Mùa nóng có cần bổ sung thêm muối vào thức ăn?
Rất nhiều người băn khoăn việc dùng muối như thế nào cho phù hợp. Một số người bảo mùa hè ra nhiều mồ hôi, cơ thể mất muối…
Vì vậy thức ăn nên đậm đà hơn, một số người lại cho rằng mùa hè ăn nhạt hơn thì cảm thấy mát, đỡ nhiệt…
Theo PGS.TS Lâm, mỗi người chỉ nên dùng dưới 6g muối/ngày (cả trong nước chấm, trong chế biến đồ ăn sẵn…), nhưng thực tế dân mình tiêu thụ gấp đôi số lượng muối đó nên không cần bổ sung thêm muối vào thức ăn.
Mùa hè nắng nóng, nhiều người ăn uống thất thường, thích gì ăn đấy, hoặc uống nước ngọt giải khát nhiều. Ăn uống như thế nào cho hợp lý, vừa đủ chất dinh dưỡng, thanh nhiệt mà vẫn giữ được sức khỏe?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết, mùa nóng thời tiết khó chịu, chúng ta không muốn ăn, đặc biệt các đồ chiên, xào, thế nhưng dù ăn gì chăng nữa vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng như: đường bột, chất béo, rau xanh quả chín… tùy theo nhóm tuổi khác nhau và đáp ứng tổng lượng đạm 1g cho 1kg thể trạng. Một người trưởng thành 1 ngày ăn 100-200g quả chín, 300g rau …
Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý, không phải chất đạm chỉ có trong thịt, cá, mà ngay trong rau, hoa quả, gạo, đậu tương… cũng có chất đạm. Như ăn 100g thịt gà đã có 16-17g đạm, 100g gạo có 7,6g đạm, 100g giá đỗ có 5g đạm …
Trời nóng nên chế biến thức ăn ở dạng mềm, lỏng dễ ăn. Chế biến đa dạng thực phẩm cho ngon miệng. Nên chú ý đảm bảo có canh, ví dụ canh cua nấu chua, canh rau, cá, thịt chua để dễ ăn. Ngoài ra chúng ta có thể ăn hoa quả, làm chè bột sắn, chè đậu đen, đậu nành… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
Video đang HOT
Một người trưởng thành 1 ngày ăn 100-200g quả chín, 300g rau …
Để giảm một số bệnh về đường hô hấp, tăng sức khỏe, chống chọi tốt với cái nóng thì uống nước cũng là vấn đề khá quan trọng. Tổng lượng nước của một người trưởng thành đảm bảo từ 2-2,5l/ngày, bao gồm cả ăn và uống. Trẻ em tùy độ tuổi, trung bình cần 1-1,5lít nước/ngày.
Các cháu chạy nhảy nhiều, ra nhiều mồ hôi cần đặc biệt quan tâm nước uống. Ngoài nước lọc ra, chúng ta cũng nên bổ sung nước hoa quả tươi bởi nó có kali lợi tiểu tốt. Với sữa, trẻ chỉ nên uống khoảng 500ml sữa/ngày. Nếu trẻ em béo phì thì nên chọn sữa thấp béo.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, sinh năm 1959. Năm 1982, tốt nghiệp khoa Dinh dưỡng điều trị, Đại học y Hà Nội. Cuối 1985 đến nay, công tác tại Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, là Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia 11 năm. Chuyên viên tư vấn dinh dưỡng về các vấn đề: trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn, còi xương, chậm tăng trưởng chiều cao, béo phì. Với người lớn, bà tư vấn cách ăn uống khoa học cho người béo phì, tiểu đường typ 2…
Theo Bee
Nấu trà bí đao giải nhiệt đã khát
Chúng tớ sẽ giúp bạn bổ sung vào thực đơn của mình một thức uống thanh nhiệt dành cho mùa hè được chế biến từ bí đao. Đó là Trà bí đao.
Nguyên liệu:
- 20g trà lipton túi lọc
- 2 lít nước
- 30g bí đao khô (bí đao tươi mua về rửa sạch, để cả vỏ, thái miếng, đem phơi hoặc sấy khô se lại là được)
- 100g đường phèn xay hoặc đập nhỏ
- 30 g nhãn nhục
Thực hiện:
1. Nấu 1 lít nước cho sôi, trụng trà, chế nước sôi vào trà, đậy nắp, để 10 phút, vớt bỏ túi trà.
2. Rửa sơ bí đao, để ráo. Nấu 1 lít nước còn lại cho nóng, cho bí đao và nhãn nhục vào nấu đến bí nở mềm, lọc lấy nước.
3. Cho nước bí đao nhãn nhục và nước trà vào nồi, cho đường vào nấu tan.
4. Rót vào chai, để nguội, cho vào tủ lạnh bảo quản.
Trà bí đao có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy thích.
Mẹo vặt:
- Bí đao là loại thức ăn giảm béo khá lý tưởng, vì khi ăn vào năng lượng sinh ra rất thấp, và trong thành phần của bí đao hoàn toàn không có chất béo (lipid). Vì vậy, những người có tình trạng gan nhiễm mỡ có thể luộc bí đao để ăn, hay ép bí đao lấy nước dùng hằng ngày (từ 200ml - 500ml) là một trong các giải pháp có hiệu quả và an toàn.
- Đóng trà bí đao vào chai có thể để được 1 tuần trong tủ lạnh
Theo SSM