Mùa phượng vĩ cuối cùng
Cả hai cùng thi đỗ vào đại học, tuy khác trường nhưng hai đứa thuê trọ ở gần nhau. Tình yêu chắp cánh cho họ bay lên vượt qua từng thử thách trong cuộc sống.
Ảnh minh họa
Tiếng ve kêu ra rả báo hiệu mùa hè đã đến. Ngoài kia từng chùm hoa phượng nở rực đỏ như màu lửa thắp sáng cả sân trường. Loan cố tung chăn vùng dậy, đến bên ô cửa sổ ngước mắt nhìn lên bầu trời xanh trong bao la, từng làn mây trắng lững lờ, lãng đãng trôi về phương vô định.
Tiếng trẻ thơ ríu rít nô đùa, ngày chia tay đã đến để sau ba tháng tạ từ chúng lại gặp nhau trong buổi tựu trường. Nàng xao xuyến, bâng khuâng nuối tiếc về một thời thiếu nữ mà giờ đây đã lùi vào dĩ vãng…
Loan kém Đông một tuổi nhưng lại cùng lớp cùng trường vì Đông vào lớp muộn một năm. Nhà Đông ở sát chân đồi, gần ngôi chùa Am thuộc ngoại ô thành phố. Bố Đông mất sớm do tai nạn hầm lò, giờ chỉ còn ba mẹ con, em gái Đông còn nhỏ.
Sau buổi tan trường Đông thường ra phụ đóng gạch đỡ đần cho mẹ để trang trải cuộc sống hàng ngày. Nhà Loan khá giả hơn, bố mẹ nàng có một cửa hàng vật liệu xây dựng khá to. Nàng như một tiểu thư sống trong nhung lụa, nổi trội trong đám bạn bè. Dù vậy Loan rất hồn nhiên vô tư không phân biệt sang hèn nên cũng được nhiều người yêu mến.
Biết phận mình nghèo, mẹ goá con côi Đông không dám đua đòi mà chăm chỉ làm ăn, dùi mài đèn sách, các môn học Đông đều rất giỏi. Loan vẫn thường nhờ Đông phụ đạo giúp mình. Nàng luôn vào thăm mẹ con Đông, trái tim thiếu nữ bắt đầu rung động bởi cậu học trò nghèo có gương mặt khôi ngô, thông minh và rất mực chân thành.
Mùa thi đến, từng cánh phượng hồng theo gió bay lả tả, những dòng lưu bút và những giọt nước mắt nghẹn ngào…
Cả hai cùng thi đỗ vào đại học, tuy khác trường nhưng hai đứa thuê trọ ở gần nhau. Tình yêu chắp cánh cho họ bay lên vượt qua từng thử thách trong cuộc sống. Đông không muốn phụ thuộc vào người yêu, anh đi làm gia sư cho một gia đình giàu có ở phường Dịch Vọng.
Một chiếc xe đạp chở người yêu đi chơi, tình yêu tròn đều như bánh xe lăn. Vậy mà lòng người bỗng dưng thay đổi, lần ấy Đông chở nàng đi chơi xe bị hỏng hai đứa đành dắt bộ. Đêm ấy nằm thao thức Loan nghĩ đời mình sẽ đi về đâu, chả lẽ hạnh phúc lại là một túp lều tranh hai trái tim vàng?
Thế rồi một lần đi sinh nhật đứa bạn, một chàng trai ở trường Kiến Trúc cũng cùng dự tiệc đến làm quen nàng. Đó là Hải “bột” con trai một đại gia giàu có ở đất mỏ Hòn Gai. Hải sống rất ga lăng, tiền tiêu như nước. Những lúc lên sàn, Hải còn cắn “kẹo”, vài chai X-O bật nắp khui ra mất đôi ba triệu đối với Hải chỉ là chuyện nhỏ.
Video đang HOT
Hải đã bị Loan hút hồn bởi đôi mắt tuyệt đẹp của nàng. Hải tìm cách xin số điện thoại rồi tìm đến phòng trọ thăm hỏi Loan luôn, đúng là đẹp trai không bằng chai mặt. Những chiều thứ bảy trong khi Đông bận với công việc gia sư thì một con SH mới cáu cạnh đỗ trước cửa phòng Loan. Cứ thế, những lọ nước hoa đắt tiền, những bộ váy áo hàng hiệu, thậm chí cả một sợi dây chuyền vàng óng được đeo trên cổ nàng.
