Mua táo mèo về chưa kịp dùng đã mất, người đàn ông “tá hoả” biết được nguyên do sau khi mang xe máy đi bảo dưỡng
Nếu không đem xe đi bảo dưỡng thì có lẽ người đàn ông sẽ chẳng hiểu nổi vì sau số táo mèo trong nhà cứ biến mất một cách khó hiểu.
Không khó để bắt gặp trên mạng xã hội những clip chuột làm tổ, kéo theo rất nhiều rác, túi nilon, đồ ăn thừa vào khoang động cơ của xe máy.
Mới đây, một tài khoản đăng tải clip với nội dung: “Lí do mất bình rượu táo mèo là đây, chuột gì mà nghiện” . Theo đó khi mang xe máy đi bảo dưỡng, chủ xe vô cùng ngạc nhiên khi thợ kéo ra hàng trăm quả táo mèo khô bị mắc kẹt bên trong.
Lí do mất bình rượu táo mèo là đây chuột gì mà ngiện #hottiktok???? #rượuhoaquả
Chủ xe hốt hoảng khi thấy vật thể lạ bên trong động cơ xe máy của mình
Mở phần động cơ của chiếc xe này ra, rất nhiều quả táo mèo đã khô, vỡ vụn ở trong mọi ngóc ngách. Phải mất một lúc mới có thể lấy hết ra được.
Chuột đã làm “tổ” táo mèo khô ở trong xe máy của gia chủ
Chỉ sau vài giờ đăng tải, đoạn clip đã thu hút hơn 10 nghìn lượt thích và hàng trăm bình luận. Phần lớn cư dân mạng đồng cảm, khuyên chủ xe nên đặt bẫy chuột ở nhà để không xảy ra trường hợp tương tự nữa.
“Mình cứ tự tin nhà không có chuột, trước đem xe đi bảo dưỡng thì phát hiện bên trong có cả 1 bữa tiệc đồ ăn luôn” – tài khoản Thanh Bình chia sẻ.
“Thử đổi chỗ để xe đi anh ơi chứ thể nào cũng có lần sau đấy” – tài khoản Bình An bình luận.
“Giờ chuột còn nghiện cả rượu táo mèo nữa à?” – tài khoản Duy Khương hài hước viết.
Có nên tự ngâm rượu bằng thảo dược?
"Khi chúng ta uống rượu ngâm thảo dược, dù là thuốc thực sự, được các bác sĩ y học cổ truyền chính thống kê đơn, rủi ro vẫn rất lớn", bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo.
Hiện trên thị trường, đặc biệt ở các khu du lịch, xuất hiện khá nhiều sản phẩm được những người trong trang phục dân tộc giới thiệu là đặc sản núi rừng gồm nhân sâm, ba kích, táo mèo, chuối hột...
Theo lời giới thiệu của người bán, việc uống rượu ngâm các sản phẩm này sẽ mang lại nhiều lợi ích như bồi bổ sức khỏe, trị đau lưng, tăng cường sinh lý...
Tác dụng?
Theo đại tá, lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội), mỗi vị thuốc đều có tác dụng, tính, vị, quy, kinh khác nhau. Khi vào lục phủ ngũ tạng, chúng cũng tác động theo cách khác nhau.
Đa phần người bán hàng không qua đào tạo, thường phóng đại tác dụng của chúng. Tuy nhiên, tính năng, tác dụng của từng vị thuốc thường được quảng cáo thường chỉ đúng một phần và rất khó tin tưởng.
Ẩn quảng cáoBạn sẽ không thấy quảng cáo này nữaBáo xấu quảng cáoHãy cho biết quảng cáo này có vấn đề gì
Ngoài ra, trong quá trình bào chế, các lương y, bác sĩ thường phải chọn lựa rất kỹ lưỡng, rửa sạch, sấy diêm sinh..., cùng nhiều công đoạn khác nhau, tỷ lệ ngâm cũng cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
Đại tá, lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, khuyên người dân không nên mua các loại thảo dược bên ngoài về tự ý ngâm rượu. Ảnh: Hoàng Hiệp.
"Khi tự mua thảo dược ngâm rượu, chúng ta khó có thể chắc chắn về nguồn gốc. Chất lượng không đảm bảo, tỷ lệ ngâm cũng không đúng có thể gây phản ứng tiêu cực với cơ thể. Bên cạnh đó, liều lượng trong quá trình ngâm tẩm các loại cây cũng khác nhau, nhiều vị thuốc còn có độc tính cao. Một số trường hợp dùng không đúng liều lượng, uống nhầm loại thảo dược chứa độc tính gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong", lương y Minh khuyến cáo.
