Mua nhà trong ngõ ven đô là sống vì tiền, còn mua chung cư là dùng tiền để sống?
Không có quan điểm đúng sai liên quan đến việc dùng tiền để mua nhà trong ngõ hay mua chung cư để sống.
Bởi thực tế, mỗi lựa chọn đều có ưu, nhược điểm riêng.
Chinh (30 tuổi, Hà Nội) mới lập gia đình và quyết định mua căn nhà trong ngõ tại xã An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội với mức giá 2,3 tỷ đồng. Căn nhà 3 tầng, diện tích 32m2, nằm sâu trong con ngõ nhỏ và phải mất 50m mới có thể ra đường lớn.
Sống trong căn nhà 3 tầng, Chinh thừa nhận “có chút khổ”. Vì những đứa trẻ không có sân. Nếu xuất hiện những trận mưa to như đợt vừa rồi ở Hà Nội, con ngõ nhà anh ngập trong nước. Hay trước đó vào mua nồm, căn nhà ẩm ướt, đến phơi quần áo cũng trở nên khó khăn. Cuộc sống nhà trong ngõ khác biệt hoàn toàn so với những năm anh đi thuê chung cư ở.
Tuy nhiên, vợ chồng anh vẫn chấp nhận bởi 3-5 năm sau, căn nhà trong ngõ chắc chắn sẽ tăng giá tốt hơn so với nhà chung cư. Anh Chinh chia sẻ, năm 2016, vợ chồng anh đi tìm mua, một căn 4 tầng ở Yên Nghĩa, Hà Đông đã có giá 1,3 tỷ đồng. Đến năm 2021, khi quay trở lại khu vực này khảo sát, căn nhà 4 tầng cũ được định giá 2,5 tỷ đồng, gần như gấp đôi. Anh kỳ vọng căn nhà đang ở có thể tăng giá tốt trong vòng 3 năm tới. Với nguồn tài chính eo hẹp, anh Chinh xác định, sống khổ để chờ giá tăng.
Cũng là người trẻ nhưng chị Ngọc (Bắc Từ Liêm) lại không lựa chọn như vậy. Chị quan điểm cho rằng, dù chung cư là tiêu sản nhưng cuộc sống nên phải hưởng thụ. Chị Ngọc mua căn hộ chung cư ở Bắc Từ Liêm, 3 phòng ngủ, diện tích hơn 100m2 với giá 3,5 tỷ đồng. Đây là căn nhà thứ 3 gia đình chị chuyển tới.
Trước đó, chị từng mua chung cư 2 lần và lần nào bán cũng chỉ chênh khoảng 50 triệu đồng so với giá cũ. Nếu tính về thời gian thì giá chung cư tăng 50 triệu đồng, lại chưa kể chi phí đầu tư nội thất, chị Ngọc bảo, chắc chắn là lỗ.
Video đang HOT
Nhưng gia đình chị Ngọc chỉ xác định, nâng cấp đời chung cư từ bình dân đế cao cấp, từ diện tích nhỏ đến diện tích lớn. Và chị Ngọc khẳng khái nói: “Tôi không thích mua nhà ngõ rồi cảm thấy sống vất vả. Dù biết chung cư là tiêu sản nhưng tôi thích sống tiện ích”.
Thực tế, mua chung cư là tiêu sản, mua nhà đất trong ngõ là tài sản vẫn là tranh luận mà nhiều người thường đưa ra. Nhưng một chuyên gia bất động sản: ở chung cư không hoàn toàn tiêu sản và mua nhà đất trong ngõ chưa chắc là một tài sản sinh lời tốt.
Và quan điểm lựa chọn nhà chung cư hay nhà đất phục thuộc vào quan điểm từng người. Mua nhà trong ngõ là kiểu sống vì tiền còn mua chung cư là dùng tiền để sống. Mua chung cư là lựa chọn cuộc sống tiện ích, an toàn, đi lại nhanh chóng, dễ dàng. Còn người mua nhà trong ngõ, phải chấp nhận bất tiện của loại hình nhà đất, nhưng tài sản có thể tăng.