Sáu tháng sau Loan đổ gục, nàng nhắn tin cho Đông rằng phải có nhà đẹp và công việc tốt ở thành phố thì mới có hạnh phúc.
Rồi tình yêu ấy đã phai nhạt dần, thôi thì một lần đau còn hơn khổ mãi một đời. “Đông ơi, nghĩ kỹ thì em không thể đến với anh, hãy quên và tha thứ cho em. Dù biết anh khổ đau, ngàn lần mong anh tha thứ”.
Sau năm năm đèn sách mọi người tốt nghiệp đại học, họ toả về các ngả. Vui bến mộng Loan bước lên thuyền tình cùng Hải. Mắt Đông đẫm lệ nghẹn ngào nhìn người yêu xưa vì vật chất giàu sang mà về bên tay người.
Đông xin vào làm việc ở một công ty nước ngoài với mức lương khá cao, gần ngàn đô một tháng. Anh lao vào công việc say mê nhằm quên đi một cuộc tình đã qua và một vết thương lòng rỉ máu.
Ít lâu sau do có năng lực làm việc lại chăm chỉ miệt mài Đông đã được cất nhắc đề bạt lên chức trưởng phòng. Thời gian qua đi Đông cũng tìm được bến đỗ cho mình, vợ Đông làm cùng cơ quan, kém Đông mười tuổi. Rồi họ mua được căn hộ chung cư, Đông bán nhà ở quê đưa mẹ và em gái lên để cùng vui hưởng những ngày hạnh phúc.
Một lần đi công tác tại Quảng Ninh, Đông ra công viên ngồi chơi, tận hưởng làn gió biển mơn man thổi về. Bao ký ức buồn vui cứ man mác vờn quanh, bỗng dưng có tiếng người con gái đến bên anh thỏ thẻ:
- Anh ơi, đi thư giãn với em không – giá bình dân thôi!
Đông giật bắn mình ngoái lại, trời ơi! Sao lại thế này. Loan! Có phải Loan không?
Anh nắm chặt đôi tay người đàn bà, nàng vùng mạnh hất tay Đông ra rồi chạy thật nhanh, khuất vào bóng đêm sau lùm cây.
Loan đã rơi xuống vực thẳm của cuộc đời, sau khi lấy Hải gã không cho Loan đi làm bắt ở nhà nội trợ. Riêng gã, gã lao vào ăn chơi, làm thất thoát tiền đầu tư vào công trình, suýt đi tù, phải đền khuynh gia bại sản.
Chán đời Hải lao vào cờ bạc, lô đề rồi cuối cùng lao vào nghiện hút. Bố mẹ Hải buôn lậu than bị bắt, mất hàng chục tỷ đồng. Bán sạch nhà cửa đất đai để trả nợ, để lại cho vợ chồng Hải một căn nhà nhỏ rồi họ bỏ đi đâu không biết.
Không biết từ bao giờ Hải bị nhiễm HIV rồi đổ bệnh cho vợ, sau bệnh chuyển sang AIDS Hải qua đời. Loan thân tàn ma dại, chán đời cũng dính vào ma tuý cùng đường, nàng phải bán thân để lấy tiền mua thuốc tiêm chích hàng ngày.
Trớ trêu thay, trái đất vẫn xoay tròn, sao Loan lại gặp lại Đông trong hoàn cảnh này, ê chề và nhục nhã. Nàng kinh hoàng không dám ngoái lại nhìn cố nhân một thời đẹp đẽ.
Sáu tháng sau Loan chuyển sang giai đoạn AIDS, nàng cố gượng đứng lên ngắm nhìn bầu trời xanh qua ô cửa nhỏ và những cánh phượng bay như máu tim nàng tan chảy. Phải chăng đây là mùa phượng vĩ cuối cùng.
Theo VNE
Tôi chẳng khác gì một người giúp việc
Tôi là người đàn bà thứ 8 của Khương. Trước tôi, 7 người đàn bà đã lần lượt bỏ ông hoặc bị ông bỏ.
"Chị phải đưa anh ấy vô bệnh viện, tôi năn nỉ chị đó. Dù sao thì ảnh cũng là cha của con chị mà..."-Liên Hương lại gọi điện giục giã. Tôi nhìn người đàn ông đang nằm trên giường. Toàn thân ông trắng toát như tấm dra trải giường. Đôi mắt ông ta nhắm nghiền, trong khi cái miệng lại há hốc thổi ra từng hơi thở mệt nhọc, đứt quãng.
