Mua ô tô cũ chơi Tết, cần lưu ý những gì?
Cận Tết Nguyên đán, nhiều người có nhu cầu sắm một chiếc ô tô đi chơi Tết. Song vì khả năng tài chính hạn hẹp, nên việc mua xe cũ sẽ là một cân nhắc hợp lý với nhiều người.
Tuy nhiên, chọn mua ô tô cũ đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận mạo hiểm bởi nếu không có các mối quen biết hay có kinh nghiệm mua xe cũ thì khả năng mua phải “hàng dựng” là khá cao. Do đó, khi mua xe ô tô cũ, bạn cần nắm trong tay một số “bí quyết” sau để chọn được một chiếc xe ưng ý, hợp túi tiền.
Xác định khả năng tài chính
Mặc dù mua xe cũ tiết kiệm hơn so với việc bạn mua một chiếc xe mới nhưng không vì thế mà bạn bỏ qua những tính toán về khoản chi tài chính kèm theo bao gồm: đăng ký, bảo hiểm, bảo dưỡng, sửa chữa chiếc xe.
Nếu coi chiếc xe sắp mua là tài sản để dành thì chuyện cân nhắc và tìm hiểu giá trị của chiếc xe tại thời điểm mua là hết sức cần thiết. Còn nếu chỉ xác định là phương tiện, thì một chiếc xe sát với nhu cầu sử dụng sẽ là lựa chọn phù hợp.
Ngân quỹ tài chính dành cho việc mua xe mới là điều quan trọng. Những thương vụ liên quan đến xe cũ sẽ ít nhận được sự hỗ trợ từ ngân hàng, nên lựa chọn xe theo khả năng tài chính sẽ tránh bị phân tâm và tiết kiệm thời gian cho những công việc khác.
Video đang HOT
Là người mua xe, không chỉ đi loanh quanh chiếc xe và ngó bên phải, trái, bên trong, bên ngoài mà hãy lái thử. Việc này vô cùng quan trọng. Chính trong quá trình vận hành, người mua xe có cảm giác chính xác về chiếc xe mà mình đang quan tâm. Do vậy, khi mua xe, không nên ngần ngại đề nghị chủ sở hữu xe cho phép bạn lái thử.
Quan tâm đến năm sản xuất (đời xe) và nơi sản xuất
Mua xe cũ, bạn cần quan tâm đến năm sản xuất (đời xe) để định giá được chính xác. Có nhiều mẫu xe, năm sản xuất chỉ chênh lệch nhau một năm nhưng khác rất nhiều về kiểu dáng và giá xe cũng khác xa. Do vậy, để có thể định giá chính xác, bạn hãy xem kỹ giấy tờ xe.
Bên cạnh đó, ở thị trường Việt Nam, khách hàng luôn “tin dùng” xe nhập khẩu hơn xe lắp ráp trong nước. Trong cùng một dòng xe, xe nhập khẩu sẽ có giá cao hơn hẳn.
Mua xe cũ, bạn cần quan tâm đến năm sản xuất (đời xe) để định giá được chính xác
Với những chiếc xe đời sâu (sản xuất cách đây 15 – 20 năm) thường có giá khá “mềm”, tuy nhiên lại ít công nghệ, tốn xăng, thậm chí nhiều mẫu xe không còn linh kiện để thay thế.
Do hoạt động trong thời gian quá dài nên xe loại này có hàng loạt vấn đề phát sinh như ồn, phanh không ăn, chất lượng khí thải kém, tiêu hao nhiều nhiên liệu, chòng chành…
Xem kỹ hồ sơ pháp lý của xe
Đây là một bước quan trọng không kém. Khi bạn đã ưng ý, hãy yêu cầu chủ sở hữu xe đưa 3 loại giấy gồm: Giấy đăng ký xe (cà vẹt), đăng kiểm, giấy uỷ quyền (nếu có) để kiểm tra chéo các thông tin cho thật trùng khớp. Những thông tin cần kiểm tra: tên chủ sở hữu, biển số, số khung, số máy, màu sơn…
Có một số trường hợp xe đang được cầm cố trong ngân hàng, người mua xe nên hỏi và nắm rõ việc giải quyết các thủ tục ngân hàng trước khi ra công chứng mua bán.
Đặc biệt, để hạn chế tối đa việc mua xe về chỉ để sửa hoặc phải bỏ thêm tiền để thay mới hàng loạt linh kiện xuống cấp, nên kiểm tra kỹ nguồn gốc, lịch sử lưu hành và thói quen sử dụng của những chủ sở hữu trước.
