Mua nhà không chỉ xem giá
Sau một thời gian dài giá liên tục sụt giảm, thị trường BĐS đóng băng, đến nay những dấu hiệu “tan băng” đã dần xuất hiện, người có nhu cầu thực về nhà ở bắt đầu rục rịch đi tìm mua nhà.
Thị trường BĐS đang ấm dần ở nhiều phân khúc
Tuy nhiên, theo một Cty nghiên cứu thị trường, trong tâm lý khách hàng đang có sự dịch chuyển khi cho rằng giá hiện không còn là yếu tố duy nhất và càng không phải là điều kiện cuối cùng để đưa đến quyết định mua nhà.
Thời gian cách đây 1-2 năm không ít khách hàng đã mua được nhà nhưng vẫn phải ngậm “trái đắng” do chất lượng căn hộ quá kém. Anh Minh – chủ căn hộ một dự án ở khu vực Hà Đông chia sẻ: “Sau gần 1 năm chậm tiến độ, cuối năm 2013 vừa rồi gia đình tôi mới được nhận nhà, niềm vui chưa được bao lâu thì nỗi thất vọng đã lên gấp bội bởi dọn về ở chưa đầy 1 tháng thì nhà đã bị thấm dột, các hạng mục liên quan, lan can bảo vệ đã có dấu hiệu rỉ sét, hư hỏng, độ an toàn thấp khiến gia đình tôi lo ngay ngáy”.
Cũng nhờ có những “minh chứng sống” như anh Minh mà người mua nhà đã có thêm hiểu biết, với họ, giá cả chỉ là một phần trong số rất nhiều tiêu chí được đặt ra trước khi đi đến quyết định xuống tiền mua căn hộ.
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển – Phó TGĐ CTCP BĐS Thế kỷ, kiêm Giám đốc kinh doanh Siêu thị dự án STDA, qua khảo sát tâm lý khách hàng tại các phiên mở bán gần đây cho thấy, khách hàng đã không coi giá cả là yếu tố kiên quyết khi tìm hiểu dự án, điều họ quan tâm hơn cả là chất lượng công trình, uy tín chủ đầu tư cũng như tiến độ thực tế của dự án. Nếu chất lượng công trình tốt, chủ đầu tư uy tín, dự án đã hoàn thành mà có mức giá hơi “chát”, khách hàng vẫn quyết định xuống tiền”.
Cũng theo ông Tuyển, các dự án được người mua quan tâm và mua nhiều nhất vẫn là những dự án có chất lượng tốt, đã hoàn thành tiến độ, sẵn sàng cho khách hàng vào ở ngay, đơn cử như dự án Sails Tower (quận Hà Đông) do Cty TNHH Khải Hưng làm chủ đầu tư giá từ 15,5 triệu/m2, hay các dự án Xuân Mai Tower có giá từ 16,5 – 17,5 triệu đồng/m2, dự án Hoàng Liệt với mức giá khoảng 14,5 triệu đồng/m2, dự án CT2A Tân Tây Đô giá từ 12,5 triệu đồng/m2…
Tuy nhiên, ông Tuyển lưu ý, các sản phẩm được chào bán thuộc nhóm phân khúc giá rẻ thì nhiều nhưng dự án đáp ứng được đầy đủ nhu cầu sống và có mức hỗ trợ tối ưu từ đơn vị phân phối, chủ đầu tư lại được chào bán không lớn. “Tôi lấy ví dụ, cùng là dự án giá rẻ, cùng trên một địa bàn, nhưng tại sao dự án Sails Tower lại được khách hàng chuộng?