Tôi nhìn kỹ khuôn mặt ông, khuôn mặt xám xịt như mặt người chết. Mà có lẽ ông đã chết rồi vì tôi không thấy lồng ngực ông đập phập phồng...Nhưng không, nhìn kỹ, tôi biết mình đã lầm. Ông ta còn sống.
Người đàn ông nằm đó là Khương, chồng tôi. Cách đây 2 tuần lễ, ông bảo đi thăm một người bạn ở Cần Giờ, tôi hỏi thăm ai thì ông không nói. Sau đó khi Liên Hương gọi điện cho tôi biết là Khương bị sốt cao, khó thở; tôi mới biết chính xác là ông đi thăm cô ta.
Mà chẳng phải thăm viếng gì. Họ bồ bịch với nhau trong khi bên ngoài cứ giả làm anh em. Tôi biết hết nhưng không thèm nói bởi từ lâu tôi cũng chán cái cảnh vợ chồng với người đàn ông đáng tuổi ông nội mình. Tôi là người đàn bà thứ 8 của Khương. Trước tôi, 7 người đàn bà đã lần lượt bỏ ông hoặc bị ông bỏ.
Tôi không cần tìm hiểu lý do đích xác của những cuộc chia tay bởi thời gian 6 năm sống với Khương, đã quá đủ để tôi biết vì sao họ không thể chung sống với ông ta, một gã đàn ông hám gái nhưng bủn xỉn. Khi về sống với Khương, ông bảo tôi: "Anh sẽ bảo đảm cho em một cuộc sống đầy đủ, chẳng cần phải làm lụng vất vả như bây giờ".
Lúc đó tôi đang là nhân viên phục vụ ở một khách sạn mà mỗi lần lên TP HCM là ông ta lại đến đăng ký phòng để nghỉ qua đêm hoặc đôi khi chỉ nghỉ trưa. Ông khoe là chủ trang trại mấy chục hecta ở Bình Dương, có mấy căn nhà mặt tiền cho thuê, chỉ riêng tiền cho thuê nhà mỗi tháng đã hơn trăm triệu; tiền bán trái cây, gia súc, gia cầm ở trang trại mỗi tháng cũng ngần ấy nữa.
Ông năn nỉ mãi nhưng tôi không đồng ý. Cho đến lần ông nghỉ qua đêm ở khách sạn và đột ngột ngã bệnh, tôi phát hiện nhờ người đưa ông đi cấp cứu, còn mình thì ở lại chăm sóc. Khi khỏi bệnh, ông cho tôi 20 triệu gọi là tạ ơn tôi đã cứu mạng. Dần dà tôi cũng xiêu lòng.
Tôi nghĩ đồng tiền mình nhận là xứng đáng chứ chẳng phải là tiền bố thí của người chồng giàu có (Ảnh minh họa)
Tôi về sống với Khương, sinh cho ông ta 2 đứa con nhưng chúng tôi vẫn chưa làm hôn thú. Lý do mà Khương đưa ra để không đăng ký kết hôn là có chút vướng mắc về thủ tục ly hôn với bà vợ đầu tiên hiện đang sống ở nước ngoài. Tuy vậy, tôi lại nghe bạn bè ông nói lại là vì tôi còn quá trẻ, ông ta sợ tôi dòm ngó tài sản của mình nên không muốn ràng buộc.
Tôi mặc kệ ông ta nghĩ sao cũng được, miễn mỗi tháng tôi có một khoản tiền kha khá để gửi về cho ba mẹ tôi ở quê. Tuy vậy, cuộc sống của tôi cũng chẳng êm đẹp như tôi vẫn tưởng. Khi tôi mang thai lần đầu tiên, ông bảo có việc lên TP HCM vài hôm. Lần đó về, tôi phát hiện mấy cái bao cao su trong túi xách của ông. Tôi hỏi thì ông tỉnh bơ: "Giải quyết tạm thời khi em bầu bì thôi mà". Tôi chết lặng người. Phải rất lâu sau tôi mới lấy lại bình tĩnh. Sau lần đó, mấy tháng tiếp theo thay vì cho tôi 3 triệu thì ông cho tôi 5 triệu như để đền bù "tổn thất tinh thần" cho tôi.
