Mua ô tô chở miễn phí người bệnh khó khăn: Ám ảnh những chuyến xe đẫm nước mắt
Gần 1 năm chạy xe chở miễn phí những bệnh nhân nghèo, người đàn ông Hưng Yên có ba dòng cảm xúc: Hạnh phúc, đau lòng và thấy được an ủi.
Chuyến xe đầy ắp tình người
Chúng tôi gặp anh Đỗ Văn Thuyết (SN 1982, trú tại thôn Cầu, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) sát giờ anh chuẩn bị thực hiện chuyến đi từ thiện tại tỉnh Yên Bái. Đây là một trong số rất nhiều chuyến xe thiện nguyện do anh làm tài xế trong suốt 7 năm qua.
Anh Thuyết là tấm gương thiện nguyện của thôn Cầu, xã Lạc Đạo.
Năm 2017, anh Thuyết tham gia Câu lạc bộ thiện nguyện Nghĩa Phương, kêu gọi người thân, bạn bè quyên góp tiền và hiện vật ủng hộ người khó khăn. Năm 2020, anh bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, phải cắt bỏ một phần lá gan.
Những ngày điều trị tại bệnh viện, anh chứng kiến rất nhiều hoàn cảnh khốn cùng. Có người bị bệnh tật hành , có người không đủ tiền để chữa bệnh, có người không có tiền thuê chuyến xe cuối cùng để trở về với gia đình,…
Những điều đó thôi thúc anh đưa ra quyết định: Bỏ tiền túi mua một chiếc xe để chở miễn phí những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Chiếc xe ý nghĩa anh Thuyết dành cho bệnh nhân khó khăn.
Chị Sái Thị Thơ (SN 1984, vợ anh Thuyết) chia sẻ: “Thú thật, nhà tôi lúc đó vẫn còn mang nợ. Nhưng anh ấy nói, đợi đến lúc trả hết nợ mới mua xe làm việc thiện thì biết đến bao giờ, nên thôi có đến đâu làm đến đó.
Chồng tôi may mắn chữa khỏi bệnh, anh ấy muốn phát nguyện làm việc tốt thì tôi hết lòng ủng hộ”.
Nghĩ là làm, đầu năm 2024, vợ chồng anh Thuyết bỏ tiền túi mua một chiếc ô tô cũ trị giá 200 triệu đồng. Anh sửa thành xe cấp cứu, chở miễn phí bệnh nhân khó khăn.
Chuyến xe của anh có thể là chuyến xe cấp cứu, cũng có thể là chuyến xe cuối cùng chở người đã mất về với gia đình. Tất cả đều là những chuyến xe đầy ắp tình người.
Luôn sẵn sàng, gọi là lên đường
Video đang HOT
Anh Thuyết không nhớ mình đã lái bao nhiêu chuyến xe ý nghĩa. Có ngày, anh chạy liền 3 chuyến, cũng có tuần không có ai gọi. Anh luôn mong, chiếc xe của mình “ế khách” bởi như vậy có nghĩa là mọi người bình an.
Anh Thuyết và anh Tân (áo xanh) là hai tài xế chính của chuyến xe ý nghĩa.
Kể từ ngày có xe, anh Thuyết luôn trong tâm thế sẵn sàng, có người gọi là đi.
“Ngày trước, cứ 22h, tôi tắt điện thoại đi ngủ. Từ ngày có xe, tôi không dám tắt điện thoại một phút nào, cả ngày lẫn đêm vì sợ mọi người cần lại không gọi được. Ngày xưa, tôi ít khi nghe cuộc gọi số lạ nhưng giờ thì càng lạ càng phải nghe”, anh kể.
Có bữa cơm trưa, anh vừa bê bát cơm lên ăn được đôi miếng, đã có người gọi, nhờ chở người thân đến viện. Anh vội buông đũa, lên đường. Cũng có lúc nửa đêm, điện thoại reo ầm ĩ. Anh chẳng tiếc giấc ngủ, sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Cũng có lần, anh đã ăn mặc chỉnh tề, chuẩn bị đi ăn cỗ thì có gọi người gọi nhờ đưa đi cấp cứu. Anh cũng không nề hà, hỏi địa chỉ và vội vã đến ngay.
