Mua nhà hết sạch tiền, đây là cách cô gái trẻ tiết kiệm 1/3 chi phí sắm đồ nội thất mà vẫn đảm bảo chất lượng
Tiết kiệm hàng trăm nghìn đô la rất dễ dàng với Michelle Gross khi cô chịu bỏ công sức và thời gian của mình để cải tạo những món đồ nội thất cũ nhưng chất lượng còn tốt.
Michelle Gross là một người phụ nữ độc lập về tài chính. Điều này dẫn tới tính cách tiết kiệm và thắt chặt chi tiêu của cô. ” Tôi rất yêu thích các dự án DIY trong cuộc sống của mình vì các sản phẩm luôn có sự độc đáo lại rẻ hơn nhiều so với mua ở cửa hàng “, Michelle Gross chia sẻ.
Michelle Gross thích tự làm mọi thứ để tiết kiệm chi phí.
Sau khi Michelle Gross tự mua được một ngôi nhà ở thành phố New York của Hoa Kỳ cô đã cạn kiệt hầu như số tiền tiết kiệm. ” Nếu bạn là một người phụ nữ tự lập, mua nhà bằng số tiền làm ra từ một công việc duy nhất và tiết kiệm bằng việc thắt chặt chi tiêu thì sẽ hiểu được mua nhà tốn kém tới mức nào. Khi mua nhà xong, bạn còn phải làm việc với một nhà thiết kế nội thất, chi phí vô cùng đắt đỏ “, Michelle Gross chia sẻ.
Mặc dù Michelle Gross không phải là một DIY-er chuyên nghiệp, nhưng cô hiểu rõ những lợi ích của việc tự làm ra những thiết bị nội thất cho ngôi nhà bằng những món đồ cũ chất lượng lợi ích hơn rất nhiều lần nếu mua các món đồ chỉ được cái mã với giá rẻ.
Chỉ với một lớp sơn mới, Michelle Gross đã biến chiếc ghế cũ chất lượng tốt thành một sản phẩm mới hợp xu hướng hơn.
Ngoài việc tiết kiệm chi phí hơn, việc làm mới đồ nội thất chất lượng cao còn giúp sản phẩm bền so với việc mua đồ mới. Việc này đòi hỏi Michelle Gross phải có rất nhiều sự kiên nhẫn, bền bỉ và thỉnh thoảng cũng phải trả giá vì những sai lầm khi cải tạo lại.
Nhưng với việc thời gian vận chuyển lâu hơn do dịch bệnh thì việc tái sử dụng đồ nội thất cũ có thể xem là một lựa chọn đáng giá để cô gái này dành thời gian.
Michelle Gross bắt đầu bằng cách tham gia một nhóm những người có cùng sở thích làm lại đồ nội thất. Họ trao đổi với nhau về cách kết hợp màu sắc, tầm quan trọng của việc cân bằng giữa sự thoải mái mà vẫn giữ được kết cấu của thiết kế cao cấp trong mỗi món đồ nội thất cũ mua về để cải tạo.
Mặc dù quá trình này hơi tốn thời gian nhưng nó giúp họ tiết kiệm được hàng nghìn đô la vào việc mua đồ nội thất mới. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà Michelle Gross đã trải qua khi cải tạo lại các món đồ nội thất trong nhà, được cô chia sẻ lại.
- Có rất nhiều cửa hàng và trang web cung cấp đồ nội thất cũ mà bạn có thể tìm thấy món đồ ưng ý
Michelle Gross đã mua chiếc ghế này và sơn lại rồi bày vào hiên nhà. Chi phí toàn bộ chưa đến 200 đô la (4,5 triệu).
Bạn có thể vào phần Marketplace của Facebook để tìm kiếm các sản phẩm phù hợp. Ngoài ra cũng có các nhóm bán nội thất đã qua sử dụng mà bạn nên tham gia và tìm kiếm. Một số sản phẩm độc đáo, chất lượng sẽ xuất hiện khiến bạn phải bất ngờ đấy.
- Phải vạch ra những món nội thất cần mua
Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất có thể đặt ra cho bản thân khi trang bị nội thất cho một ngôi nhà mới là ngân sách dự trù. Michelle Gross đã không làm tốt điều này ngay từ đầu tiên. Trên thực tế, cô đã rất hào hứng với việc tìm nguồn cung cấp đồ nội thất cũ và cả những ý tưởng phục chế mỗi khi tìm thấy một món đồ trên mạng. Cho đến khi phòng khách trong căn hộ của Michelle Gross chất đầy đồ đạc, lúc này cô mới nhận ra rằng mình cần phải giảm tốc độ mua sắm xuống.
Michelle Gross đã phải lập một danh sách, trong đó vạch ra các thứ tự ưu tiên mua sắm đồ nội thất. Những món được liệt kê là đồ cũ, không thể thiếu và cần mua.