Đó là vì chất lượng dự án, khách hàng có thể nhìn thấy qua các tiện ích như: Thang máy tốc độ, hệ thống camera an ninh, hệ thống báo cháy tự động, bể bơi nằm trên đỉnh khối đế giữa 2 tòa tháp… Ngoài ra, người mua chỉ cần 420 triệu là có thể mua nhà, nếu có khó khăn về tài chính thì còn được ngân hàng hỗ trợ cho vay 70% giá trị hợp đồng trong vòng 15 năm, không tính phí trả trước hạn…
Video đang HOT
Tất cả những yếu tố đó khiến dự án này hút khách, ngay sau khi chủ đầu tư tiến hành bàn giao hoàn toàn vào dịp Tết Nguyên đán 2014 cho khách hàng, chỉ 2-3 tuần sau đó số lượng dân cư đến ở đã chiếm tới 80%”, ông Tuyển nói. Và đây cũng là điều mà người mua nhà thời điểm này nên cân nhắc!
Xuất hiện “tiền chênh”
Nếu như tính đến giai đoạn trước quý IV/2013, lượng tồn đọng của nhiều dự án căn hộ cao cấp vẫn lên tới 60% thì đến thời gian gần đây, nhờ khả năng thanh khoản của thị trường được cải thiện, số lượng căn hộ chưa bán được chỉ còn khoảng 10 – 15%. Đặc biệt, các căn hộ có vị trí đẹp, diện tích phù hợp đều đã có chủ. Chính vì vậy, để mua được căn hộ phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng thực đã sẵn sàng chấp nhận trả khoản “tiền chênh”.
Anh Trần Văn Hưng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Giai đoạn trước thị trường trầm lắng nên vợ chồng tôi cứ chờ với hy vọng giá nhà sẽ còn giảm nữa. Sau khi tìm hiểu thị trường đã ở mức giá thực, xem xét một số dự án, chúng tôi mới giật mình các căn hộ có diện tích và mức giá hợp lý với mình đều cơ bản bán hết. Mua to hơn thì vượt quá khả năng tài chính. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định chấp nhận trả thêm một khoản tiền chênh để mua căn hộ phù hợp”.
Tuy nhiên, không phải đơn giản để dự án nào cũng có được khoản tiền chênh. Theo tìm hiểu của phóng viên, những dự án có tiền chênh đều là những dự án của chủ đầu tư uy tín, đảm bảo tiến độ đúng như cam kết, có lợi thế về vị trí và hạ tầng cơ sở đã hoàn thiện.
Mức giá chênh dao động trong khoảng từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu, phụ thuộc vào diện tích căn hộ, vị trí, mức độ hoàn thành của từng dự án khác nhau. Còn đối với các chủ đầu tư không đủ khả năng tài chính để triển khai dự án theo tiến độ, dù liên tục tung các chiêu giảm giá nhưng vẫn không có người mua.
Những khách hàng đã trót đặt tiền vào các dự án “đắp chiếu” đó, chưa biết đến khi nào nhận được nhà, họ đành phải bán cắt lỗ để chuyển sang mua của các chủ đầu tư lớn. Họ sẵn sàng chấp nhận một khoản tiền chênh hợp lý để sớm nhận nhà ở chứ không phải sở hữu nhà trên giấy.
“Chờ đợi mãi mà thấy dự án chẳng thấy tiến triển gì. Hàng tháng gia đình tôi vẫn phải trả một tiền thuê nhà không nhỏ. Vì vậy vợ chồng tôi quyết định bán cắt lỗ căn hộ đã đặt cọc ở đây đi và chuyển sang mua của dự án đã hoàn thành của chủ đầu tư khác. Dù phải trả thêm một khoản tiền chênh nhưng tính ra vẫn hiệu quả hơn là tiếp tục thuê nhà và không biết sẽ phải thuê nhà đến bao giờ.” – Chị Mai Hiền – khách hàng mua căn hộ của dự án Golden Land – Nguyễn Trãi chia sẻ.
Sự xuất hiện trở lại của khoản “tiền chênh” không chỉ cho thấy rõ nét hơn dấu hiệu phục hồi của thị trường BĐS mà còn khiến cho tất cả mọi người tham gia vào thị trường “cùng vui”, từ chủ đầu tư dự án, đến người bán, người mua nhà. Một môi giới lâu năm trên thị trường BĐS cho rằng, khoản “tiền chênh” từ giao dịch mua bán báo hiệu niềm tin của khách hàng đã quay trở lại và hứa hẹn một năm ấm lên của thị trường BĐS. Và với quan hệ tương hỗ, sự phục hồi của thị trường BĐS sẽ góp phần không nhỏ cho sự ổn định của nền kinh tế nói chung.
