Mua nước rửa tay khô phòng bệnh, nên chú ý chi tiết này trên vỏ để tránh mua phải hàng giả
Lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19, nhiều cơ sở sản xuất đã làm giả, làm nhái các loại dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay khô để bán ra thị trường nhằm trục lợi.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần thận trọng khi mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần để tránh rước họa vào người.
Tràn lan nước rửa tay khô trôi nổi, kém chất lượng
Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Bắc Giang) phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã tiến hành kiểm tra, phát hiện gần 1.200 chai nước rửa tay khô mang nhãn hiệu Gel Thuần Việt (của công ty TNHH Thu Minh) không có công bố tiêu chuẩn chất lượng.
Theo đó, dù cơ sở sản xuất này không được cấp phép đủ điều kiện sản xuất sản phẩm nước rửa tay khô để bán ra thị trường. Tuy nhiên, thấy thị trường đang khan hiếm mặt hàng này nên công ty đã sản xuất số lượng lớn sản phẩm trên để bán kiếm lời.
Người dân nên chọn mua, sử dụng những sản phẩm được sản xuất bởi những đơn vị uy tín, có địa chỉ, nguồn gốc, tem, nhãn mác rõ ràng, được kiểm định và cấp phép của Bộ Y tế. Ảnh minh họa
Hay trước đó, Công an tỉnh Thái Bình cũng đã phát hiện tạm giữ hàng nghìn chai nước rửa tay, tinh dầu của Công ty Thiên Y Việt để phục vụ điều tra hành vi sản xuất hàng giả. Qua công tác điều tra, xác định các sản phẩm này không được sản xuất theo đúng quy định. Bên cạnh đó, các sản phẩm này dán nhãn mác mang tên nước ngoài song chưa đăng ký, chưa được kiểm tra chất lượng.
Không chỉ 2 đơn vị trên, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là dung dịch rửa tay khô có khả năng sát khuẩn phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, chất lượng các sản phẩm này ra sao vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng.
Theo các chuyên gia, dung dịch sát khuẩn hay nước rửa tay khô sát khuẩn được sản xuất dưới nhiều dạng, trong đó phổ biến nhất là dạng nước, xịt hoặc gel. Các sản phẩm này có thành phần chính là cồn y tế (loại cồn 70 độ), nước, tinh dầu, chất diệt khuẩn…
Nếu nước rửa tay khô có nồng độ cồn quá thấp (dưới 60 độ) thì không có tác dụng diệt khuẩn hoặc tác dụng diệt khuẩn quá thấp. Trong khi đó, nếu nồng độ cồn quá cao (90 độ) thì sẽ làm đông, vón cục lớp protein trên bề mặt vi khuẩn, virus làm giảm tác dụng diệt khuẩn.
Tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe
Video đang HOT
Các chuyên gia cảnh báo, trong bối cảnh lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhiều loại nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn giả, kém chất lượng được trà trộn vào thị trường, người dân cần thận trọng khi mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần để tránh rước họa vào người.
Như trường hợp gia đình chị Thanh Hương (trú tại Hà Đông, Hà Nội) là ví dụ. Vài ngày trước, cậu con trai 4 tuổi nhà chị liên tục kêu ngứa ở tay, nhưng nghĩ con bị côn trùng hay muỗi đốt nên chị chỉ xoa nhẹ tay cho con. Tuy nhiên, 2 hôm gần đây, chị thấy con gãi nhiều xước cả da tay, rớm máu nên mới vội đưa đến phòng khám da liễu gần nhà để kiểm tra.
Thận trọng khi dùng các loại nước rửa tay khô không rõ thành phần, nguồn gốc tránh gây hại sức khỏe. Ảnh minh họa
Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết, bé nhà chị bị viêm da cơ địa. Khi ấy chị Hương mới ngờ ngợ việc mình đôi khi cũng bị ngứa ở tay. Theo lời người phụ nữ này, trước đó 2 tuần, để phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, chị có mua 2 chai nước rửa tay khô được bán trên mạng với giá 120.000 đồng/chai 200ml về để cả gia đình dùng phòng bệnh.
Tuy nhiên, khi bác sĩ hỏi chị về thành phần chính trong lọ nước rửa tay đó, chị Hương lắc đầu không biết. Theo lời bác sĩ, việc dùng dung dịch sát khuẩn kém chất lượng cũng dễ gây tổn hại đến da, thậm chí gây nhiều hệ lụy khác nếu thành phần của chúng chứa nhiều cồn công nghiệp và các chất hóa học gây hại khác không được phép lưu hành, sử dụng.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám trong tình trạng da tay mẩn ngứa, bong tróc. Qua khai thác bệnh sử, một số người cho biết, họ có sử dụng dung dịch sát khuẩn mua ngoài thị trường hoặc tự pha chế để phòng bệnh.
Tương tự, Bệnh viện Da liễu TPHCM cũng đã tiếp nhận một số bệnh nhân bị các vấn đề về da tay khi sử dụng nước rửa tay sát khuẩn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo về chất lượng.
