Mua nhà Mỹ Đình Rinh ngay quà bất ngờ cùng Hateco Apollo
Không chỉ sở hữu căn hộ ở ngay khu vực Mỹ Đình 2 với mức giá chỉ từ 1,32 tỷ đồng/căn, khách hàng còn có cơ hội nhận ưu đãi lên tới 50 triệu đồng khi đặt mua căn hộ Hateco Apollo tại thời điểm này.
Sở hữu nhà riêng chỉ với 400 triệu đồng trong tay
Theo chia sẻ của ông Lê Hoàng Châu (Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM), tại Việt Nam, giá nhà vừa túi tiền cao gấp 22 – 25 lần so với thu nhập trung bình của xã hội. Đặc biệt là tại Hà Nội, giá nhà trung bình còn đạt mốc cao gấp 35 thu nhập (Theo thống kê của Numbeo.com năm 2017). Như vậy, việc sở hữu được một căn hộ tại Thủ đô đối với nhiều người có mức thu nhập trung bình và nhiều gia đình trẻ là điều không tưởng.
Tuy nhiên, với mức giá bất ngờ cùng chính sách bán hàng hấp dẫn, dự án Hateco Apollo (mặt đường Xuân Phương, Nam Từ Liêm) đã biến điều không tưởng đó trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể, khi đặt mua căn hộ tại dự án, khách hàng được hỗ trợ vay vốn lên tới 40% GTCH, lãi suất 0% trong 12 tháng.
Như vậy chỉ cần đóng trước 30% GTCH, tương đương với khoảng 400 triệu đồng khách hàng đã có thể sở hữu cho mình một căn hộ 2PN tại khu vực phía Tây Hà Nội. Đối với những khách hàng không có nhu cầu vay vốn và muốn thanh toán sớm sẽ nhận được ưu đãi chiết khấu tới 3% giá trị căn hộ.
Không những thế trong giai đoạn này, CĐT Hateco JSC kết hợp với ĐVPP Đất Xanh Miền Bắc mang tới ưu đãi cực lớn dành cho khách hàng đặt mua căn hộ tòa CT2 – tòa đẹp nhất dự án, đây như một lời tri ân dành cho khách hàng đã tin tưởng lựa chọn dự án Hateco Apollo. Theo đó, 30 khách hàng đầu tiên có giao dịch thành công sẽ được nhận ngay quà tặng giá trị 50 triệu đồng, trừ thẳng vào HĐMB.
Hateco Apollo – Chốn an cư lý tưởng
Video đang HOT
Dự án Hateco Apollo tọa lạc tại khu vực Mỹ Đình 2, ngay mặt đường Xuân Phương, cách đường Trần Hữu Dực mở rộng 500m, cạnh tuyến đường sắt trên cao. Nhờ vị trí này, cư dân không chỉ dễ dàng di chuyển vào trong khu vực trung tâm thành phố để đi học, đi làm mà còn thuận tiện di chuyển đến các tỉnh thành lân cận.
Hateco Apollo đáp ứng đầy đủ yêu cầu về một không gian sống lý tưởng
Hateco Apollo gây ấn tượng với khách hàng nhờ hệ thống tiện ích nội ngoại khu đầy đủ về thương mại, vui chơi giải trí, y tế, giáo dục,… như: Viện huyết học truyền máu TW, viện 198, BV Y học cổ truyền, Trường TH Đoàn Thị Điểm, THPT Lô-mô-nô-xốp, Đại học Thương Mại, ĐH Công Nghiệp, Siêu thị Thành Đô, Fivimart, Pico… Ngoài ra, dự án sở hữu hồ điều hòa rộng 3000 m2 ngay trong khuôn viên, mang lại một không gian sống lý tưởng cho cư dân.
Thiết kế căn hộ Hateco Apollo có diện tích linh hoạt từ 59 – 90 m2, bố trí 2 – 3PN. Điểm cộng chính là các căn hộ đều có logia, tận dụng tối đa khả năng thông gió và chiếu sáng tự nhiên, giúp không gian sống của mỗi gia đình luôn tràn ngập sinh khí.
Hiện dự án Hateco Apollo đã cất nóc và đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến bàn giao vào quý I/2019. Có thể thấy tại thời điểm hiện tại, trên thị trường bất động sản Hà Nội, Hateco Apollo chính là dự án hiếm hoi sắp bàn giao sở hữu tầm giá hấp dẫn, tiện ích đầy đủ, vị trí tốt, đáp ứng được nhu cầu của đại đa số khách hàng.
A.D
Theo Trí thức trẻ
Ngân hàng cần phát huy vai trò trọng yếu trong việc 'xanh hóa' dòng vốn đầu tư
Cần tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng trong việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Hình ảnh tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Huy Thắng
Đây là nội dung được các chuyên gia, nhà quản lý thảo luận tại Hội nghị chuyên đề "Định hướng phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam" tổ chức ngày 8/11 trong khuôn khổ triển khai Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam.
Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về môi trường như biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, lũ lụt, ô nhiễm môi trường, mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong vòng hai thập kỷ tới không chỉ là tăng trưởng nhanh như các giai đoạn trước đây mà phải là tăng trưởng xanh và bền vững, hướng tới phát triển kinh tế xanh.