Tại thị trường Hà Nội, ở phân khúc cao cấp đã có một số dự án được người mua nhà quan tâm giao dịch như Thăng Long Number One tại số 1 Đại lộ Thăng Long của Viglacera hay Star City Lê Văn Lương của Ocean Group,… Hai dự án này đều là dự án đang giao nhà, hoặc sắp giao nhà. Theo công bố của chủ đầu tư, tỉ lệ giao dịch thành công tại Thăng Long Number One đến nay đạt khoảng 90% trên tổng số khoảng 1000 căn hộ. Căn hộ dự án Star City Lê Văn Lương cũng vừa được mở bán đợt mới với giá bán trung bình dao động khoảng 33-34 triệu đồng/m2 (bàn giao thô) diện tích căn hộ từ 50m2 đến hơn 152m2. Ngay ngày đầu chào bán đã có 40 giao dịch thành công… Tín hiệu tích cực của thị trường BĐS Hà Nội không chỉ thể hiện qua số lượng giao dịch thành công mà còn được nhận định thông qua số liệu về tình hình thu thuế trước bạ và thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng BĐS. Thị trường căn hộ chung cư cũng đang chuẩn bị chào đón một lượng lớn căn hộ sẽ hoàn thiện trong năm 2014.
Theo Tuấn Nam – Minh Anh
Lao Động
Khởi động đô thị vệ tinh của TPHCM
Theo quy hoạch Vùng TPHCM, xung quanh đô thị hạt nhân là TPHCM hiện hữu sẽ có chuỗi đô thị vệ tinh như Thủ Dầu Một (Bình Dương), Nhơn Trạch (Đồng Nai)... Đầu năm nay, nhiều sự kiện lớn khởi động đã mở màn cho sự phát triển chuỗi đô thị vệ tinh này.
Thủ Dầu Một mạnh mẽ
Lấy đô thị hạt nhân TPHCM làm trung tâm, các đô thị trong phạm vi bán kính 30km từ trung tâm này sẽ là các đô thị vệ tinh của TPHCM. Trong đó, thành phố Thủ Dầu Một là một đô thị vệ tinh độc lập trong chuỗi các đô thị vệ tinh này.
Có thể nói, trong 2 đô thị vệ tinh độc lập của Vùng TPHCM (Thủ Dầu Một, Biên Hòa) thì Thủ Dầu Một dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng đã có bước tiến rất nhanh và mạnh mẽ, quy hoạch đồng bộ và phát triển đô thị thần tốc. Bình Dương không chỉ cải tạo đô thị cũ mà còn đặt mục tiêu mở rộng gấp đôi đô thị trung tâm với đề án xây dựng Thành phố mới Bình Dương rộng đến 1.400 ha.
Tối 20/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cùng lãnh đạo Trung ương và tỉnh Bình Dương nhấn nút khánh thành tòa nhà chính trị - hành chính tập trung tỉnh Bình Dương. Tòa nhà này xây dựng theo hình tháp đôi, mỗi tháp cao 21 tầng với kinh phí trên 1.400 tỷ đồng. Trung tâm hành chính đi vào hoạt động không chỉ đánh dấu cho quá trình cải cánh hành chính của tỉnh mà còn giúp cả khu đô thị Thành phố mới Bình Dương chuyển mình, xây dựng nên một diện mạo mới cho Thủ Dầu Một.
Trung tâm hành chính Bình Dương đi vào hoạt động, Thành phố mới chuyển mình
Dù đề án xây dựng Thành phố mới Bình Dương đã được khởi động từ lâu với mục tiêu xây dựng một khu đô thị mới hiện đại, mở rộng và làm động lực phát triển thành phố Thủ Dầu Một hiện hữu. Tuy nhiên, đến nay Thành phố mới Bình Dương chỉ có cơ sở hạ tầng, đường xá được xây dựng sẵn nhưng chưa thu hút được nhiều dân cư.
