạnh việc tiếp tục hướng dẫn thực thi các quy định mới, Chính phủ đã giao Bộ kế hoạch ầu tư chủ trì tiếp nhận tổng hợp các ý kiến phản ánh vướng mắc liên quan đến thoái vốn, dự kiến trong quý II năm nay, Chính phủ sẽ ban hành các văn bản gỡ khó cho những vấn đề này.
Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định thời hạn các doanh nghiệp thuộc diện bàn giao vốn sang SCIC theo Quyết định số 1232/Q-TTg cũng như các doanh nghiệp chưa thoái vốn giai đoạn 2016 – 2018 phải hoàn tất chuyển giao sang SCIC để thực hiện thoái vốn, cổ phần hóa trước 31/3/2019.
Doanh nghiệp chuyển giao vốn về SCIC có thể được thoái vốn ngay hoặc cũng có thể được tổng công ty này tái cơ cấu để doanh nghiệp tốt hơn trước khi đưa ra thị trường thoái vốn. Số liệu từ SCIC cho biết, đến nay, Tổng công ty đã thoái vốn tại 995 doanh nghiệp (trong đó bán hết 892 doanh nghiệp, bán bớt 84 doanh nghiệp và bán quyền mua tại 19 doanh nghiệp), thu về số tiền trên 47.000 tỷ đồng, gấp 4,2 lần giá vốn (gần 11.100 tỷ đồng).
Thực tế thoái vốn vừa qua của SCIC cho thấy, khi các đợt thoái vốn của doanh nghiệp có tiềm năng được thông tin rộng rãi, cơ hội đầu tư vào những doanh nghiệp này được mổ xẻ, phân tích kỹ, sẽ có nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tham gia, nhất là khi SCIC thực hiện theo phương thức bán cả lô. Tổng công ty đang nghiên cứu để có thể đưa vào áp dụng phương thức bán dựng sổ.
Ngày 11/4/2019, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 21/2019/TT-BTC hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 3/6/2019.
Phương thức dựng sổ để bán cổ phần là một phương thức phổ biến trên thế giới. Với phương thức này, tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ đứng ra quảng bá, thăm dò nhu cầu mua của nhà đầu để dựng sổ, xác định giá phát hành sao cho sát nhất với nhu cầu của thị trường.
Huy Nguyên
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Eximbank "ngụp lặn" trong nợ xấu tại VAMC
Theo BCTC quý I/2019 của Eximbank, ngân hàng này còn 5.462 tỷ đồng nợ xấu tại VAMC, trong đó đã trích lập dự phòng 2.129 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) vừa công bố báo cáo tài chính qúy I/2019 với lợi nhuận trước thuế sụt giảm 37,5% so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 350 tỷ đồng dù được hoàn nhập gần 7 tỷ đồng chi phí dự phòng.
Sự sụt giảm lợi nhuận này chủ yếu đến từ chênh lệch ở khoản mục thu nhập góp vốn mua cổ phần. Cụ thể, trong quý I/2018, ngân hàng có khoản thu đột biến hơn 500 tỷ đồng từ việc thoái vốn khỏi Sacombank, trong khi quý I năm nay thu nhập từ góp vốn mua cổ phần chỉ đạt 1,5 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 3/2019, tổng tài sản của Eximbank đạt 150.715 tỷ đồng, giảm 1,3% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng giảm 2,9% xuống mức 99.944 tỷ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 2,8% đạt 122.019 tỷ đồng.
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng kém khả quan hơn, có lãi đạt 23 tỷ, giảm 60% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động khác giảm 19%, chỉ đạt 38 tỷ đồng.
Trong khi đó, thu nhập lãi thuần tăng 24,3% đạt 829 tỷ đồng. Hoạt động dịch vụ có lãi 79 tỷ, tương đương với mức cùng kỳ. Hoạt động mua bán chứng khoán có lãi 46 tỷ, trong khi cùng kỳ bị lỗ 24 tỷ.
Chi phí hoạt động tăng nhẹ 6,1% lên mức 674 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Eximbank đạt 343 tỷ, giảm 51,8%.
Kết thúc quý I, nợ xấu của Eximbank ghi nhận 1.895 tỷ đồng, giảm 25 tỷ so với đầu năm. Tuy nhiên, do tổng dư nợ cho vay sụt giảm nên tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của ngân hàng vẫn tăng từ mức 1,85% lên 1,88%.