Đôi khi ngồi suy nghĩ một mình, tôi thấy thân phận mình cũng chẳng khác gì một người giúp việc. Tiếng là giàu có nhưng trong nhà mọi việc lớn nhỏ tôi phải làm; ông chỉ thuê nhân công cho công việc ở trang trại. Nhưng thậm chí cả những công việc xịt sâu, tưới nước, lượm trứng; cho gà, chim ăn... tôi cũng phải cùng làm với thợ.
Chính vì vậy, tôi nghĩ đồng tiền mình nhận là xứng đáng chứ chẳng phải là tiền bố thí của người chồng giàu có. Giả dụ ông ta thương tôi thật lòng, sống đàng hoàng, đừng bồ bịch lung tung thì có lẽ tôi cũng sẽ thương yêu ông ta dù cái chuyện đũa lệch nhiều khi cũng khiến tôi nản lòng. Thế mà ông không như vậy. Vừa tính toán nhỏ mọn, lại vừa chơi bời vô độ, coi vợ con như "con sen"- đây là từ ngữ mà ông hay nói với tôi để chỉ người giúp việc.
Bây giờ thì ông ngã bệnh nằm đó. Liên Hương bảo tôi đưa ông vô bệnh viện nhưng tôi lưỡng lự. Vô đó là tôi phải đi theo chăm sóc ông, bỏ bê hai đứa nhỏ và công việc nhà vì ông sẽ chẳng chịu để người lạ chăm sóc mình. Còn để ông ở nhà, dù tôi đã mời bác sĩ đến khám nhưng tình hình mấy hôm rồi không có chuyển biến. "Chị đưa bác vô bệnh viện sớm thì còn có hi vọng; nếu không e rằng sẽ khó qua khỏi vì đợt viêm phổi này rất nặng"- vị bác sĩ khuyên.
Tôi nhìn cái mặt xám xịt của ông. Những hơi thở nhẹ như không... Trong đầu tôi mọi thứ rất mơ hồ. Tôi nửa muốn ông khỏe lại để xem ông có để lại gì cho mẹ con tôi hay không; nhưng nửa lại muốn ông ta cứ đi luôn vì tôi đã tìm kiếm khắp nhà vẫn chẳng thấy giấy tờ, tiền bạc ở đâu.
Nghe nói mấy ngôi nhà mà ngày xưa ông "nổ" trước khi lấy tôi thật ra là của con trai ông. Chúng đứng tên sở hữu và lấy tiền cho thuê chứ ông chẳng có gì. Còn cái trang trại "bé bằng cái lỗ mũi" chứ không phải rộng mấy chục hecta như ông ta khoe hồi trước hình như cũng đứng tên một trong những bà vợ đã mất của ông. Con của bà này vừa rồi đã nộp đơn kiện cha để đòi lại đất. Bây giờ nghĩ kỹ lại hình như chẳng có gì cho tôi ngoài mấy món nữ trang mà ông tặng tôi nhân những dịp này nọ như sinh nhật, ngày chung sống, lễ phụ nữ...
Vậy thì tôi cứu ông ta làm gì? Để ông sống thêm ngày nào, tôi cực thân ngày ấy... Thế nhưng có một tiếng nói khác lại bảo rằng, dù sao thì ông ta cũng đã cưu mang mẹ con tôi suốt 6 năm qua, có lẽ tôi nên đưa ông đến bệnh viện chăng? Mà chắc gì vô đó ông có thể qua khỏi?
Càng nhìn ông, tôi càng thấm thía. Nếu ai đó có sức khỏe, có trí tuệ thì tự mình kiếm sống, đừng bao giờ dựa dẫm vào những kẻ hay khoe mẽ giàu sang bởi cái thùng rỗng thì luôn kêu to...
Theo VNE
Nỗi đau người vợ bị chồng truyền HIV Niềm vui sắp được làm mẹ của Triệu Thị Viên bỗng chốc tan thành mây khói khi chị biết mình đã nhiễm HIV. Đau đớn hơn, khi Viên biết rằng, người chồng bị bệnh đã không hề cho chị biết sự thật đó. Hận chồng vì biết bệnh vẫn giấu Triệu Minh Hải "hơi ân hận" vì giấu bệnh và lây cho vợ....