Nhưng thực tế, không phải ai mua nhà đất thì cũng sẽ “hưởng” tài sản gấp nhiều lần. Có nhiều nhà trong ngõ mất giá vì khu vực đó, giá đất không thể tăng. Thế nên, tương lai bạn có nhiều tiền hay không, có nhiều đất hay không còn phụ thuộc vào đầu óc kinh doanh, khả năng đầu tư như thế nào.
Mặt khác, nhiều người lựa chọn ở chung cư, sau nhiều năm, họ có rất nhiều tài sản như biệt thự, nhà phố. Họ lựa chọn sống chung cư, nên sức khoẻ tốt, ting thần thoải mái, làm được nhiều việc hơn. Vì cuộc sống tốt, nên họ đưa ra quyết định chính xác hơn trong sử dụng đồng tiền.
Chưa kể, một số dự án chung cư mang lại giá trị tăng đáng kể, dù không phải quá lớn. Nhìn số liệu thống kê của tổ chức nghiên cứu thị trường bất động sản, giá chung cư trong thời gian vừa qua đều tăng.
Theo các chuyên gia, khi xác định mua nhà để ở vì mục tiêu an cư và đầu tư cần phân định rạch ròi. Nếu như đặt mục tiêu an cư lên hàng đầu thì người mua nên tính toán tới không gian sống chất lượng như chung cư. Nhưng nếu xác định đầu tư thì nên chọn sản phẩm bất động sản có tốc độ tăng giá tốt hơn như đất nền, nhà phố vì chung cư không phải loại hình tối ưu khả năng sinh lời. Tuy nhiên, có thể thuê chung cư và dành tiền đầu tư đất nền cũng là phương án nhiều người lựa chọn.
"Lướt sóng" bất động sản chờ thời bùng lên
Trong những năm gần đây, nhiều tỉnh thành liên tục xuất hiện cơn sốt đất, phần lớn đi qua rất nhanh và chóng vánh.
Đáng chú ý trong thời gian qua mặc dù bị tác động từ Covid-19 nhưng nhiều nơi vẫn liên tục xảy ra sốt đất, việc lướt sóng diễn ra càng mạnh mẽ. Chuyên gia cho rằng, nhóm đầu tư theo hình thức này sẽ tiếp tục hoạt động mạnh khi thị trường vào giai đoạn mới.
Trước đó, kết quả khảo sát từ tệp khách hàng của 10 công ty bất động sản lớn tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam giai đoạn 2020-2022 do Công ty Việt An Hòa công bố cho thấy, tỷ trọng nhà đầu tư lướt sóng trên thị trường bất động sản phía Nam giảm dần và điều chỉnh về 0%.
Nguyên nhân khiến kiểu đầu tư này tạm dừng do những động thái siết chặt thị trường bất động sản từ cơ quan chức năng, địa phương, đặc biệt là việc nhiều ngân hàng đồng loạt kiểm soát tín dụng rót vào địa ốc, thuế chuyển nhượng bị kiểm soát chặt, đang góp phần làm chùn tay thao túng của giới đầu cơ, giảm thiểu mua đứt bán đoạn.
Tuy nhiên giới chuyên gia cho rằng, đây chỉ là nhất thời, khi thời cơ đến thì nhóm này sẽ lại quay trở lại. Đặc biệt, nhóm nhà đầu tư dạng này thường tụ lại rất đông ở thị trường mới khai phá, mới có thông tin quy hoạch, hoặc tại một số khu vực chuẩn bị có dự án lớn đến.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho rằng, đầu tư lướt sóng bất động sản lúc nào cũng có, dù ở miền Bắc hay miền Nam, có dịch hay không có dịch, thì vẫn luôn tồn tại.
Theo ông Đính, ở một góc độ nào đó, thị trường bất động sản vẫn rất cần dòng vốn từ các nhà đầu tư lướt sóng, họ mang tính hoạt náo viên kích thích thị trường sơ khởi. Nếu không có dòng vốn này, thị trường sẽ tương đối ảm đạm.
Nhóm nhà đầu tư dạng này thường tụ lại rất đông ở thị trường mới khai phá, mới có thông tin quy hoạch, hoặc tại một số khu vực chuẩn bị có dự án lớn đến.