Ngoài ra, Eximbank cũng còn 5.462 tỷ đồng nợ xấu tại VAMC, trong đó đã trích lập dự phòng 2.129 tỷ đồng.
Năm 2019, ngân hàng dự kiến tổng tài sản 18,6% đạt hơn 181 nghìn tỷ đồng; huy động vốn tăng 21% và dư nợ cấp tín dụng tăng 11%; tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 2%.
Ngân hàng đặt 2 mục tiêu về lợi nhuận, trong đó lợi nhuận trước khi phải trích lập bổ sung dự phòng trái phiếu VAMC là 2.000 tỷ đồng còn lợi nhuận trước thuế là 1.077 tỷ.
Trước đó trong năm 2018 ngân hàng đã phải điều chỉnh giảm gần một nửa lợi nhuận như trong báo cáo tài chính 2018 chưa kiểm toán, từ mức 1.737 tỷ về 827 tỷ do phải trích lập dự phòng rủi ro bổ sung.
Từng là một ngân hàng nằm trong top đầu nhóm thương mại cổ phần tư nhân nhưng nhiều năm gần đây tình hình kinh doanh của Eximbank lại có xu hướng thụt lùi. Theo giới quan sát, sự trì trệ này của ngân hàng một phần đến từ sự bất đồng giữa các nhóm cổ đông lớn và nội bộ HĐQT.
Trong một diễn biến mới đây, Eximbank đã không thể tổ chức đại hội cổ đông theo kế hoạch do chỉ có hơn 57% số cổ đông có quyền biểu quyết tham dự, không đủ túc số theo quy định.
Như Thương Gia đã đưa tin, từ tháng 2/2019 vấn đề nhân sự cấp cao ở Eximbank cũng như các nhóm cổ đông lớn không có sự đồng thuận lại tiếp tục nhận được sự quan tâm của thị trường tài chính.
Cụ thể, chiếc ghế nóng chủ tịch HĐQT của ngân hàng bị đổi chủ nhưng sau đó lại bất thành do tòa án có phán quyết dừng khẩn cấp tạm thời đối với việc thay đổi chủ tịch sau khi ông chủ tịch cũ là Lê Minh Quốc có đơn kiện. Ông Quốc cho rằng việc thay đổi chủ tịch HĐQT và việc HĐQT thành lập Uỷ ban độc lập là sai quy định.
Sau đó, được biết các thành viên trong Hội đồng quản trị của ngân hàng này đã có vài lần yêu cầu ông Lê Minh Quốc triệu tập cuộc họp về các vấn đề liên quan đến nội bộ Hội đồng quản trị, nhưng ông Quốc không triệu tập theo quy định.
Nhóm cổ đông lớn nhất của ngân hàng là SMBC của Nhật đã có công văn kiến nghị ông Quốc về việc "Uỷ ban độc lập thuộc HĐQT đã nhận định được một số vấn đề tồn tại và đưa ra các kiến nghị khắc phục nhằm gia tăng hiệu quả quản trị tại Eximbank. Các vấn đề đã được nhận định và kiến nghị khắc phục cần thông tin tới tất cả các cổ đông để cổ đông đóng góp và ý kiến", và SMBC cũng yêu cầu HĐQT đưa vào chương trình nghị sự của đại hội cổ đông để tất cả các cổ đông bỏ phiếu tín nhiệm hoặc không tín nhiệm với các thành viên HĐQT. Tuy nhiên ông Quốc đã từ chối các yêu cầu này.
Ngay sau đó, phía Ban kiểm soát của Eximbank đã có báo cáo lên cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước. Văn bản nêu rõ, việc ông Quốc tự ý trả lời 9 thành viên Hội đồng quản trị và toàn bộ Ban kiểm soát về việc không đưa nội dung mà SMBC đề nghị đưa vào chương trình nghị sự đại hội, mà không lấy ý kiến các thành viên HĐQT là sai quy định.
Theo thuonggiaonline.vn
Điểm danh loạt công ty điện thuộc EVN sẽ thoái vốn nhà nước Hàng loạt công ty điện thuộc hệ thống của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ được thoái vốn trong năm nay. EVN sẽ thoái vốn tại một loạt công ty trong hệ thống. Ảnh minh họa EVN cho biết, trong quý 2/2019 sẽ phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ ngành để...