Bà lão ở Hưng Yên 19 năm nuôi bé gái bị bỏ rơi: Một đời thương con người lạ
19 năm trước, bà nhận trông bé gái cả ngày lẫn đêm với mức lương 1 triệu đồng/tháng.
Đến một ngày, mẹ ruột đứa trẻ không đến thăm con… bà bất đắc dĩ một lần nữa “làm mẹ”.
Lần trông trẻ… dài suốt 19 năm
Kể từ khi nhận trông Hoàng Huyền Thương (SN 2003) vào đầu năm 2004, cuộc đời bà Đặng Thị Bình (hiện 71 tuổi, trú tại thôn Ngọc Loan, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) giống như một thước phim.
Mỗi mảnh ký ức trong 19 năm qua bà thuộc nằm lòng như bài thơ, trang sách.
Hình ảnh bà Bình và Thương lúc nhỏ. Ảnh: NVCC
Ngày nhận trông cháu, ngày mẹ cháu bỏ đi, những ngày đạp xe chở cháu đi tìm mẹ và cả những đêm vật lộn vì cháu khát sữa… giống như một cuộn phim chạy trong đầu bà, tua đến đâu rõ nét đến đấy.
Bà bảo: “Chồng mất sớm, ngoài chuyện một mình nuôi 2 con gái ăn học, cuộc đời tôi chỉ còn có Thương là điều đáng nhớ nhất”.
“Thương sinh ngày 3/9/2003. Ngày 8/1/2004, mẹ cháu đem con đến gửi tôi trông. Lúc đó, cháu mới được 4 tháng 5 ngày tuổi”, mọi dấu mốc liên quan đến Thương, bà Bình thuộc rất giỏi.
Năm đó, bà rời quê lên khu vực Long Biên (Hà Nội) làm nghề trông trẻ. Bà nhận trông trẻ bán trú với mức lương 300.000 đồng/tháng/bé. Nhưng với Thương, bà nhận lương 1 triệu đồng/tháng bởi phải trông cả ngày lẫn đêm.
Cách 3 ngày, người mẹ đó về thăm con một lần, mang theo sữa, quà bánh. Đến ngày 22/2/2005 (âm lịch) khi Thương vừa tròn 17 tháng tuổi, bà Bình mất liên lạc với mẹ bé. Tìm về chỗ trọ hỏi han, bà biết người mẹ ấy đã bỏ đi.
“Chăm Thương từ lúc 4 tháng tuổi cả ngày lẫn đêm tôi không thấy vất vả. Nhưng từ lúc mẹ cháu bỏ đi, tôi lại thấy cơ cực, hoang mang và thương cháu vô cùng.
Lúc đầu, tôi vẫn nghĩ mẹ cháu chỉ đi làm ăn xa hoặc vướng mắc chuyện gì đó nên không về gặp con. Đến khi Thương 3 tuổi, tôi mới xác định đứa trẻ này từ nay là máu mủ ruột thịt của mình”, bà Bình chia sẻ.
Bà Bình không ngại khó khăn, vất vả nuôi nấng con của người lạ. Ảnh: Thanh Bình
Vừa chăm con, vừa nuôi cháu, bà Bình làm đủ nghề. Bà nhận trông trẻ, dọn nhà thuê, đi nhặt rác,… Công việc vất vả đến mấy, bà cũng không nề hà.
Có người khuyên bà đưa Thương vào trại trẻ mồ côi nhưng bà không nỡ. Có người đến xin nhận nuôi, bà không đành. Bà tâm niệm, Thương ở với bà dù không đủ đầy về vật chất nhưng luôn đầy ắp tình yêu thương.
“Trời phú cho bà cháu tôi sức khỏe. Hai bà cháu chẳng mấy khi mất viên thuốc nào”.
Năm Thương sắp vào lớp 1, bà Bình nghe người ta phong thanh về nơi ở của mẹ Thương. Trên chiếc xe đạp cũ kỹ, bà lại chở Thương đi tìm mẹ như nhiều lần trước.
Hôm đó, hai bà cháu một lần nữa hụt hẫng. Nhìn bé gái tóc thắt bím hai bên, phải lóc cóc theo bà đi tìm mẹ, bà Bình khóc: “Kể từ nay, đừng ai bảo tôi đi tìm mẹ nó. Giờ nó là con tôi”.