BSCK2 Trần Kim Phượng, Trưởng Khoa Thẩm mỹ da (Bệnh viện Da liễu TPHCM) cho biết, những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không những không đem lại hiệu quả về mặt sát khuẩn, phòng bệnh mà còn khiến da tay, da nơi tiếp xúc trở nên khô. Khi dùng nhiều lần trong thời gian dài, da sẽ càng khô hơn, dễ bị bong tróc, gây ngứa và các bệnh lý viêm da cơ địa.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên chọn mua, sử dụng những sản phẩm được sản xuất bởi những đơn vị có uy tín, có địa chỉ, nguồn gốc, tem, nhãn mác rõ ràng, được kiểm định và cấp phép của Bộ Y tế để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cũng như tránh rước họa vào người.
Cách nhận diện hàng giả, hàng kém chất lượng
Dung dịch sát khuẩn đảm bảo tiêu chuẩn là loại được các doanh nghiệp, cơ sở uy tín sản xuất, trên bao bì sản phẩm có địa chỉ, nguồn gốc, tem, nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng, được kiểm định và cấp phép của Bộ Y tế.
Các sản phẩm chính hãng sẽ diệt được đa số vi khuẩn bám trên bề mặt da, hạn chế thấp nhất viêm da, kích ứng đỏ, ngứa da khi sử dụng. Một số sản phẩm còn có tác dụng làm mềm da.
Ngược lại, loại dung dịch sát khuẩn giả hoặc kém chất lượng thường in thông tin sơ sài trên sản phẩm. Đôi khi, không rõ thành phần, cơ sở sản xuất và đơn vị phân phối. Không có mã vạch hoặc mã vạch mờ, lem mực. Khi check mã vạch không hiện thị được thông tin của sản phẩm.
Mai Khôi
Theo giadinh.net
Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Thời tiết diễn biến phức tạp ngay trong cùng một ngày như hiện nay đang khiến số bệnh nhân - cả trẻ em và người lớn - bị viêm da cơ địa tìm đến các bệnh viện và chuyên khoa da liễu tăng cao.
Viêm da cơ địa tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng không dễ điều trị dứt điểm và làm cho người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày và thiếu tự tin trong giao tiếp.
Viêm da cơ địa
VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ LÂY KHÔNG?
Theo các chuyên gia của Bệnh viện Da liễu Trung ương, viêm da cơ địa là một bệnh viêm da, ngứa do tổng hợp của nhiều yếu tố: Trong bệnh viêm da cơ địa có sự giảm các chất gắn kết tế bào da làm cho da mất nước, dẫn đến da khô.
Tuy không lây từ người này sang người khác, nhưng bệnh lại có yếu tố di truyền. Người bị viêm cơ địa đa số có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc các bệnh dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng,... Bệnh có xu hướng nặng hơn khi có sự rối loạn điều hòa miễn dịch của cơ thể.
Một số yếu tố khác: Yếu tố stress, thay đổi thời tiết, khí hậu, dị ứng, hóa chất gây kích thích,... cũng liên quan đến sự xuất hiện của bệnh hoặc làm bệnh nặng lên; các tế bào sừng, tế bào lympho T, tế bào trình diện kháng nguyên, nồng độ IgE trong máu cũng gây những tác động đến bệnh.
VIÊM DA CƠ ĐỊA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Bệnh thường có biểu hiện thành từng đợt, tái phát nhiều lần, dù không để lại biến chứng nguy hiểm nhưng vì ngứa và gãi nhiều, tổn thương có thể bị nhiễm trùng do những vết xước trong khi gãi hoặc vệ sinh kém. Những tổn thương đó có thể để lại sẹo xấu, mất thẩm mỹ.
Trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng Viêm cầu thận. Vì vậy, người bệnh cần đến khám bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn kiểm soát và điều trị phù hợp.
CẦN LÀM GÌ KHI BỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA?
Đây là bệnh da dạng mạn tính, có đặc điểm là hay tái phát. Mục tiêu chính của việc điều trị viêm da cơ địa là loại trừ ngứa và tình trạng viêm ở da, ngăn chặn các cơn bùng phát trong tương lai.
Các chuyên gia da liễu cũng lưu ý bệnh nhân hạn chế các yếu tố kích thích bệnh khởi phát:
Tránh thức ăn dễ gây dị ứng, vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn, gối, nệm, thảm và màn cửa thường xuyên, tránh khói thuốc lá và môi trường bụi bặm.
Tắm không quá lâu và sử dụng nước ấm hơn là nước nóng.
Nên dùng một loại nước hoa, xà phòng cố định và có tính tẩy rửa nhẹ nhàng; nếu muốn thay đổi, nên thử trên một vùng da mỏng trước để xem có gây kích ứng hay không.
Hạn chế gãi da đến mức tối thiểu; đối với trẻ nhỏ, cần cắt móng tay và đeo găng tay vào ban đêm.
Khi trời nóng, cần mặc quần áo thoáng mát. Khi trời lạnh và khô, cần dưỡng da với các loại kem, sáp giữ ẩm. Uống đủ nước.
Theo viettimes
Ô nhiễm không khí kéo dài làm gia tăng bệnh viêm da, dị ứng Cao điểm Bệnh viện da liễu Trung ương tiếp nhận tới 2.500 bệnh nhân tới khám do mắc các bệnh lý khác nhau về da, trong đó có viêm da dị ứng, viêm da cơ địa. Theo ThS. BS Trịnh Minh Trang - khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương, thời gian qua, bệnh viện tiếp nhận không ít trường hợp...