Mua ôtô cũ theo ‘kiểu mới’
Người tiêu dùng Việt Nam có thể trả góp khi mua ôtô cũ, thuê bên thứ ba kiểm định chất lượng, định giá. Dịch vụ do công ty Anycar cung cấp.
Anycar do một nhóm những người từng điều hành Hyundai Việt Nam thành lập. Mục tiêu của công ty này là hướng vào thị trường xe cũ, nơi hoạt động chưa thực sự chuyên nghiệp. Hầu hết các hợp đồng mua bán đều do thỏa thuận khiến chất lượng và giá cả không thống nhất.
“Khó khăn lớn nhất với người mua xe cũ đánh giá chất lượng còn lại và định giá. Nhưng thực tế thời gian qua, các hợp đồng mua bán chỉ dựa vào may rủi. Chúng tôi cố gắng làm khác, hoàn thiện hơn”, ông Hà Minh Tuấn, Giám đốc Anycar nói.
Anycar sẽ đóng vai trò trung gian, gom xe cũ rồi bán lại cho khách hàng tại các showroom trên toàn quốc (hiện đã có 7 showroom tại Hà Nội và Sài Gòn). Ngoài ra, khách hàng có thể bán theo hình thức ký gửi.
Chiếc Camry đời 2001 đang được rao bán giá 475 triệu đồng tại Anycar.
Video đang HOT
Theo ông Tuấn, những xe do Anycar sẽ được kiểm định về chất lượng với các thông tin nguồn gốc, quá trình sử dụng và chất lượng còn lại. Để làm được điều này, mỗi xe phải trải qua 75 bước bắt buộc. Các loại xe lắp ráp trong nước, đi dưới 50.000 km, thời hạn sử dụng dưới 5 năm sẽ được bảo hành 1 tháng hoặc 2.000 km.
Điểm được cho là hấp dẫn nhất ở dịch vụ mới này là khách hàng có thể mua trả góp cho xe cũ, với mức vay 30-50% giá trị xe. Hiện tại, thị trường ôtô cũ vẫn giao dịch theo kiểu “mua đứt-bán đoạn” nên rất khó cho những người có nhu cầu nhưng chưa đủ ngân sách.
Những mẫu xe đầu tiên đã có mặt tại các đại lý. Chẳng hạn chiếc Kia Carens đi 1.883 km, đời 2010, màu ghi sáng, số tự động, lắp ráp trong nước hiện được rao bán ở Anycar là 495 triệu (xe chưa kiểm định).
Một chiếc Santa Fe đời 2007, màu cát sa mạc, đi trên 30.000 km, máy dầu, số tự động được định giá ở 765 triệu đồng. Chiếc Hyundai Getz 1.1 số sàn, đi 20.000 km, đời 2010 giá 359 triệu đồng.
Anycar hứa hẹn sẽ mở rộng số đại lý lên 15 với sự mở rộng của thị trường xe cũ. Tại Hà Nội, đơn vị chiếm thị phần lớn nhất trong mảng này là chợ ôtô Hòa Bình.
Trọng Nghiệp
Theo VnExpess
Chưa thể công bố những trường ĐH đạt chất lượng
Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, hiện cả nước đã có 40 trường ĐH được đánh giá ngoài. Tuy nhiên đến nay Bộ vẫn chưa ra quyết định công nhận các trường này đạt tiêu chuẩn chất lượng. Vì sao?
20 trường đại học "tốp trên" được tham gia kiểm định chất lượng đợt đầu từ năm 2005 - 2008 là ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) ĐH Kinh tế quốc dân ĐH Nông nghiệp 1 ĐH Thương mại ĐH Ngoại thương ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM ĐH Nông lâm TPHCM ĐH Sư phạm TPHCM ĐH dân lập Văn Lang ĐH Kỹ thuật công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) ĐH Hàng hải ĐH dân lập Hải Phòng ĐH Vinh ĐH Sư phạm (ĐH Huế) ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) ĐH Nha Trang ĐH Đà Lạt, ĐH Cần Thơ.
Tuy nhiên, đến năm 2009, theo kết quả của Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) thì trong số 20 trường ĐH được kiểm định chất lượng, không trường nào đạt mức độ cao nhất (mức độ 3), chỉ có 16 trường đạt mức độ 2 và 4 trường ở mức độ 1.
GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, thành viên Hội đồng thẩm định, cho biết: "Kết quả kiểm định cho thấy, không có một trường ĐH nào ở Việt Nam đạt chuẩn cơ sở vật chất như nhà học, phòng thí nghiệm, giáo trình... Ví dụ ĐH Bách khoa Hà Nội là trường có thư viện điện tử đầu tiên của Việt Nam nhưng vẫn không đủ máy tính để phục vụ sinh viên. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên thìvừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Các trường mới chỉ đạt hơn 80% yêu cầu của tiêu chí. Thậm chí chỉ có 3 trường ĐH mới đạt khoảng 50-60% yêu cầu của các tiêu chí đánh giá.
