Mùa nước nổi An Giang: Thả rau ngổ ở sông, ngày nào cũng có tiền tiêu
Mùa nước nổi năm nay, chị Đặng Văn Thị Mỹ Đậm, ngụ ấp Mỹ An 1, xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang thả 1.000m2 rau ngổ. Bình quân mỗi ngày chị Đậm thu hái vài chục ký rau ngổ bán kiếm tiền tiêu.
Những năm gần đây, mô hình trồng rau thủy sinh được nhiều nông dân trong tỉnh An Giang phát triển mạnh. Đây là cây trồng góp phần tăng thu nhập cho người dân trong mùa nước nổi. Trong đó mô hình trồng rau ngổ trên sông của gia đình chị Đặng Văn Thị Mỹ Đậm là ví dụ điển hình.
Gia đình chị Đậm có 7 nhân khẩu, sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, canh tác trên diện tích 6.000m2. Do phần đất này ở ngoài đê bao, nên mỗi năm chỉ sản xuất được 2 vụ lúa. Mùa nước nổi, gia đình chị Đậm tận dụng diện tích mặt nước ở khu vực sông Hậu để trồng thêm rau ngổ với diện tích khoảng 1.000m2 tạo thu nhập cho gia đình.
Trồng rau ngổ tạo thu nhập cho bà con mùa nước nổi ở An Giang.
Mỗi ngày, từ tờ mờ sáng gia đình chị Đậm tất bật bơi xuồng đi cắt rau ngổ để kịp bó và cân bán cho thương lái. Công việc này kéo dài đến 11-12 giờ trưa mới xong. Sau khi thu hoạch, gia đình chị Đậm cắt tỉa lá sâu, lá già, buộc lại thành từng bó rồi bán cho bạn hàng.
Bình quân mỗi ngày, gia đình chị Đậm thu hoạch vài chục kg rau, thu nhập từ 50.000-60.000 đồng. “Rau trồng tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên bà con yên tâm sử dụng”- chị Đậm cho biết.
Video đang HOT
Theo chị Đậm, rau ngổ là loại dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc. Loại rau này chỉ sống và phát triển tốt trên mặt nước. Sau nửa tháng trồng, cây bắt đầu đâm đọt, bắt rễ, vươn tược, lúc đó cắm cọc tre trên mặt sông để cây đan vào nhau, từ đó phát triển lan rộng ra nhưng không bị nước cuốn trôi ra giữa sông hoặc cuốn đi nơi khác.
“Đến lúc cây phát triển nhiều thì cắt tược bán. Lúc này, mỗi tược dài từ 40-50cm. Sau thời gian trồng từ 3-4 tháng bón 1 lần để cung cấp dinh dưỡng. Ngoài ra, trên cây rau ngổ thường bị sâu ăn lá gây hại nên phải phát hiện, điều trị sớm để tránh làm giảm năng suất, chất lượng”- chị Đậm thông tin.
Cũng theo chị Đậm, trồng rau ngổ mùa nước nổi cho năng suất cao hơn so thời điểm khác trong năm. Theo lý giải của chị, loại rau này thích hợp với nơi có nhiều nước. Thêm vào đó là mùa lũ, lượng phù sa dồi dào có trong nước cung cấp dinh dưỡng nên cây sinh trưởng và phát triển rất tốt.
Ngoài ra, rau ngổ trồng trong mùa nước thân non, dài; lá mượt hơn so với những thời điểm khác nên được ưa chuộng và giá bán cũng cao hơn. Hiện nay, rau ngổ của gia đình chị Đậm được bán cho các thương lái trong xã, cũng như nhiều chợ trên địa bàn TP. Long Xuyên.
Giống như chị Đậm, trong mùa nước lũ, nông dân nhiều địa phương trong tỉnh An Giang canh tác các loại rau thủy sinh như: rau dừa, rau nhút, rau muống… để phát triển kinh tế gia đình. Các mô hình này có ưu điểm là không tốn quá nhiều công sức, thời gian trồng ngắn và có thể thu hoạch cả năm; chi phí canh tác thấp nên phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là đối với những nông dân nghèo, ít đất sản xuất.
Theo Đình Đức (Báo An Giang)
An Giang: Độc đáo nông trại ngoại thành hút khách là học sinh
Không chỉ là vùng cung cấp nguyên liệu cho Công ty TNHH MTV Thương mại - Dịch vụ Phan Nam (Công ty Phan Nam, phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), Nông trại Phan Nam còn là địa điểm tham quan hấp dẫn của dân thành thị. Được tận mắt chứng kiến quá trình sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cây, thưởng thức sản phẩm tươi ngon ngay tại chỗ là trải nghiệm rất thú vị.
Mới lạ, vui, ấn tượng
Đó là cảm giác chung của 44 em học sinh lớp 11A11, Trường THPT Long Xuyên trong chuyến trải nghiệm tại Nông trại Phan Nam (xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên). "Em lựa chọn học nghề phổ thông với môn "nghề làm vườn" nhưng đây là lần đầu tiên em được tận mắt chứng kiến một nông trại quy mô lớn như thế. Em từng ăn dưa lưới nhưng không biết cây dưa lưới ra sao, từng thấy cà chua bi nhưng chưa hề biết "mặt mũi" của nó...
