Mua ô tô thanh lý sẽ được miễn truy thu phí sử dụng đường bộ
Người mua xe ô tô do cơ quan nhà nước hoặc ngân hàng bán thanh lý, khi đi đăng kiểm để lưu hành sẽ không bị truy thu phí sử dụng đường bộ đối với thời gian dừng lưu hành như hiện nay.
Đây là điểm mới được quy định tại Thông tư số 70/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ (thay thế Thông tư số 293/2016), có hiệu lực thi hành từ 1/10 tới.
Cụ thể, Thông tư 70 quy định: “Các xe bị tịch thu, thu hồi bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xe của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; xe của lực lượng quốc phòng, công an thanh lý; xe thế chấp bị ngân hàng thu hồi mà trong thời gian bị tịch thu, thu hồi, chờ thanh lý không đăng kiểm để lưu hành sau đó được bán phát mại, thanh lý thì chủ mới của phương tiện chỉ phải nộp phí sử dụng đường bộ từ thời điểm mang xe đi đăng kiểm để lưu hành”.
Nhiều cá nhân, tổ chức mua thanh lý lại xe từ cơ quan nhà nước, ngân hàng,… bị truy thu khoản phí sử dụng đường bộ đến thời điểm đăng kiểm. (Ảnh minh hoạ)
Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, tại quy định hiện hành thì chủ mới khi mua thanh lý xe của cơ quan nhà nước, xe phát mại từ ngân hàng khi đi đăng kiểm vẫn phải nộp tiền truy thu trong thời gian xe ngừng hoạt động.
Video đang HOT
“Có những xe đã để không nhiều năm mới bán thanh lý, lúc chủ mới mua về mang đi đăng kiểm bị truy thu phí sử dụng đường bộ vài triệu đồng một năm trong khi những xe này không hề ra đường. Do đó, quy định mới là hợp lý”, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam chia sẻ.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, để được miễn truy thu phí, chủ phương tiện (người mua xe bán thanh lý) phải cung cấp cho cơ quan đăng kiểm tài liệu như: quyết định tịch thu, thu hồi, thanh lý tài sản, biên bản, hợp đồng,… để chứng minh tài sản được mua thông qua bán đấu giá, phát mại.
Chủ phương tiện khi mua ô tô thanh lý sẽ được miễn truy thu phí sử dụng đường bộ từ ngày 1/10. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Thông tư 70 của Bộ Tài chính cũng quy định nhiều phương tiện được miễn phí sử dụng đường bộ từ 1/10 gồm 5 nhóm: Xe cứu thương; xe chữa cháy; xe chuyên dùng phục vụ tang lễ; xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng và xe của lực lượng công an nhân dân.
Ngoài các nhóm xe trên, các loại xe để lưu hành phải nộp phí bảo trì đường bộ khi lưu hành, ngoại trừ một số trường hợp sau: Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai, bị tịch thu hoặc bị thu hồi đăng ký, biển số xe; bị mất trộm từ 30 ngày trở lên; bị tai nạn đến mức phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên;
Xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên; xe của doanh nghiệp không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ; xe đăng ký, đăng kiểm tại Việt Nam nhưng hoạt động tại nước ngoài liên tục từ 30 ngày trở lên cũng thuộc thành phần được loại trừ.
8 hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm định xe cơ giới
Xe cơ giới phải được kiểm định trên dây chuyền và thực hiện nghiêm theo các quy chuẩn nhất định.
Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới (gọi tắt là kiểm định) là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định.
Sau khi kiểm định và thỏa mãn các tiêu chuẩn, xe cơ giới sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Theo đó, Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT đã quy định chi tiết về các hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới, bao gồm:
1. Kiểm định không đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định, kiểm định ngoài dây chuyền, ngoài đơn vị sai quy định; làm sai lệch kết quả kiểm định.
2. Kiểm định khi thiết bị kiểm tra bị hư hỏng; kiểm định khi thiết bị kiểm tra chưa được kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn.
3. Kiểm định khi không đảm bảo việc nối mạng để truyền dữ liệu, kết quả kiểm định; kiểm định khi hệ thống camera giám sát và lưu trữ hình ảnh dạng video không đảm bảo quy định.
Không được kiểm định xe cơ giới khi thiết bị kiểm tra chưa được kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn. Ảnh: GT
4. Bố trí người thực hiện công việc kiểm định trên dây chuyền kiểm định không đủ, không đúng với quy định.
5. Yêu cầu chủ xe đưa xe đi sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chỉ định.
6. Thu tiền kiểm định, phí và lệ phí sai quy định; có hành vi tiêu cực, sách nhiễu.
7. Kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
8. Lập hồ sơ phương tiện, kiểm định, sử dụng ấn chỉ kiểm định, in giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định không đúng quy định.
Đăng kiểm ôtô theo số kilometer có hợp lý? Thay vì đăng kiểm ôtô theo thời gian cố định như hiện nay, một số đề xuất cho rằng nên áp dụng đăng kiểm theo quãng đường di chuyển (kilometer) để tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân. Các phương tiện phải đăng kiểm mới đủ kiện lưu thông. Ảnh GT Theo quy định, phương tiện sau khi đăng kiểm...