Mùa nước nổi ở miền Tây là gì ? có gì ? mà hấp dẫn đến vậy
Mùa nước nổi ở Miền Tây là hiện tượng tự nhiên do con sông Mê Kông tạo ra. Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 7 – tháng 10 Âm lịch (tức tháng 8 – tháng 11 Dương lịch), con nước từ thượng nguồn sông Mekong lại đổ về đồng bằng sông Cửu Long tạo thành một biển nước, nhất là tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tứ Giác Long Xuyên.
Đây là lúc những cánh đồng xanh mát khi xưa được thay thế bởi cảnh tượng mênh mông sóng nước vô cùng đẹp đẽ. Mùa nước nổi cũng đem về cho người dân miền Tây quanh năm nhọc nhằn một mùa bội thu tôm cá.
Không chỉ đem lại một sức sống mới cho bà con nông dân nơi đây, mùa nước nổi miền Tây còn mang lại sức sống mới cho những cây sen, bông súng, cỏ năng, rừng tràm thêm xanh tốt. Mỗi mùa nước nổi về, miền Tây như được thay một màu áo mới, là mùa chim khắp nơi bay về làm tổ đầy đàn. Nói cách khác, đây thời điểm tất cả mọi thứ ở vùng đất này sinh sôi nảy nở.
ĐẶC SẢN MIỀN TÂY MÙA NƯỚC NỔI
Tùy theo khí hậu mỗi năm mà con nước đổ về sớm hay muộn nhưng mùa nước nổi năm nào cũng đem đến cho người miền Tây nhiều món đặc sản dân dã mà tuyệt vời: những con cá linh, cá lòng tong tươi roi rói chế biến kiểu gì cũng ngon; những bông điên điển được hái vội đem nấu với cá linh thành món cá linh nấu canh chua với bông điên điển, rồi thì khô cá lóc hay rau thập cẩm luộc, càng cua đồng, lẩu mắm…
VỀ MIỀN TÂY MÙA NƯỚC NỔI CÓ GÌ VUI?
Đến miền Tây mùa nước nổi là đến đúng mùa du lịch, khi mà miền Tây đang khoác trên mình lớp áo sắc màu rực rỡ nhất. Đây cũng là thời điểm các công ty du lịch mở rất nhiều tour tham quan miền tây với nhiều hình thức, lịch trình đa dạng. Các điểm đến thú vị, đặc sắc nhất của miền Tây mà du khách có thể ghé thăm lúc này có thể kể đến như: Khu du lịch Gáo Giồng Đồng Tháp Mười, vườn Quốc Gia Tràm Chim, rừng Tràm Trà Sư (An Giang), kênh Vĩnh Tế (An Giang)
Video đang HOT
HÌNH ẢNH MÙA NƯỚC NỔI Ở MIỀN TÂY
Không gian mưu sinh mùa nước nổi miền Tây
Hàng năm, cứ đến tháng 10 là nguồn nước từ sông Mê Công đổ về cùng những cơn mưa liên tục đã bổ sung nguồn nước dồi dào cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhiều nông dân vùng biên giới huyện An Phú, tỉnh An Giang thu nhập 1 triệu đồng/ngày nhờ đánh bắt cá linh
Hiện nước lũ đã tràn đồng khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên cũng như vùng đất trũng nhất ở khu vực hạ lưu là Hậu Giang.
Theo Tổng cục Thủy lợi, trong những ngày tới, lũ sẽ đạt đỉnh ở vùng đầu nguồn, mực nước dao động ở mức 3,5 - 3,7m, xấp xỉ và trên mức báo động (BĐ) 1, lũ nội đồng ở vùng thượng nguồn mức BĐ2-BĐ3, và trên BĐ3 vùng giữa và ven biển.
Nhiều nông dân đã bỏ sản xuất lúa thu đông (lúa vụ 3), để nước tràn đồng. Đây cũng là cách làm hay để đất được "nghỉ ngơi", đón phù sa. Không gian mưu sinh của người dân cũng nhộn nhịp theo mùa nước nổi với nhiều hình thức khai thác nguồn lợi từ đánh bắt thủy sản.
Dưới đây là một số hình ảnh được nhóm phóng viên Báo SGGP ghi lại.
Mua bán đặc sản mùa nước nổi nhộn nhịp trên vùng Tứ giác Long Xuyên
Thả lưới, hình thức bắt cá khá phổ biến ở vùng nước nổi Đồng bắng sông Cửu Long
Chợ chuyên mua bán sản vật mùa nước nổi, nơi chỉ nhóm họp khi con nước về đầy đồng, thường bắt đầu từ khuya
Mua con cua đồng
Vĩnh Long mùa nước nổi Vào mùa nước nổi, miền Tây khoác lên mình vẻ đẹp hữu tình, quyến rũ, làm mê đắm mọi tín đồ ưa xê dịch. Du lịch miền Tây mùa nước nổi, bạn sẽ thêm yêu cảnh đẹp non sông, thêm yêu cuộc sống con người, lúc này những cánh đồng xanh khi xưa đã trở nên mênh mông sóng nước với những khung...