Nhưng sau sự kiện "dời đô" này, tất cả hoạt động hành chính của tỉnh sẽ dời về đây, các tiện ích phục vụ hoạt động này sẽ tự động dời về đây trong tương lai gần và trở thành hạt nhân xây dựng nên khu đô thị này. Do đó, nhiều người vẫn xem sự kiện ngày 20/2 mới chính thức là sự kiện khởi động xây dựng Thành phố mới Bình Dương, giúp mở rộng Thủ Dầu Một trở thành 1 trong 2 đô thị vệ tinh lớn nhất của TPHCM.
Cơ hội cho Nhơn Trạch
Nhơn Trạch dù thuộc địa phận Đồng Nai nhưng trong quy hoạch vùng TPHCM, đây lại là một đô thị vệ tinh phụ thuộc của đô thị hạt nhân TPHCM bởi nó nằm sát nách thành phố lớn này, chỉ cách nhau bởi nhánh sông Sài Gòn.
Khi thông tin quy hoạch Nhơn Trạch thành đô thị vệ tinh của TPHCM, nằm trên tuyến đường cao tốc nối TPHCM với sân bay Long Thành được công bố, nhiều người đã mơ đến sự đổi thay nhanh chóng của vùng đất này. Chính quyền địa phương cũng nhanh chóng quy hoạch xây dựng khu đô thị mới đạt chuẩn, hiện đại bên cạnh khu thị tứ cũ của Nhơn Trạch.
Thế nhưng, quy hoạch 10 năm vẫn chưa thành hiện thực. Những khu dân cư trong đô thị mới Nhơn Trạch đã xong hạ tầng, chia nền, thậm chí là xây nhà nhưng vẫn hoang vắng, chẳng có mấy người ở. Nguyên nhân chính là vì sân bay Long Thành chưa khởi động, đường cao tốc nối thẳng TPHCM với Nhơn Trạch chưa thành, thế ngăn sông khiến Nhơn Trạch chưa chuyển mình được.
Sau 10 năm quy hoạch, Nhơn Trạch vẫn chưa cất cánh được
Ngày 2/1, 20km đầu tiên của tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn từ đường Vành đai 2 (quận 9) đến QL 51 (tỉnh Đồng Nai) đã chính thức được thông xe. Theo Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, đường cao tốc giúp rút ngắn hơn một nửa thời gian lưu thông từ TPHCM về thành phố Vũng Tàu. Nhưng điều quan trọng là điểm cuối của đoạn 20km này nối vào Nhơn Trạch, mở ra 1 cơ hội cho Nhơn Trạch phát triển khi chưa có sân bay Long Thành.
Ngay sau sự kiện thông xe đoạn 20km cao tốc trên, tỉnh Đồng Nai và chính quyền Nhơn Trạch đã có buổi họp bàn điều chỉnh quy hoạch đô thị mới này cho phù hợp tình hình mới, đón đầu cơ hội phát triển. Nhiều công ty bất động sản cũng rục rịch khởi động lại các dự án khu dân cư đang hoang hóa từng ngày tại đây. Bởi theo họ, khi cách trở giao thông được khắc phục, lợi thế giá đất rẻ sẽ giúp khu đô thị này nhanh chóng phát triển. Một cơ hội mới cho đô thị vệ tinh phụ thuộc phía Đông Nam TPHCM chuyển mình.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Chết đuối khi chơi trò đu dây ở khu du lịch Bị rơi áo phao khi chơi trò đu dây qua sông, nữ du khách bị chết đuối. Đáng nói là vụ việc xảy ra tại khu du lịch nhưng nhân viên cứu hộ rất chậm chạp. Sáng 23/2, các đơn vị nghiệp vụ Công an huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, vẫn đang điều tra, xác định nguyên nhân dẫn đến vụ chết...