Mùa nóng, đừng cho trẻ uống nhiều nước mát!
Lời khuyên này nghe như bất hợp lý, nhất là vào mùa nóng bức, trẻ dễ bị mất nước. Nhưng thật sự, các chuyên gia y tế cũng khuyên như thế.
Tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tạp hóa ở TP.HCM, hiện phần lớn trong hóa đơn tính tiền của người mua hàng đều có từ một đến vài loại nước giải khát không gas như trà xanh C2, trà xanh không độ, trà thảo mộc, trà xanh vị chanh, nước mía lau, nha đam, lô hội, cam thảo… hoặc bột đóng gói để nấu các món ăn mát như hột é, s ương sa, sương sáo, sâm bổ lượng…
Đặc biệt, thị trường nước giải khát năm nay có sự xuất hiện của nước linh chi, trà pha sữa, đào pha sữa… Nhiều phụ huynh quan niệm, các sản phẩm “2 trong 1″ như thế càng tốt cho trẻ hơn, vì sữa giàu chất dinh dưỡng, hoa quả lại tăng cường vitamin nên không tiếc tiền mua cho trẻ uống với số lượng lớn.
Không chỉ mua nước uống, nhiều bà mẹ còn mua cả các loại sữa tắm, dầu gội được nhà sản xuất quảng cáo chiết xuất từ tinh chất nha đam, cam, bạc hà… với hy vọng mang đến cho con mình làn da mát mẻ, mềm mại chống được rôm sảy trong mùa nóng.
Nhiều người muốn tiết kiệm, còn mách nhau đến các chợ bán sỉ như Bình Tây, An Đông… (TP.HCM) để mua được hàng giá rẻ. Đối với nước giải khát không gas, do năm nào cũng là sản phẩm nằm trong danh sách dự trữ hàng của tiểu thương nên so với giá ở siêu thị, giá tại chợ rẻ hơn khoảng 5.000 đồng/thùng. Còn với sản phẩm dùng nấu nước mát như rễ tranh, mía lau, râu bắp, trà xanh, khổ qua…, chỉ khoảng 20.000 – 30.000 đồng là các bà mẹ đã có một bó to nấu cho trẻ uống và tắm trong vài ngày.
Video đang HOT
Các bà mẹ nên mua các loại nước mát có chất lượng cao (hình minh họa).
Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, nắng nóng, trẻ dễ bị mất nước nên có nhu cầu uống nhiều nước hơn bình thường để bù vào.
Tuy nhiên, trẻ chỉ nên uống nước lọc là chính, các loại nước uống có tác dụng làm mát, hạ nhiệt như mía lau, rễ tranh, mã đề, hạt é, sương sâm, nước dừa, lô hội, cam thảo… chỉ nên vài ngày uống một lần với lượng vừa phải. Nếu uống nhiều sẽ gây tác dụng ngược là mất nước, mất sức vì đây là những sản phẩm làm lợi tiểu.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi càng không nên uống. Đường ruột trẻ còn yếu, nếu uống vào có thể bị nhiễm trùng gây tiêu chảy. Đặc biệt, trẻ sơ sinh uống nước cam thảo sẽ rất nguy hiểm. Theo quan niệm của dân gian, trẻ sơ sinh thường được cho uống cam thảo để giải nhiệt, thông đàm nhưng theo y khoa ngày nay, đây là việc không nên làm. Vì khi uống nước cam thảo vào, trẻ sẽ tiết nhiều đàm nhớt, có thể bị ngạt thở mà các bà mẹ không hay.
Với các loại nước trái cây đóng hộp, phụ huynh cần hết sức cân nhắc khi cho trẻ uống vì phần lớn các sản phẩm chứa chủ yếu hương liệu với đường bên trong. Trẻ uống thường xuyên sẽ bị béo phì.
Còn với các loại nước dùng để tắm mát cho trẻ hiện chưa có nghiên cứu nào công nhận là có hiệu quả tốt trong việc điều trị rôm sảy hay làm mát da cho trẻ. Đó là chưa kể trường hợp các bà mẹ dùng không đúng cách như chà cả xác trái khổ qua, lá trà lên người của trẻ hoặc mua sản phẩm không đạt chất lượng như sản phẩm bị ngấm thuốc trừ sâu, tẩm ướp hóa chất để giữ tươi lâu sẽ gây tác dụng ngược là kích ứng da, thậm chí gây ngộ độc cho trẻ.
Theo vietbao
Uống 7 tách trà/ngày dễ mắc ung thư tuyến tiền liệt
Đàn ông uống nhiều trà làm tăng khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt lên 50%.
Nghiên cứu của Đại học Glasgow phát hiện ra rằng, những người uống nhiều hơn 7 tách trà có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn những người uống ít hơn 3 tách trà mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy sự liên kết giữa trà và tuyến tiền liệt. Và họ cũng đưa ra kết luận, đàn ông có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh nếu họ giảm lượng tiêu thụ trà.
Ngành công nghiệp trà đã bác bỏ những phát hiện trên. Họ trích dẫn các nghiên cứu trước đây về việc không có mối liên hệ nào giữa trà đen và ung thư tuyến tiền liệt và thậm chí đồ uống này còn làm ngăn ngừa các bệnh.
Tổ chức tư vấn về trà của Anh (TAP) cho biết nghiên cứu có thể đã thiếu sót, và tỉ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao có thể là do các yếu tố khác, chẳng hạn như căng thẳng, hút thuốc lá hay do chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, Viện y tế và an sinh của trường cho biết, các nghiên cứu trước có ít hơn 6.000 người tham gia và có ít thông tin về lối sống hơn nghiên cứu này. Bản thân Tiến sĩ Kashif Shafique, trưởng nhóm nghiên cứu cũng rất ngạc nhiên khi phát hiện ra sự liên hệ này.
Kết quả này dựa trên nhiên cứu của tổ chức Midspan Collaborative, bắt đầu tiến hành ở Scotland vào năm 1970. Có 6.016 nam giới ở độ tuổi từ 21 đến 75 được yêu cầu cung cấp thông tin về lượng trà uống hàng ngày và được theo dõi trong suốt 37 năm.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra, 6,4% số người uống ít nhất 7 tách trà mỗi ngày có dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt, và 4,6% số người uống 3 tách trà mỗi ngày có dấu hiệu này. Khi so sánh các con số với tuổi tác, lối sống thì họ thấy những người nghiện trà có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 50%.
Tuy nhiên, tiến sĩ Bill Gorman, Chủ tịch Hội đồng Trà Vương quốc Anh, đại diện cho ngành công nghiệp này cho biết: "Tôi thấy rằng tiến sĩ Shafique không biết liệu chỉ riêng trà có làm tăng khả năng ung thư tuyến tiền liệt hay không".
Tiến sĩ Carrie Ruxton, một chuyên gia dinh dưỡng cho biết: "Nghiên cứu không cho thấy mối quan hệ nhân quả nào giữa uống trà và nguy cơ ung thư".
Tổ chức tư vấn về trà của Anh cho biết thực tế vẫn có những nghiên cứu khác cũng có những kết luận hoàn toàn trái ngược.
Theo vietbao
Bệnh không lây nhiễm gia tăng ở mức báo động Ngày 19/6/2012, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức Hội thảo Tăng cường năng lực phòng chống bệnh không lây nhiễm trong lĩnh vực y tế dự phòng. Các bệnh không lây nhiễm (chủ yếu là bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mãm tính) được coi...