Mùa rong mơ tựa như cánh đồng vàng dưới biển Quy Nhơn
Hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 7, tại vùng biển xã Nhơn Hải ( Quy Nhơn, Bình Định) tựa như một cánh đồng chín vàng dưới đáy.
Từ trên cao nhìn xuống, một vùng nước rộng lớn ngập trong sắc vàng của rong mơ.
Nằm cách trung tâm TP. Quy Nhơn khoảng 20km, làng chài Nhơn Hải từ lâu nổi tiếng với bãi biển nước trong xanh, nhiều đảo nhỏ, bãi đá ngầm, san hô và thảm thực vật… được bảo tồn nguyên vẹn.
Từ tháng 5 đến tháng 7, các nhiếp ảnh gia lại tìm về đảo Hòn Khô, thuộc làng chài Nhơn Hải để “săn rong mơ”.
Rong mơ có tên khoa học là Sargassum. Chúng sống bám vào các rạn san hô, đá ngầm. Khi cây rong mơ dài thì sẽ nổi trên mặt nước. Và khi có nhiều cây như vậy thì sẽ tạo được những bãi rêu vàng óng ánh trên mặt biển.
Đặc biệt, mùa hè là thời điểm đẹp nhất để du khách thưởng ngoạn cảnh đẹp ở biển Hòn Khô. Đây là điểm rong mơ xuất hiện nhiều nhất trong năm. Khi thủy triều xuống, cánh đồng rong mơ vàng óng, lúc ẩn lúc hiện dưới làn nước biển xanh trong vắt, đẹp mê hoặc lòng người.
Những nhánh rong dài tràn lên mặt nước, tạo nên cánh đồng màu vàng ươm dập dềnh tựa miền cổ tích làm say lòng người.
Theo một ngư dân vùng biển Nhơn Hải, rong mơ tại đây nở rộ vào cuối tháng 5 và kết thúc vào tháng 7. Giúp tạo hệ sinh thái cho các sinh vật biển về sinh đẻ và sinh trưởng. Vì vậy, chính quyền có ra lệnh cấm khai thác rong mơ để bảo vệ hệ sinh thái. Người dân chỉ được khai thác thủy sản ở khu vực này bằng thúng đôi.
Rong mơ là một món quà của thiên nhiên, đất trời dành cho vùng biển Quy Nhơn. Người dân thường khai thác hải sản ở khu vực này bằng thúng đôi để dễ bung lưới.
Video đang HOT
Vào mùa rong mơ phát triển, nhiều loại sinh vật biển tập trung về đây trú ngụ trong những đám rong chằng chịt tạo nên hệ sinh thái biển trù phú. Những vùng rong mơ rộng lớn dưới biển là nơi trú ngụ, sinh sản của nhiều loài sinh vật biển, trong đó có loài rất giá trị như tôm hùm, cá mú, cá hồng…
Ngoài thúng đôi, ngư dân còn đánh bắt bằng thúng đơn ở nơi rong thưa hơn.
Chính rong mơ cũng tạo nguồn thu nhập cho bà con làng chài khi khai thác đúng quy định, hướng dẫn của địa phương.
Từ 15h, khi thủy triều dần rút, những dải rong mơ hiện ra óng ánh dưới nắng. Chiếc thúng bung lưới ra bốn phía tạo hình giống chiếc váy màu xanh trên thảm rong.
Theo ông Nguyễn Tôn Xuân Sáng, tổ trưởng Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải, lượng khách đến Hòn Khô dịp hè đang tăng dần, nhất là vào mùa rong mơ về. Trải nghiệm lặn biển ngắm san hô và rong mơ là hoạt động du khách không thể bỏ qua khi đến đây thời gian này.
Lặn dưới đáy biển giữa rừng rong mơ là hoạt động yêu thích của một số du khách và người dân địa phương.
“Các hoạt động lặn biển của du khách luôn được các thành viên Tổ bảo vệ tuyên truyền, nhắc nhở để không ảnh hưởng đến vùng rong mơ, đặc biệt là vùng lõi có rạn san hô được chính quyền giao quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt”, ông Sáng nói.
Mùa rong mơ nở đồng nghĩa với việc nhiều loại cá, mực, tôm tập trung về trú ngụ tạo nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đảo Hòn Khô từ việc đánh bắt thủy sản, bán cho các nhà hàng chế biến, phục vụ du khách.