Theo Phan Nam, trong quá trình học nghề phổ thông, chủ yếu tụi em học lý thuyết qua sách vở, qua lời thầy, cô dạy, đi trải nghiệm nông trại thực tế thấy thú vị hơn rất nhiều" - em Lâm Hải Trường (học sinh lớp 11A11, nhà ở đường Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên).
Học cùng lớp với Trường nhưng nhà ở thị trấn An Châu (Châu Thành), những vườn cây ăn trái không còn xa lạ đối với em Trần Thiên Phú nhưng việc được trải nghiệm Nông trại Phan Nam mang đến cho em nhiều bất ngờ, thú vị. "Nhà của cậu em trồng xoài, ổi nhưng các loài cây không phong phú, đa dạng và tổ chức bài bản như ở đây. Lần đầu tiên, em mới thấy những nhà màng công nghệ cao, được phun nước tự động, cũng là lần đầu tiên em thấy những trái dưa lưới, trái cà chua bi mọc như thế nào...", Thiên Phú tỏ ra phấn khởi.
Thiên Phú cho hay: "Em rất ấn tượng với cây atiso đỏ và loại nước uống được chế biến từ trái atiso. Vào nông trại, cả lớp được cùng nhau tìm hiểu, khám phá các loài cây, tận mắt chứng kiến công nghệ sản xuất nông nghiệp hiện đại, thưởng thức sản phẩm tươi ngon ngay tại chỗ nên rất vui" .
Tiếp tục mở rộng
Anh Trần Linh Tâm, Farm trưởng Nông trại Phan Nam cho biết, dù mới đưa vào khai thác 50% diện tích nhưng nông trại cho thấy hiệu quả rất tốt, trở thành điểm thu hút đông đảo người dân đến tham quan, trải nghiệm.
"Tổng diện tích nông trại khoảng 4ha, hiện đã khai thác trồng được 2ha. Tại đây, chúng tôi đã xây dựng 2 nhà màng trồng cà chua bi (500m2/nhà màng), 3 nhà màng trồng dưa lưới (1.500m2), 5.000m2 ổi Nữ Hoàng (giống ổi ít hạt), 400m2 hoa kiểng, 400m2 rau ăn lá... cùng các loại cây ăn trái như: mít, dừa, hoa màu, cây atiso đỏ (còn gọi là cây bụt giấm, dùng để chế biến món ăn, nước giải khát, có tác dụng chính là mát gan, bổ thận)...", anh Tâm thông tin.
Anh Tâm cho biết thêm, trong nhà màng, chúng tôi sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, còn vườn bên ngoài sử dụng công nghệ tưới phun mưa. Chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh, chúng tôi có thể điều khiển tưới từ xa qua ứng dụng di động. Các loại cây trồng ở đây sử dụng giống thuần chủng trong nước hoặc nhập từ nước ngoài về. Hiện nay, các loại cây đều thích nghi, phát triển tốt và hầu hết đều đã cho thu hoạch sản phẩm" - anh Tâm thông tin.
Nếu trước đây, một số sản phẩm chưa trồng được ở An Giang, Công ty Phan Nam phải nhập hàng từ Đà Lạt về để phân phối lại thì hiện nay, nhờ có Nông trại Phan Nam, công ty đã chủ động được một phần nguyên liệu cho các cửa hàng nông sản an toàn. "Quy trình sản xuất tại nông trại được kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn sạch, an toàn thực phẩm.
Trong nông trại hiện có 7 nhân viên làm việc, trong đó có 2 kỹ sư, còn lại là nhân viên chăm sóc, thu hoạch. Ngoài ra, còn có 3 nhân viên phục vụ quán, hướng dẫn khách tham quan. Những ngày thường, có khoảng vài chục khách đến tham quan nông trại, còn dịp cuối tuần hoặc ngày lễ, có khoảng 100 - 200 người đăng ký vào trải nghiệm. Thường khách đi thành đoàn sẽ thông báo trước để nông trại bố trí người hướng dẫn.
Khách có nhu cầu uống nước, thưởng thức sản phẩm của nông trại, bơi xuồng, câu cá giải trí sẽ được phục vụ. Trường hợp có nhu cầu dùng cơm cứ đăng ký trước, nông trại đáp ứng luôn. Bên cạnh các sản phẩm thu hoạch tại nông trại, chúng tôi còn cung ứng những chậu cà chua bi (có sẵn trái), cây giống, hoa kiểng...Nếu khách đặt mua số lượng nhiều, nhân viên sẽ giao tận nhà" - anh Tâm nhấn mạnh.
Theo Ngô Chuẩn (Báo An Giang)
Nhộn nhịp xóm lưỡi câu mùa lũ về ở An Giang "Đã hơn 6 năm rồi, mùa lũ về xóm lưỡi câu này mới nhộn nhịp trở lại sau nhiều năm làm để sống qua ngày. Năm nay, lũ về sớm lại lớn nên bạn hàng tới đây đặt hàng nườm nượp. Vậy là làm "quyết liệt" ngày đêm mới kịp giao hàng"- ông Trần Văn Be (68 tuổi ngụ ấp Tây Khánh B,...