Ngay thời điểm đó, Cục phó Cục Khảo thí và KĐCLGD Phạm Xuân Thanh cho biết, theo hệ thống tiêu chí kiểm định của Bộ GD-ĐT, cấp độ 1 rất dễ đạt nhưng cấp độ 3 lại rất khó. Trung bình 2-3 năm là trường có thể đạt được 1 cấp độ và chừng 10 năm là đạt được cấp độ cao nhất và có thể kiểm định ở cấp độ quốc tế. Việc không trường nào đạt được cấp độ 3 là do các trường chưa nỗ lực đến mức đó. Bộ sẽ có cơ chế khuyến khích các trường đạt cấp độ cao hơn".
Do vậy, 20 trường ĐH tốp đầu tham gia kiểm định vẫn chưa được Bộ công bố kết quả kiểm định. Sau đó, có thêm 20 trường ĐH tiếp tục tham gia công tác kiểm định đã hoàn thành được công tác đánh giá ngoài nhưng cũng rơi vào trường hợp tương tự như các trường trên, đến thời điểm hiện nay, các trường tham gia kiểm định vẫn chưa biết kết quả.
Nhiều trường không công khai được số liệu sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Tại hội thảo sơ kết công tác KĐCLGD Bộ GD-ĐT vừa tổ chức cuối tháng 11 vừa qua, nhiều trường ĐH, CĐ đề nghị Bộ phải công khai kết quả 40 trường ĐH đã được kiểm định ngoài.
Trả lời tại hội nghị, ông Phạm Xuân Thanh, Cục phó Cục Khảo thí và KĐCLGD, cho biết: "Hiện nay, Bộ đang hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp lý để phân quyền, trách nhiệm rõ ràng cho các cấp. Sau khi có đầy đủ các văn bản, Cục sẽ công bố đầy đủ danh sách tất cả các trường đã đánh giá ngoài, tự đánh giá và chưa thực hiện đánh giá. Vì vậy, những trường đã được kiểm định trước đây phải chờ ban hành quy định mới rồi mới được xem xét công nhận.
Chậm hơn khối ĐH, đến thời điểm này mới chỉ có 40% trường CĐ đang hoàn thành tự đánh giá chất lượng và chưa có trường nào được đánh giá ngoài. Đến nay đã có 114 trên 224 trường gửi kế hoạch tự đánh giá, 85 trường hoàn thành báo cáo tự đánh giá lần 1. Vì sao chưa có trường CĐ nào được đánh giá ngoài? Cũng theo ông Thanh: "Mặc dù số lượng các trường ĐH, CĐ báo cáo tự đánh giá gửi về Bộ khá nhiều nhưng đến nay mới chỉ có khối các trường ĐH được triển khai đánh giá ngoài. Lý do chưa triển khai với khối các trường CĐ là còn chờ thành lập tổ chức KĐCLGD. Ngoài ra, để tiến hành đánh giá ngoài còn phải chờ mức chi cho công tác KĐCLGD. Hiện Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính đang phối hợp để đưa ra hướng dẫn về mức chi và nguồn kinh phí để có thể triển khai sớm trong năm 2011".
Khó khăn nhất mà các trường gặp phải trong công tác tự đánh giá, lãnh đạo Cục khảo thí cho biết, trong quá trình kiểm tra, tự đánh giá cũng đã phát hiện ra không ít các vấn đề mà nhà trường "quên" chưa triển khai. Rõ nhất là việc trường CĐ, ĐH đều được yêu cầu công bố công khai số liệu sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm nhưng đến nay rất ít trường làm được vì thiếu đội ngũ, hệ thống theo dõi. Nếu có số liệu này các trường mới có căn cứ để xác định chất lượng đào tạo của các ngành, các khoa. Một tiêu chí nữa nhiều trường gặp phải là chưa có hội đồng trường là tổ chức để đảm bảo tính dân chủ trong cơ sở giáo dục và quy chế hoạt động trường. Ngoài ra, khi kiểm định cũng thấy rõ các tiêu chí về cơ sở vật chất, ký túc xá của trường CĐ còn thiếu rất nhiều và để đạt được theo tiêu chí đề ra các trường phải nỗ lực hết sức.
Hồng Hạnh
Theo Dân Trí
Ì ạch... kiểm định chất lượng giáo dục Hiện nay trong 40 trường kiểm định chất lượng giáo dục được tiến hành đánh giá ngoài, đã có 20 trường được công nhận và 20 trường đang chờ công nhận. Có trường ĐH bỏ tiền ra kiểm định chất lượng nhưng chờ dài cổ vẫn chưa có kết quả gây khó khăn cho công tác tuyển sinh... Chậm đánh giá gây khó...