Mùa nước lụt bắt cá ngạnh ở miền Trung quê tôi
Mùa mưa lụt cũng là mùa bắt cá vui nhộn gắn bó bao ký ức tuổi thơ…
Hàng năm cứ đến chặng tháng chín là mùa của nước mưa giải hạn cũng là mùa mưa lụt xứ Quảng quê tôi.
Tháng chín công việc đồng áng đã xem như xong, lúa đã được đưa vào bồ, cây rơm đã được đánh lên cao, heo gà, trâu bò đã ở trong chuồng cùng với thức ăn thực phẩm dự trữ.
Thú bắt cá thật thích thú, nước đục ngầu và dưới sông kia cho bao nhiêu sản vật thiên nhiên. Ảnh: LƯU BÌNH
Sau đó là nỗi lo lắng chằng chắn nhà cửa, chặt cành cao cây xanh trong vườn, khơi thông các cống rãnh, mương nước… là xem như xong mọi việc trong nhà ngoài vườn.
Mọi việc thư thả xong chỉ còn kê cao chân ngồi chờ cơn bão hay chờ mưa chờ gió, lụt lội và ngóng tin tức từ cái ti vi, hay từ cái loa phát thanh chỗ sân bóng góc trước nhà.
Những cơn mưa cho nước về từ nguồn, những dòng sông xuôi đổ về biển mang đục ngầu phù sa từ miền cao về phân phát dọc hai bờ sông quê.
Con sông Yên hiền lành lặng lờ quanh năm mùa này mới được đón nước phù sa, nước dâng lên hai bờ ngâm chân các vạt rau ven bờ cũng là lúc người dân xôn xao với các dụng cụ lưới, vó, lờ, lắc la lắc lẻo trên vai từng người lũ lượt kéo ra bờ sông bắt cá. Đó vừa là thú vui vừa là cách kiếm tiền ngày mưa gió của người làm nông ngày nhàn.
Video đang HOT
Thú bắt cá thật thích thú, nước đục ngầu và dưới sông kia cho bao nhiêu sản vật thiên nhiên.
Cá chạy trốn mặt nước chảy xiết nhảy loi choi trên lưới, cá ngạnh mắc lưới treo lủng lẳng ngoài lưới chỉ phải tay người mới gỡ được ra. Mớ cá ngạnh trứng luôn được ưa thích nhất trong ngày mưa gió.
Cá ngạch trứng trước khi ăn phải được gỡ cái ngạnh ra chỉ còn xíu thịt đuôi và hai bụng trứng to béo.Món cá ưa thích cho nồi canh chua béo ngậy đây rồi.
Cá ngạnh vốn đã ngon, không cần nấu cầu kỳ, cá đã cắt ngạnh rửa sạch, ướp chút nước mắm ngon, hành, tiêu, chút ớt bột nếu ăn cay. Phi chút dầu thả cá vào tao cho thấm.
Nào măng chua, khế chua, vài cọng dọc mùng, mấy ngọn rau ngổ, lá hương nhu, trái chuối chát non (chuối hạt)… là nên nồi canh chua thanh vị.
Người miền Trung vốn ăn cay nên nồi canh chua nào cũng bẻ ít nhất hai trái ớt tươi cho vào nồi thì mới đủ vị!
Phụ liệu cho món canh chua thì tuỳ mùa nào thức nấy, đa dạng, không bắt buộc phải có loại gì, chỉ cần có vị chua là được.
Tôi đã qua bao mùa mưa lụt như thế trong đời những cơn mưa và lụt đem phù sa cho đất, đem nụ cười trên mắt người già, đem tiếng cười trong trẻo hồn nhiên của con trẻ trước cánh đồng lúp xúp nước.
Mùa mưa lụt cũng là mùa bắt cá vui nhộn gắn bó bao ký ức tuổi thơ…
Món canh chua cá ngạnh.