Ông lấy ví dụ về sản phẩm được sử dụng rất phổ biến hiện nay là ba kích. Cây ba kích có tên gọi khác là ruột gà. Nguyên tắc khi sử dụng loại cây này là rửa sạch, bỏ lõi, sau đó sấy khô và ngâm tẩm. Loại thảo dược này có tác dụng chính là kích thích thần kinh, hỗ trợ tiêu hóa và bồi bổ chức năng thận. Tuy nhiên, nếu để nguyên lõi, chúng có thể mang một số độc tố.
Ngoài ra, rượu ngâm ba kích thường được đồn đại và quảng cáo giúp tăng cường sinh lý đàn ông, kéo dài hoạt động "giường chiếu". Lương y Minh giải thích: "Quan niệm này hoàn toàn sai bởi ba kích chỉ có thể hỗ trợ, tăng cường chức năng thận chứ không thể mang đến tác dụng như lời đồn".
Nguy cơ tiềm ẩn
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhận định: "Khi chúng ta uống rượu ngâm thảo dược, dù là thuốc thực sự, được các bác sĩ y học cổ truyền chính thống kê đơn, rủi ro vẫn rất lớn".
Nguyên nhân là rượu có tính chất gây nghiện. Người uống rượu thuốc rất dễ tăng liều, dẫn đến lạm dụng và nghiện. Việc sử dụng rượu thuốc có thể biến một người bình thường thành nghiện rượu, bất kể loại rượu đó ngâm thảo dược hay loại thuốc nào.
Vấn đề thứ 2 đến từ các thành phần thảo dược ngâm rượu. Theo tiến sĩ Nguyên, người uống thuốc phải có bệnh. Bệnh nhân dù uống rượu thuốc để chữa bệnh cũng phải được thăm khám, bắt mạch, chẩn đoán, từ đó sử dụng theo đơn với liều lượng, loại thảo dược phù hợp. Các loại thuốc này chỉ dùng trong một khoảng thời gian nhất định, không thể uống kéo dài. Nguyên nhân là bất cứ loại thuốc nào dùng dài cũng sẽ gây tác dụng phụ.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Quốc Vương.
Một rủi ro khác là thói quen mời rượu của người dân. Rượu ngâm thảo dược, rượu thuốc chỉ dành cho người bị bệnh, phác đồ điều trị nêu rõ liều lượng uống bao nhiêu chén mỗi ngày, vào thời điểm nào. Tuy nhiên, chúng ta lại mang rượu cho mọi người uống. Thói quen này gây ra nhiều nguy cơ về sức khỏe như dị ứng, tác dụng phụ không mong muốn...
"Rõ ràng, người dân đang tự ý ngâm và uống rượu thuốc sai cách. Việc sử dụng một hợp chất như vậy, dù đúng là thuốc, mang đến nguy cơ về sức khỏe rất lớn do không đúng bệnh, đúng liều", bác sĩ Nguyên khẳng định.
Vị chuyên gia này nêu một số ví dụ về trường hợp ngâm rượu với mã tiền, củ ấu tàu, thậm chí hoa anh túc... Những sản phẩm này mang đến cảm giác lạ, thôi thúc con người uống thử.
Tại Trung tâm Chống độc, rất nhiều trường hợp uống rượu ngâm thảo dược đã ngộ độc, nhập viện trong tình trạng loạn nhịp tim, co giật, mờ mắt, kích thích, hoang tưởng, ảo giác, nặng hơn là viêm gan, suy thận, thậm chí tử vong.
Đồng tình với quan điểm này, lương y Minh cho hay: "Việc ngâm rượu với thảo dược phải có bài thuốc, tỷ lệ nhất định chứ không thể pha trộn tùy tiện. Tôi từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân uống rượu tự ngâm với liều lượng quá nhiều gây dị ứng, mẩn ngứa, thậm chí co giật và phải ngay lập tức chuyển tới bệnh viện cấp cứu".
Chuyên gia này nhận định việc uống rượu thuốc đúng liều lượng có thể mang tới một số tác dụng tốt như khí huyết lưu thông, giảm căng thẳng. Tuy nhiên, nhiều người hiện uống quá nhiều, lạm dụng và gây những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
'Chảy nước miếng' với các món ngon từ táo mèo ai cũng mê Nhiều người nghĩ thứ quả này chát sẽ không ăn được, nhưng nếu bạn biết chế biến một số món ngon từ táo mèo sẽ bị 'nghiện' luôn đấy. Không chỉ ngon miệng, trong Đông y, táo mèo còn được biết đến với cái tên sơn trà. Loại quả này có tác dụng hạ huyết áp nhờ làm giãn mạch ngoại vi. Nó...