“Cách đây không lâu, một cụ ông xóm tôi bị khó thở, con cháu chạy sang nhờ tôi chở đến viện đa khoa tỉnh cấp cứu. Cũng may, tôi không bỏ lỡ ‘giờ vàng’ nên cụ được cứu chữa kịp thời.
Sau đó, cũng có một cụ bà ở xóm tôi bị suy tim, tôi chở cụ đến bệnh viện ở Hà Nội cấp cứu nhưng lần này không được may mắn như vậy. Cụ bà đã qua đời”, giọng anh Thuyết chùng xuống.
Anh từng chở một thiếu nữ bị đuối nước đến bệnh viện. Dọc đường, anh nghe rõ tiếng thở khò khè của bệnh nhân xen lẫn tiếng khóc của người nhà. Khi biết cô gái đó qua đời vì không được cấp cứu kịp thời, anh tự trách mình bỏ lỡ “giờ vàng”.
“Chạy những chuyến xe này, tôi luôn có ba dòng cảm xúc: Hạnh phúc khi người bệnh được cứu chữa kịp thời; hụt hẫng, đau lòng khi họ ra đi; thấy được an ủi khi là chuyến xe cuối cùng chở người đã mất về với vòng tay gia đình”, anh tâm sự.
Anh Dương Văn Tân (SN 1977, trú tại thôn Cầu, xã Lạc Đạo) là người đồng hành với anh Thuyết trong những chuyến xe chở bệnh nhân khó khăn.
Anh Tân nói: “Việc làm của anh Thuyết rất tuyệt vời. Tấm lòng nhân hậu của anh đã lan tỏa, khiến tôi cũng muốn góp một phần giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn”.
Ông Sái Khoa Anh – Phó chủ tịch xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm – cho hay: “Anh Thuyết đã có nhiều năm nhiệt tình tham gia các hoạt động thiện nguyện. Việc anh ấy mua xe, chở bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đi cấp cứu là sự thật.
Thời gian qua, anh Thuyết luôn sẵn sàng chạy những chuyến xe ý nghĩa ấy. Cá nhân tôi tự hào khi địa phương có công dân có tấm lòng nhân hậu như vậy”.
Anh Tây tìm chỗ cạo râu miễn phí, người dân gật đầu cho vào nhà và sự thật khóc hết nước mắt đằng sau
Đoạn clip nhanh chóng lan truyền, khiến cộng đồng mạng xúc động và khơi dậy những giá trị thiêng liêng về tình cảm gia đình.
Robin Van Wyk, chàng trai 28 tuổi đến từ Nam Phi, sở hữu kênh TikTok với 202.000 người theo dõi, đang nổi đình đám trên mạng xã hội với những video chia sẻ về cuộc sống tại Việt Nam. Trong hành trình khám phá mảnh đất hình chữ S, Robin đã trải qua nhiều câu chuyện thú vị, nhưng gần đây, một trải nghiệm đầy xúc động tại huyện Ba Tri, Bến Tre đã khiến cư dân mạng không thể không nghẹn ngào.
Hành trình khám phá tỉnh Bến Tre của Robin.
Robin nổi tiếng với chuyến đi bộ xuyên Việt từ Bắc vào Nam trong suốt 7 tháng và hiện tại anh vẫn đang tiếp tục hành trình chinh phục các mảnh đất khác tại Việt Nam. Một đoạn clip gần đây của Robin đã gây sốt cộng đồng mạng khi anh chia sẻ về một trải nghiệm bất ngờ và đầy ấm áp. Trong clip, Robin kể lại rằng anh đang đi bộ quanh vùng đồng không mông quạnh khi trời dần tối, muỗi bay dày đặc và anh bị lạc. Nhưng may mắn thay, anh gặp một người địa phương tốt bụng, được mời về nhà mới của họ, thưởng thức các món ăn tự nấu và ngủ lại qua đêm.