Chẳng phải vậy mà các cô gái công chức của tôi đang giờ làm việc ngó qua gương nhìn mưa là thảng thốt nhớ quê, rồi hớt hơ kể lể giấc này là đã theo ra đồng bắt cá, giấc này là đã lội nước lụt vui quá là vui..
Đậm đà hương vị canh chua
Chạm phải món ăn chơi- me chấm muối ớt, làm tôi nhớ hương vị canh chua quê nhà. Món canh chua nhiều người thích vì món ăn hội tụ đủ vị nhất, nào là chua, cay, ngọt, đậm đà của cá, cua, các loại rau và gia vị.
Thích còn vì canh chua nóng hôi hổi vừa thổi vừa húp. Còn vì canh chua mang đủ loại hương vị trái cây quê nhà. Những loại trái được hái trong vườn nhà, hoặc mọc hoang theo mé bờ sông rạch.
Canh chua được nấu bằng cua hoặc cá tép, ốc với chất chua và gia vị. Trái để tạo vị chua ngon cho nước canh là me, bần, khế, xoài xanh,... Mùa nào trái nấy, trái hết mùa thì lại nấu mẻ, nấu giấm. Những quả me, khế, bần hay giấm, mẻ khi đem nấu canh với cá, sẽ giúp khử mùi tanh của cá.
Và phải nấu đúng điệu mới ngon được nghen, phải phân ra loại cá nào, rau nào nấu với loại trái nào mới mang hương vị riêng và ngon. Mà không phải ngẫu nhiên có sự kết hợp độc đáo đó trong món canh chua. Mà được người xưa kết hợp để điều hòa khí vị hết sức tinh tế. Vì món ăn là bài thuốc mà.
Và trong nhà đã nuôi sẵn mẻ và giấm để khi nào bắt được cá tôm thì cả nhà sẽ có nồi canh chua mẻ, canh chua giấm với bắp chuối, môn ngọt, rau muống đồng, bông so đũa,...
Cái hũ bằng sành nho nhỏ, nằm cạnh góc giàn bếp, đó là cái hũ mẻ được nuôi bằng cơm nguội. Còn cái hũ to hơn kế bên là hũ giấm, cứ cách vài tuần lại lấy hũ cơm mẻ ra cho cơm nguội vào. Và lấy hũ giấm ra, cho giấm uống nước dừa tươi và rượu.
Nhà văn Vũ Bằng đã từng viết trong "Miếng lạ miền Nam" rằng: "Tôi yêu miếng lạ miền Nam nhiều là vì nó lạ- lạ đến nhiều khi không thể tưởng tượng được- và chính những cái lạ đó đã cho tôi thấy rõ hơn tính chất thực thà, bộc lộ và chất phác của con người Nam". Mà lạ thật, chỉ món canh chua thôi với bao vị chua khác nhau.
Món canh chua không chỉ ăn cho no, cho đã thèm, mà món ăn còn chứa cái tình, chứa một nền văn hóa sông nước. Mà lâu lâu ta lại nhớ.
Và nhà văn Vũ Bằng bày tỏ cảm xúc của mình khi "Ăn một miếng ngon của đất nước thấy bừng lên ở trong lòng một mối hạnh phúc vì đã được ăn một chút gì của đất nước, một tinh túy truyền từ năm, tháng nọ sang tháng, năm kia"... Mỗi người xa quê ai cũng thèm, cũng nhớ món ăn quê nhà và khi ăn món ăn quê nhà họ lại nhớ da diết quê hương.
Lạ miệng với mầm lạc Trong các loại rau mầm, phổ biến nhất là mầm đỗ xanh (còn gọi là giá). Thứ đến là mầm cải non. Thế nhưng mầm lạc (đậu phộng) lại là món ăn đặc hữu mà ít người được thưởng thức. Lại nói về giá, có thể chế biến thành nhiều món ăn. Giá có thể làm rau ăn sống, muối chua, xào, ăn...