Nguồn gốc xuất xứ chiếc xe rõ ràng cũng giúp bên mua tiết kiệm được không ít thời gian tìm hiểu chiếc xe, bởi không chỉ cho biết những người chủ sở hữu trước đó, mà còn liên quan đến hàng loạt các vấn đề trong quá trình hợp thức hóa để chiếc xe về với chủ nhân mới và còn là điều kiện để lưu hành xe về sau.
Vì vậy, theo lời khuyên của ông Đông, dù nhu cầu mua xe đi Tết cao, bạn cũng nên xem xét, tìm hiểu kỹ trước khi “trút hầu bao” để không phải hối tiếc.
Đồng nghiệp bán lại Honda CR-V, nói tự khảo giá: Có nên mua?
Anh bạn đồng nghiệp cùng cơ quan lên đời xe mới, đồng ý bán lại chiếc Honda CR-V bản 2.0 đời 2014. Anh bảo tôi tự đem xe đi khảo giá ở showroom rồi cộng thêm 20 triệu đồng.
Tôi năm nay 40 tuổi, công chức một cơ quan nhà nước ở Hà Nội. Cách đây 3 năm, tôi đã mua một chiếc Deawoo Matiz đời 2005 giá rẻ chỉ vài chục triệu đồng, vừa để có ô tô che mưa nắng, cũng là làm quen tay lái. Trong thâm tâm tôi lúc nào cũng nghĩ đến một chiếc xe mới hơn, có thể là loại gầm cao rộng rãi.
Cơ hội cuối cùng cũng đến khi anh bạn đồng nghiệp cùng cơ quan vừa bán đất để dư ra một khoản. Anh ấy đã đặt cọc một chiếc xe SUV 7 chỗ đời mới và chia sẻ muốn bán lại chiếc Honda CR-V 2.0 đời 2014 chính chủ. Tôi lập tức bày tỏ ý định mua lại chiếc xe và nhận được lời đề nghị lạ lùng khiến tôi khó nghĩ.
Chiếc Honda CR-V 2.0 đời 2014 anh bạn đồng nghiệp có ý định bán lại, nhưng lại có một đề nghị lạ lùng. Ảnh minh họa.
Anh bạn tôi nói rằng muốn ưu tiên để xe lại cho bạn bè, nhưng không rõ giá bán thị trường ra sao nên bảo tôi tự đánh xe ra showroom xe cũ dò giá, anh ấy sẽ bán xe theo giá trung bình các cửa hàng này trả và cộng thêm 20 triệu đồng.
Ban đầu tôi hơi lưỡng lự với cách bán khá lạ của bạn, nhưng rồi cũng đồng ý bỏ một ngày đi tới 5 cửa hàng xe cũ ở đường Nguyễn Văn Cừ và Lê Văn Lương. Tại đây, các showroom đánh giá xe và đưa giá mức giá tầm 570 triệu đồng. Như vậy, nếu đồng ý mua, tôi sẽ phải trả cho anh bạn đồng nghiệp 590 triệu đồng, cộng với chi phí sang tên đổi chủ tự chịu.
Tôi đem chuyện này về nhà kể với vợ. Vợ tôi giãy nảy lên nói ý rằng mua xe quen biết thì phải rẻ hơn cửa hàng hoặc chí ít giá cũng bằng với dân thợ trả chứ sau lại đắt hơn. Cô ấy khuyên tôi nên tìm chiếc xe khác mà mua cho thoải mái, hoặc cùng lắm mua xe đời mới dạng trả góp.
Tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy tiếc nếu bỏ chiếc xe này. Cái tiếc lớn nhất tôi đánh giá chiếc Honda CR-V này còn khá tốt bởi thi thoảng anh bạn đồng nghiệp vẫn chở chúng tôi đi cùng, cộng với chính chủ tên anh ấy từ đầu nên thủ tục sang tên rất nhanh.
Theo các bạn, cách bán xe của anh bạn tôi có kỳ lạ quá không và có nên đồng ý mua theo cách này?
Những lầm tưởng phổ biến nhất khi lần đầu mua xe ô tô Có rất nhiều lầm tưởng phổ biến khi chọn mua một chiếc xe ô tô và thường đinh ninh nghĩ là đúng, điều này dẫn đến những quyết định vội vã. Chỉ tới 1 đại lý Đây là điều hết sức sai lầm vì chi phí cho mặt bằng và nguồn nhân lực không đồng đều, nên mỗi đại lý có chính sách...