Chiều hôm ấy, bà Bình nghe thấy Thương kể với người con gái thứ hai của bà: “Thế là từ nay con không có mẹ nữa rồi. Hôm nay, bà khóc to lắm, bà bảo từ giờ không đi tìm mẹ con nữa”. Bà Bình nghe vậy lại nước mắt như mưa.
Bà nhận trông trẻ thuê, nhặt rác để mưu sinh, nuôi cháu. Ảnh: Thanh Bình
Cũng năm ấy, bà Bình chạy đôn chạy đáo đi làm giấy khai sinh cho cháu. Bà nhiều lần ra phường xin làm giấy khai sinh cho cháu nhưng không được.
Một ngày, có cán bộ gọi bà vào phòng hỏi: “Giờ hai bà cháu cần nhất thứ gì?”. Bà quả quyết: “Giờ chú cho tôi chọn 1 tỷ đồng hoặc 1 tờ giấy khai sinh cho cháu. Tôi xin nhận tờ giấy khai sinh, còn trả lại chú 1 tỷ đồng”.
Sau đó ít lâu, bà nhận được giấy khai sinh của Thương và bà gọi đó là “tờ giấy 1 tỷ đồng”.
“Tớ có 3 cặp bố mẹ”
Hai người con gái của bà Bình không chỉ ủng hộ việc thiện của mẹ, mà còn xem bé Thương như con ruột của họ. Từ lâu, Thương đã gọi hai con gái của bà Bình là mẹ và gọi hai người con rể là bố.
Bà Bình và Thương trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của nhau.
“Từ nhỏ, tôi đã nói với cháu rằng ‘bà có 3 người con gái. Bác Lan là con gái cả, mẹ cháu là con gái thứ hai, dì Lài là con gái út’. Sau này, nó kể với các bạn ‘tớ có ba cặp bố mẹ’ và gọi các con gái của tôi là ‘mẹ’, xưng ‘con’”, bà Bình kể.
Năm 2012, bà Bình đưa Thương chuyển về sống ở huyện Văn Lâm, Hưng Yên, ngay gần nhà người con gái thứ hai của bà. Có những thời điểm, bà nuôi và chăm sóc cả Thương lẫn cháu ngoại.
Bà nói nhỏ: “Dẫu là thế, tôi vẫn thấy thương con bé nhiều hơn bởi mấy đứa cháu ở với tôi ban ngày, tối về lại quây quần với bố mẹ, còn Thương thì chỉ có tôi. Đôi lúc thấy nó tội, tôi thương rớt nước mắt”.
Càng như vậy, bà lại càng thấy may mắn khi Thương được các con gái bà yêu quý.
Bằng tình yêu và sự chăm sóc chu đáo của bà Bình, Thương giờ đã trở thành cô gái xinh đẹp, chững chạc. Thương hiện là sinh viên năm cuối ngành Sư phạm Toán, trường Đại học Sư phạm II.
Mỗi cuối tuần, cô đều từ Vĩnh Phúc về Hưng Yên thăm bà. Bà Bình lại dọn dẹp căn phòng nhỏ ở thôn Ngọc Loan, chờ cháu gái về thăm. Bà thường chuẩn bị chút rau thịt, nấu vài món ngon cho cháu đem đến trường.
“Tôi già rồi, không tránh được những lúc lo thái quá mà nói nhiều. Con bé thường an ủi ‘cháu lớn rồi, cháu sẽ biết lo cho bản thân. Bà suy nghĩ vừa thôi để tăng tuổi thọ bà nhé’. Nghe thế, tôi lại phì cười”, bà Bình kể.
Thương hay nói: “Sau này ra trường, lấy chồng, cháu sẽ đón bà về ở cùng cháu”. Bà Bình nói đùa: “Cháu phải nuôi con, làm sao nuôi được bà?”. Thương quả quyết: “Không nuôi được, cháu cũng phải nuôi”.
Thương lớn lên thành cô gái xinh đẹp. Ảnh: NVCC
Dịp sinh nhật năm ngoái, bà Bình bất ngờ được Thương chuyển khoản biếu 10 triệu đồng. Đó là số tiền Thương tích cóp được trong nhiều năm, từ tiền hỗ trợ học tập của nhà trường và tiền của một vài nhà hảo tâm giúp đỡ.
Bà hạnh phúc trước tấm lòng thơm thảo của cháu nhưng không dùng đến số tiền đó mà lặng lẽ cất đi. Bà nói, sẽ chờ ngày làm của hồi môn cho cháu gái.