Robin vô tình đi lạc và được người dân tại Bến Tre hỗ trợ rất tận tình.
Tuy nhiên, phần cảm động nhất của hành trình lại đến khi Robin vào trung tâm huyện để tìm kiếm một nơi để cạo râu và đánh răng. Tại đây, anh tiếp tục được chào đón nồng hậu, thậm chí còn được mời dùng cơm cùng gia đình.
Trong bữa ăn, Robin ngồi cạnh một cụ bà 96 tuổi. Bà chia sẻ với anh về người cháu tên Đức Huy, đã đi làm việc ở Nhật 3 năm mà chưa trở về. Gương mặt bà ánh lên sự nhớ nhung, khiến không chỉ Robin mà nhiều người xem clip không khỏi xúc động.
Người bà 96 tuổi nhắc đến đứa cháu đi Nhật của mình với đầy sự nhung nhớ.
Câu chuyện nhanh chóng làm tan chảy trái tim của cư dân mạng. Dưới đoạn videp, hàng loạt bình luận xúc động đã được để lại, mọi người kêu gọi nhân vật "Đức Huy" hãy trở về thăm bà của mình.
- Ông Huy nào ở Bến Tre đang ở Nhật thì tranh thủ về đi nhé, trông bà nhớ lắm rồi nhìn đâu cũng thấy cháu mình.
- Yêu cầu đồng chí Đức Huy bên nhật có xem dc video này dáng làm về thăm bà; Đức Huy xem được video này thì ráng về thăm bà nhé có vẻ bà rất nhớ Đức Huy đó.
- Ra cuộc sống làm ăn bươn chải rồi mới thấy có những phút bên người thân không bao nhiêu tiền cho đủ để mua được. Anh trai Đức Huy xem được video có cơ hội sắp xếp về thăm bà nhé. Nhìn cách bà nói chuyện là thấy bà thương yêu và nhớ cháu lắm. Mình thèm cảm giác được bên cạnh nói chuyện, làm nũng với bà nhưng không còn được nữa rồi.
- Đức Huy xem đc video này sớm về thăm ngoại nhe
- Huy ơi xem đc video này cố về bạn ơi, bà 96 rồi bà đang có găng từng giây từng giờ để đc gặp lại đứa cháu của mình đấy, cố lên Huy ơi.
Đoạn clip của Robin đã trở thành cầu nối giúp người bà truyền đạt được sự mong mỏi nhớ nhung dành cho cháu của mình.
Bất ngờ hơn, chính Đức Huy, nhân vật được nhắc đến, đã lên tiếng dưới đoạn video của Robin. Bạn cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bà của mình và cho biết rằng trí nhớ của bà không còn tốt nữa nhưng sức khỏe vẫn ổn định, điều đó khiến anh hạnh phúc và có động lực làm việc khi ở xa. Huy cũng chia sẻ rằng anh vừa mới về thăm bà vào tháng 7 và hứa sẽ cố gắng thu xếp thời gian để về thăm bà thường xuyên hơn.
Có thể thấy chuyến đi của Robin không chỉ là một trải nghiệm du lịch đơn thuần mà đôi khi nó còn mang đến những câu chuyện ý nghĩa đằng sau. Không ai lường trước được một anh chàng ngoại quốc lại vô tình trở thành cầu nối, giúp người bà tìm đứa cháu nơi phương xa, và cũng từ đoạn clip này lại nhắc nhở mọi người về tình cảm gia đình ấm áp và thiêng liêng đến nhường nào.
Sang Nhật làm hộ lý, cô gái Việt nhận 'thù lao' đặc biệt từ người bệnh cao tuổi Năm ngoái, Nhung chọn sang Nhật làm hộ lý để thử sức ở môi trường mới. Công việc khá vất vả nhưng cô thấy ấm lòng khi nhận được thù lao đặc biệt. Thay đổi môi trường làm việc Tháng trước, Nguyễn Thị Nhung (28 tuổi, quê Đắk Lắk) tranh thủ ngày nghỉ, vào bếp nấu phở mời cô gái người Nhật. Dù...