"Gần đây, quá trình đầu tư vào hạ tầng đang rất phát triển, đó là chưa kể rất nhiều dự án FDI lớn chuẩn bị đổ bộ vào thị trường Việt Nam, nên kiểu gì cũng xuất hiện lướt sóng bất động sản. Do đó, tôi khẳng định không có chuyện hết thời, mà phải ngược lại, thị trường sắp có đợt đầu tư lướt sóng mới", ông Đính nói.
Tuy nhiên, trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, nhất là thời điểm đầu năm 2021, tình trạng lướt sóng bất động sản ồ ạt đã gây ra một số hệ quả nhất định, ông Đính cho rằng, Chính phủ cần có thêm công cụ để kiểm soát dòng vốn đầu tư lướt sóng.
"Như tôi đã nói, các nhà đầu tư bất động sản giống như ngòi nổ, giúp thị trường sôi động lên. Tuy nhiên, vừa qua, việc đầu tư lướt sóng ồ ạt tại các địa phương quản lý yếu kém, đã khiến giá đất nhiều nơi tăng ảo, phi thực tế. Điều này có thể tạo ra bong bóng bất động sản, về lâu dài rất có hại. Vì vậy, cần có thêm công cụ để kiểm soát", ông Đính nhấn mạnh.
Đồng quan điểm đó, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch thường trực CLB bất động sản Hà Nội cho rằng, kiểu đầu tư lướt sóng sẽ khó triệt tiêu, nhóm nhà đầu tư này chỉ chờ thời quay trở lại.
"Đến nay, thị trường đang có dấu hiệu hạ nhiệt, nhóm đầu tư lướt sóng sẽ tạm rút quân chờ thời. Nhưng khi dòng tiền chảy vào bất động sản lại tăng mạnh, hay có thông tin mới về các đại dự án nhóm này sẽ tiếp tục khuấy đảo thị trường. Tuy nhiên, việc đầu tư bất động sản hay lướt sóng đều không sai, vì chưa có pháp luật nào cấm việc này, chỉ là mục tiêu đầu tư của mỗi người sẽ khác nhau. Tôi cho rằng, muốn triệt tiêu cần có các công cụ pháp luật", ông Điệp đưa quan điểm.
Hiện tượng "lướt sóng" bất động sản rõ ràng có tác động không nhỏ đến thị trường, trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên những cơn sốt đất cục bộ. Tuy nhiên, ở góc độ nào đó, theo nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản vẫn rất cần dòng vốn từ các nhà đầu tư "lướt sóng". Họ mang tính hoạt náo viên kích thích thị trường sơ khởi. Nếu không có dòng vốn này, thị trường sẽ tương đối ảm đạm.
Cũng theo giới chuyên gia, việc giá nhà đất liên tục đội lên trong thời gian qua không thể đổ hết tại môi giới hay các nhà đầu tư "lướt sóng", mà do quy luật cung cầu và sự ủng hộ của thị trường, cùng đó là sự kỳ vọng của các nhà đầu tư. Theo đó, khi thị trường có nhu cầu lớn đương nhiên giá bất động sản sẽ tăng mạnh.
Tuy nhiên, việc đầu tư lướt sóng cũng sẽ gây ra nhiều rủi ro như nhiễu loạn thị trường bất động sản, giá tăng cao khiến người có nhu cầu thực khó tiếp cận. Đặc biệt, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của nhà đầu tư khi thị trường đột ngột "gãy sóng".
T&A Corp lập "cú đúp" giải thưởng vinh danh nghề môi giới BĐS 2022 T&A Corp kiêu hãnh với vị thế "Top 10 Sàn giao dịch BĐS quy mô & hiệu quả nhất Việt Nam 2021" và xuất sắc ghi danh trên bảng vàng "Top 10 Sàn giao dịch BĐS tiêu biểu Việt Nam 2021 - KV miền Nam" trong 4 năm liền. Đây là hai giải thưởng nằm trong khuôn khổ chương trình Gala Vinh Danh...