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, cho hay khu vực rong mơ thuộc diện tích được UBND TP. Quy Nhơn khoanh vùng để bảo vệ. Mục đích để bảo tồn các loài thủy sản ven bờ vào mùa sinh sản.
Việc quản lý do Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải thực hiện, với diện tích gần 13ha được khoanh vùng, bao gồm vùng đệm và vùng lõi.
Khi thủy triều xuống, biển êm, nhiều du khách chọn chèo SUP ra biển ngắm rong. Cảnh quan tự nhiên hoang sơ, người dân chất phác, giản dị, không khí trong lành, nhiều hoạt động vui chơi, nơi đây hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước đến đây trải nghiệm hoạt động du lịch xanh.
Chèo SUP đón bình minh phù hợp cho các nhóm bạn trẻ thích các hoạt động thể thao năng động.
Chèo thuyền trên mặt biển yên bình, ngắm nhìn những cụm rong mơ dập dìu trong nước hay cảm giác đắm mình vào làn nước trong xanh, bơi lượn cùng những đàn cá nhiều màu sắc, xen vào những đám rong vàng cùng những rạn san hô tuyệt đẹp sẽ để lại cho du khách ấn tượng khó quên.
Cột mốc A9 giữa mênh mông biển trời Bình Định
Giữa mênh mông biển trời, những cột mốc A9 (TP Quy Nhơn, Bình Định) là điểm đánh dấu chủ quyền trên vùng biển Việt Nam.
Cột mốc A9 nằm trên Hòn Ông Căn (thuộc xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, Bình Định).
Hòn Ông Căn nằm trong cụm đảo Hòn Cân. Đây là điểm xa nhất trong tam giác ba cụm đảo Hòn Sẹo - Hòn Cỏ - Hòn Cân trên vùng biển Nhơn Lý. Nhìn từ xa, cụm đảo Hòn Cân là một dải nối liền, như một con thú đang nằm xoài ra biển mà phần đầu chính là Hòn Ông Căn.
Cột mốc A9 cách cột mốc A8 tại mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 140 km về phía Nam và cách cột mốc A10 trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 170 km về phía Bắc.
Hai đầu cột mốc A9 là điểm tọa độ quốc gia do Cục Đo đạc & Bản đồ Việt Nam và Tổng cục Địa chính (Bộ Tài nguyên và Môi trường) xây dựng vào tháng 6/2017, mang số hiệu DH09. Hòn Ông Căn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chiều rộng lãnh hải Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Bên trên cả 4 phía cột mốc là hình Quốc kỳ, bên dưới là hình đất nước trên nền trống đồng. Riêng mặt phía Đông còn có thêm các thông số về điểm cơ sở A9.
Xung quanh Hòn Ông Căn có rất nhiều đá ngầm, sóng lớn và những vách núi cao dựng đứng. Người dân, du khách chỉ có thể cập bờ bằng ca nô lúc sóng êm biển lặng. Ngày sóng to gió mạnh phải đi ghe, rồi dùng thuyền thúng lựa theo con sóng lớn để cập sát vào bờ và phải rời đảo trước 16h.
Đường lên cột mốc A9 có bốn mặt sóng vỗ, vách núi dựng đứng nên để tiếp cận nếu không có sự hỗ trợ của ngư dân giàu kinh nghiệm. Lối lên cột mốc đã xây thành bậc tam cấp có khoảng 20 bậc thang, mỗi bậc thang cách nhau khoảng 50 cm, có bậc thang đến 60 cm.
Người dân Bình Định và du khách đã tỏ rõ niềm tự hào khi được tận mắt thấy cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa biển khơi.
Trong số 12 điểm nối theo đường cong chữ S hướng về biển, ngoại trừ điểm cơ sở A8 tại mũi Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên), các điểm đến đều nằm trên các hòn đảo. Bởi vậy, để đặt chân tới các điểm cơ sở, ngoài các thủ tục cần thiết, có khi còn cần thêm cả sự may mắn của thời tiết.
Làng chài Bãi Xếp xinh đẹp bên bờ biển Quy Nhơn Bãi Xếp Quy Nhơn nổi tiếng với khung cảnh làng chài bình dị và vẻ đẹp hoang sơ của biển xanh, cát vàng, mỏm đá nhấp nhô. Đôi nét về Bãi Xếp Quy Nhơn Cùng với Eo Gió, Kỳ Co hay Hòn Khô, Bãi Xếp là địa điểm du lịch nổi tiếng hàng đầu ở Quy Nhơn. Bãi Xếp còn được biết đến...