Mua smartphone cho CSGT truy xe chính chủ: Tiền đâu?
Đó là câu hỏi PV đặt ra khi trao đổi với Đại tá Đào Thanh Hải, Phó GĐ Công an TP.Hà Nội.
CSGT lập biên bản trường hợp người đi xe máy vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Ảnh: Tạ Tôn
Đó là câu hỏi Báo Giao thông đặt ra khi trao đổi với Đại tá Đào Thanh Hải, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội về chủ trương trang bị thiết bị điện tử như smartphone (điện thoại thông minh), máy tính bảng cho CSGT kiểm tra xử phạt xe máy không sang tên đổi chủ (Báo Giao thông đã thông tin). Tuy nhiên, Đại tá Đào Thanh Hải cho biết, công an chỉ là lực lượng thực thi nhiệm vụ, còn việc trang bị như thế nào, loại thiết bị nào, bao nhiêu tiền là do thành phố quyết định.
Trong khi đó, bà Phạm Lan Tú, Giám đốc Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội cũng cho biết: “Đó mới là chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Công nghệ thông tin thành phố ngày 26/11 vừa qua, chứ thành phố chưa giao hay phân công cụ thể cho cơ quan, đơn vị nào chủ trì. Khi nào họp bàn, có kế hoạch cụ thể chúng tôi sẽ cung cấp để tuyên truyền ngay”.
Trao đổi với Báo Giao thông, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an) cho rằng, xu hướng của các nước trên thế giới là áp dụng CNTT để kết nối đồng bộ nhiều cơ sở dữ liệu. Ví dụ, có nước không cần dùng đến thẻ căn cước công dân mà ngay trên GPLX của họ đã có mã số định danh, họ chỉ cần vào đó là kết nối được tất cả cơ sở dữ liệu, xác minh được thông tin cần thiết ngay.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ở nước ta, hiện các cơ sở dữ liệu chưa đồng bộ nên nếu áp dụng thí điểm chắc sẽ có vướng mắc, bất cập và một số vấn đề phát sinh. “Nhưng việc này lại là xu hướng của thế giới nên chúng ta không thể đi ngược lại. Những bước đi đầu tiên chắc chắn có khó khăn nhưng chúng ta nên ủng hộ, vừa thí điểm vừa tính toán, nếu hiệu quả thì tiến tới triển khai nhân rộng, vì việc áp dụng CNTT sẽ giúp giải phóng sức lao động của con người, bên cạnh đó cũng giảm bớt sự phiền hà, tạo sự tiện dụng cho người dân nhiều hơn”, Thiếu tướng Quân nói.
Trong khi đó, chuyên gia giao thông Thân Văn Thanh lại cho rằng: “Việc thí điểm là không cần thiết, vì nghiệp vụ điều tra xác minh là của lực lượng chuyên ngành. Hơn nữa, nhiệm vụ chính của CSGT là trong công tác TTKS, hướng dẫn giao thông, góp phần kiềm chế tai nạn và xử lý vi phạm hành chính thông thường. Theo tôi, không nên đi quá sâu, ôm đồm quá”.
Theo Hoài Thu – Văn Huế (Báo Giao thông)
Không được phép dừng xe chỉ để kiểm tra chính chủ
"Việc xử phạt xe không chính chủ chỉ được thực hiện qua công tác điều tra, giải quyết các vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng hoặc thông qua công tác đăng ký xe. Cảnh sát không được phép chỉ dừng xe để kiểm tra, xử phạt lỗi này" - thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT Hà Nội cho biết.
CSGT không được phép dừng xe chỉ để phạt lỗi không chính chủ. Ảnh: Nguyễn Hoàn
Mượn, thuê xe không bị phạtCục CSGT - Bộ Công an vừa chỉ đạo Phòng CSGT các tỉnh, thành phố thông báo cho cơ quan đăng ký xe tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục sang tên di chuyển xe môtô 2 bánh, xe môtô 3 bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) đã đăng ký, chuyển nhượng qua nhiều chủ nhưng không có chứng từ chuyển nhượng hoặc chứng từ chuyển nhượng không đầy đủ, thực hiện đến ngày 31/12/2016. Trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng phải giải quyết trước ngày ra quân xử phạt.