Nhắc đến công ơn nuôi nấng, chăm sóc và tình cảm bà dành cho mình, Huyền Thương xúc động. “Bà thương em, đối xử rất tốt với em. Đến giờ, mỗi cuối tuần em về thăm, bà vẫn chuẩn bị cho em chút đồ ăn cầm lên trường”, Thương nói.
Dáng bà liêu xiêu đổ bóng trong những trưa hè, hình ảnh bà cầm chiếc nón mê phe phẩy quạt, gương mặt đầy mồ hôi,… là hình ảnh theo Thương đi suốt cuộc đời.
Ông Cao Ngọc Thường (SN 1961), trưởng thôn Ngọc Loan, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên cho hay, câu chuyện bà Đặng Thị Bình nhận nuôi đứa trẻ bị bỏ rơi được đông đảo người dân trong làng biết đến.
“Bà Bình về đây sống từ năm 2012. Hơn 10 năm qua, bà Bình vừa trông trẻ thuê, vừa làm các công việc khác để kiếm ít tiền nuôi cháu. Hai bà cháu gắn bó nhau như ruột thịt, tình cảm đó khiến nhiều người cảm động. Trong khu dân cư, bà Bình sống chan hòa, được mọi người yêu quý”, ông Thường nói.
Phẫn nộ clip người đàn ông dùng chân hành hung bé gái dã man nghi do ăn chậm: Tiếng khóc thảm thiết gây xót xa
Hành động của người đàn ông đối với bé gái khiến nhiều người phẫn nộ, đề nghị báo công an ngay lập tức.
Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh một bé gái bị người đàn ông dùng chân đạp em bé , quát mắng khiến nhiều người phẫn nộ. Theo đoạn camera an ninh ghi lại cho thấy sự việc xảy ra vào ngày 15/10 vừa qua tại Châu Thành - An Giang.
Theo dõi hình ảnh trong đoạn clip cho thấy, một bé gái đang ngồi dưới sàn nhà thì người đàn ông được cho là bố đang nằm trên võng bất ngờ vùng dậy, dùng chân đạp vào đầu bé gái khiến cô bé ngã nhào ra sàn nhà. Dù bé gái đã bị đau, không thể ngồi dậy nhưng người đàn ông vẫn tiếp tục dùng chân đạp vào đầu.
Bị đau cô bé đã khóc thét lên vì quá đau, dùng tay che đầu nhưng người đàn ông vẫn không dừng lại tiếp tục dùng chân dùng chân đạp em bé .
Ngay sau đó, người này liền đứng chắp tay, nghiêm giọng "Cái gì, cái gì... Rồi giờ mày có ăn hết không?".
Nghe vậy, cô bé vội vàng kéo bát cơm vào phía mình rồi lại tiếp tục khóc nức nở vì quá đau và sợ hãi.
Theo như chia sẻ, cô bé bị người đàn ông đánh vì ăn cơm chậm.
Bé gái bị người đàn ông dùng chân đạp vào đầu tới tấp gây phẫn nộ
Dù không rõ thực hư nguyên nhân là gì, nhưng với một bé gái như vậy là không thể chấp nhận được và khiến nhiều người phẫn nộ. Nhiều người cho rằng cần báo chính quyền ngay lập tức để giải cứu cô bé khỏi những trận đòn tương tự.
"Nghe cháu khóc mà xót quá. Bị đánh như vậy không chỉ đau về thể xác mà còn ảnh hưởng đến tinh thần con trẻ rất nhiều. Cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm minh và tách cháu bé ra khỏi người cha hung hãn như vậy", bạn D.L chia sẻ.
"Bé nhà mình ăn chậm mà mình còn chẳng nỡ mắng nặng lời chứ đừng nói là đông chân tay đánh như kẻ thù thế. Thương em quá. Mong người thân chăm sóc em cẩn thận và tách em ra khỏi người cha đó. Bị đánh vậy người lớn cũng không chịu được nữa là con trẻ", một bạn khác bày tỏ bức xúc.
Bé gái khóc vì mới đi học mấy tuần đã bị giáo viên và các bạn "cô lập", mẹ tìm đến tận trường kiện, sự thật khiến chị sững sờ Người mẹ đau lòng khi chứng kiến con gái vừa đi vừa khóc. Mới đây, cô Lưu - một bà mẹ Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện của mình và nhận được nhiều đồng cảm từ cư dân mạng. Được biết, vợ chồng cô Lưu đều làm kinh doanh, điều kiện kinh tế của gia đình rất khá. Sau khi kết hôn,...