Để thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững cần huy động nguồn lực của toàn xã hội. Ngành ngân hàng có trách nhiệm trong việc hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển đổi kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững thông qua cơ chế huy động và cung ứng vốn cho các dự án bảo vệ môi trường là đặc biệt quan trọng.
Điều đó thể hiện ở 2 khía cạnh cơ bản. Thứ nhất, các tổ chức tín dụng (TCTD), ngân hàng phải là cầu nối giữa các tổ chức, cá nhân, giữa bên thừa vốn và thiếu vốn; tham gia vào quá trình đánh giá và quản lý rủi ro các dự án đầu tư, trong đó gồm cả những rủi ro môi trường. Thứ hai, bản thân hoạt động của các ngân hàng cũng tác động trực tiếp tới môi trường, thông qua việc ứng dụng công nghệ để phi chứng từ hóa các phương tiện thanh toán, áp dụng ngân hàng điện tử trực tuyến...
Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), ngành ngân hàng đã có các chính sách tín dụng hướng tới tăng trưởng xanh. Cụ thể như các chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao; chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; hướng dẫn thực hiện cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; chương trình cho vay tái canh cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020; chương trình cho vay trồng rừng theo Nghị quyết 30a, Nghị định 75/2015/NĐ-CP
Một số TCTD đã lồng ghép hoạt động về tín dụng xanh trong chiến lượng phát triển của TCTD; các TCTD đã xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ NH cho các ngành/lĩnh vực xanh; đa phần các TCTD quan tâm đến việc đánh giá rủi ro môi trường và xã hội (17 TCTD đã xây dựng quy trình thẩm định rủi ro môi trường và xã hội trong các quy định nội bộ); một số ngân hàng đã tích cực tham gia các dự án có vốn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế đã tuân thủ đúng quy định của các tổ chức này về bảo vệ môi trường và cấp tín dụng xanh
Tuy đạt được một số kết quả nhưng, đại diện Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho rằng, việc đầu tư vào lĩnh vực xanh đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường cao. Cần có hướng dẫn về danh mục các ngành/lĩnh vực xanh vẫn còn chung chung, chưa có các tiêu chí cụ thể để các TCTD căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. Việc phát triển các ngành kinh tế xanh đòi hỏi đồng bộ các giải pháp, cơ chế từ chính sách thuế, vốn, kỹ thuật, thị trường, quy hoạch và chiến lược phát triển từng ngành, lĩnh vực. Nhận thức và năng lực của các TCTD trong phát triển sản phẩm tín dụng xanh mới ở bước đầu và còn hạn chế
Về định hướng chính sách tín dụng hướng tới tăng trưởng xanh thời gian tới, NHNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện tín dụng xanh cho các TCTD; tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội cho 11 ngành kinh tế; xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án thân thiện với môi trường; đẩy mạnh huy động các nguồn lực để thực hiện chính sách tín dụng xanh
Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược NHNN cho biết, phấn đấu đến năm 2025 có 100% ngân hàng xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. 100% các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; Kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cần có ít nhất 10-12 ngân hàng có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Có 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh.
Để thực hiện được các mục tiêu, ngành Ngân hàng cần tiếp tục phát huy vai trò trọng yếu trong việc "xanh hóa" dòng vốn đầu tư; định hướng nguồn lực tài chính vào những lĩnh vực xanh (cho vay vào các dự án năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, nông nghiệp sạch, xử lý rác thải...); hạn chế dòng vốn vào những dự án gây ảnh hưởng tới môi trường thông qua việc tính đủ chi phí rủi ro môi trường và xã hội vào chi phí sử dụng vốn vay.
Các giải pháp trên góp phần thúc đẩy các khách hàng vay vốn chuyển đổi dự án và mục đích sử dụng vốn vay sang các dự án thân thiện với môi trường. Nói cách khác, các chính sách tín dụng xanh là một giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải độc hại, hướng nền kinh tế tới mục tiêu tăng trưởng xanh.
Các ngân hàng cần thực hiện theo hướng dẫn của NHNN về đánh giá rủi ro môi trường và xã hội; kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đưa việc đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hướng dẫn về kiểm toán nội bộ và trong các báo cáo chung của ngân hàng; phát triển kế hoạch quản lý rủi ro môi trường và xã hội sau khi đánh giá và giám sát các dự án và các khoản vay đã triển khai.
Ngoài ra, đại diện các vụ, cục, chuyên gia cho rằng công tác đào tạo truyền thông cũng rất quan trọng. Cần tăng cường truyền thông nhận thức và trách nhiệm xã hội của toàn ngành Ngân hàng trong việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hóa hoạt động ngân hàng, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; tích cực thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Cần có các khóa đào tạo và tăng cường nhận thức cho nhân viên về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, tín dụng xanh, ngân hàng xanh, hiểu được tầm quan trọng về quản lý rủi ro môi trường và xã hội; tổ chức tuyên truyền tổ chức sự kiện cho khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh; giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc không gây tác động xấu đến môi trường.
Huy Thắng
Theo baochinhphu.vn
Ngân hàng 'xoay' vốn cho vay cuối năm Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp hay chi tiêu cá nhân dịp cuối năm, vào mùa lễ tết... cao vọt khiến nhiều ngân hàng đã đụng trần tăng trưởng tín dụng đang phải đôn đáo tìm cách "xoay" vốn để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhiều ngân hàng đã đụng trần tăng trưởng tín dụng đang phải đôn đáo tìm cách...