Trao đổi với PV chiều 28/11, thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT Hà Nội, cho biết cảnh sát áp dụng xử phạt, trường hợp xe chưa sang tên Chính chủ theo quy định kể từ ngày 1/1/2017. "Vi phạm này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên hoặc thông qua công tác đăng ký xe. Cảnh sát không được phép chỉ dừng xe để xử phạt lỗi không chính chủ" - ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, chủ xe máy, mô tô có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo quy định tại Bộ luật Dân sự. Nghị định 46 chỉ quy định về việc xử phạt đối với chủ phương tiện (tức chủ sở hữu) do đó người điều khiển đi mượn, thuê phương tiện sẽ không bị xử phạt khi điều khiển xe. Đối với các trường hợp có hành vi gian dối về việc mượn phương tiện nhưng thực chất là xe chính chủ nhưng chưa làm thủ tục sang tên sẽ bị xử phạt theo quy định.
Xe máy là tài sản có giá trị đối với mỗi người. Việc hoàn tất thủ tục sang tên, đổi chủ là quyền đảm bảo, xác nhận tài sản hợp pháp của mọi người trước pháp luật tránh được những tranh chấp không đáng có, cũng như giúp đỡ cơ quan chức năng trong công tác quản lý, điều tra, giải quyết các vụ việc liên quan đến phương tiện mô tô, xe máy.
"Đối với các vụ trộm cắp, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông qua biển kiểm soát, đặc điểm phương tiện, lực lượng công an sẽ có căn cứ để xác minh, điều tra, sớm xác định đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội. Hiện nay hệ thống camera giám sát của Phòng CSGT được lắp đặt ở hầu hết các nút giao trọng yếu hỗ trợ tốt trong công tác xử lý vi phạm, nhận diện biển số chính chủ và xác định tính liên quan cho cơ quan điều tra. Còn các phương tiện là vật chứng các vụ án nhưng chủ phương tiện không làm thủ tục đăng ký sang tên sẽ khiến quá trình điều tra bị hạn chế thông tin, tài liệu", ông nói.
Trao đổi với báo chí trước đó, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó cục trưởng Cục pháp chế (Bộ Công an) cho biết, khi phương tiện gặp tai nạn, lúc đó cảnh sát mới xác minh nguồn gốc xe. Nếu phương tiện đã qua mua bán, cho tặng, thừa kế mà chủ sở hữu chưa làm thủ tục sang tên đổi chủ theo thời hạn quy định thì mới bị phạt. Các trường hợp mua bán, cho tặng, thừa kế đều phải sang tên, đổi chủ kể cả quan hệ ruột thịt. Còn đi mượn xe, dù ngắn hay dài hạn cũng không cần phải làm thủ tục sang tên đổi chủ.
Hồ sơ sang tên đổi chủ cần những gì?
Thông tư 15 Bộ Công an ban hành có hướng dẫn chi tiết thủ tục đăng ký sang tên đổi chủ với trường hợp đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều lần cho người đang sử dụng với các trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ.
Theo đó, nếu người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu của người đứng tên trong đăng ký và chứng từ chuyển quyền sở hữu của người bán cuối cùng thì cần làm hồ sơ gồm: Giấy đăng ký sang tên, di chuyển xe có cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký; xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú; Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe; Giấy chứng nhận đăng ký xe.
Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe cần bổ sung chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký và chứng từ chuyển quyền sở hữu của người bán cuối cùng.
Nghị định 46 chỉ quy định về việc xử phạt đối với chủ phương tiện (tức chủ sở hữu) do đó người điều khiển đi mượn, thuê phương tiện sẽ không bị xử phạt khi điều khiển xe. Đối với các trường hợp có hành vi gian dối về việc mượn phương tiện nhưng thực chất là xe chính chủ nhưng chưa làm thủ tục sang tên sẽ bị xử phạt theo quy định.
Điều 30 Nghị định 46: Từ 1/1/2017, phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 -400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, điều chuyển, thừa kế tài sản là xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô.
(Theo Kenh14 News)
Lãnh đạo CSGT Hà Nội trả lời về quy định xử phạt xe không chính chủ Liên quan đến quy định xử phạt xe không chính chủ, sáng 21-11, Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP Hà Nội cho biết, đi xe không chính chủ không bị dừng xe để phạt từ ngày 1-1-2017, chỉ bị phạt khi đi làm thủ tục hay vi phạm giao thông. Trước những băn khoăn...