Michelle Gross tìm thấy bộ đĩa ăn, bát và ly rượu hình tôm hùm này từ một cửa hàng ký gửi, giá 50 đô la (1,1 triệu).
Video đang HOT
- Tránh mất thời gian vào việc làm mới những món đồ nội thất có quá nhiều chi tiết
Michelle Gross đã mang đến cho những chiếc ghế này một diện mạo hoàn toàn mới.
Sản phẩm cấp đầu tiên mà Michelle Gross thử sức cũng là thử thách lớn. 8 chiếc ghế gỗ đẹp (hình trên) nhưng đã sờn được cô mua với giá 25 đô la (569k) tức là khoảng 3 đô la (68k) cho mỗi chiếc ghế. Một mức giá quá rẻ.
Thế nhưng, những chiếc ghế quá khó để làm mới. Bởi lẽ chúng có nhiều góc cạnh và chi tiết. Michelle Gross phải chà nhám ghế, sơn một ít sơn lót chuyên dụng cho đồ nội thất, sơn thêm một lớp mới màu trắng, rồi sơn lại bằng tay những chi tiết nhỏ trên thành ghế bằng màu vàng đồng. Tổng cộng, cô mất 2 tuần để hoàn thành việc sửa sang được 8 chiếc ghế.
Nhìn lại, việc làm mới sản phẩm này đã mang lại một số bài học quý giá. Michelle Gross nhận ra rằng, khi mới bắt đầu không nên tham lam sản phẩm khó, hãy chọn một món đồ nội thất đơn giản. Nó khiến bạn ít căng thẳng và ít tốn thời gian hơn.
- Xem hướng dẫn trên Youtube
Michelle Gross đã cải tạo một chiếc bàn làm việc mua trên Facebook Marketplace với giá 15 đô la (341k) bằng những gợi ý học được trên Youtube.
Mỗi một món đồ nội thất bạn cần có kế hoạch sửa sang nó ra sao. Nếu không phải người chuyên nghiệp, cách tránh rủi ro tốt nhất là phải tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước. Kênh miễn phí mà Michelle Gross tìm đến để có những thông tin hữu ích cho việc cải tạo lại của mình chính là Youtube. Cô sẽ xem người ta cải tạo như thế nào rồi học theo. Những thông tin mà Michelle Gross học được giúp cô tạo ra những sản phẩm đẹp mắt và bền bỉ hơn.
- Nên tận mắt xem đồ nội thất cũ rồi thương lượng giá mua
Trừ khi người bán tuyên bố rõ ràng rằng giá của họ là giá cuối, còn nếu không mọi thứ đều có thể thương lượng. Nếu Michelle Gross không chắc chắn về số tiền trả cho người bán, cô nói với họ rằng muốn xem mặt hàng trước khi chuyển tiền.
Tất nhiên, điều này có rủi ro. Nếu món đồ đó độc đáo nguy cơ bị người khác chuyển tiền mua trước là rất cao. Thế nhưng, làm việc trực tiếp với người bán, xem món đồ và thương lượng giá mang tới sự an toàn và giảm toàn bộ rủi ro mua hàng online xuống. Một món đồ nội thất nên được mua bằng hình thức tới tận nơi xem hàng.
Cô gái trẻ chia sẻ 12 điều thay đổi trong cuộc sống hàng ngày đã giúp cô thanh toán món nợ 1 tỷ đồng một cách nhanh chóng
Bắt đầu bằng cách dần dần thay đổi lối sống của mình, cuối cùng tôi đã trả hết khoản nợ cả tỷ đó trong 2 năm.
(Bài biết là chia sẻ của cô gái tên Charis Barg về kinh nghiệm của bản thân trên trang Buzzfeed)
Trước đây dù có công việc với thu nhập khá ổn định nhưng tôi lại mắc một khoản nợ lớn lên đến 46.500 USD (khoảng 1 tỷ đồng). Lúc ấy tôi cảm thấy mọi thứ liên quan đến tài chính thật sự quá phức tạp. Nhưng sau đó tôi nhận ra nếu mình không trả nợ càng sớm càng tốt thì khoản nợ ấy sẽ trở thành gánh nặng kinh khủng trong cuộc sống.
Bắt đầu bằng cách dần dần thay đổi lối sống của mình, cuối cùng tôi đã trả hết nợ trong 2 năm.
Cô gái Charis Barg.
1. Liệt kê các khoản nợ ra giấy
Bằng cách viết ra giấy tất cả các khoản nợ và số tiền phải thanh toán hàng tháng, bạn sẽ có cái nhìn đầy đủ, rõ ràng hơn về những món nợ mình phải trả. Từ đó bạn mới có thể đưa ra phương án để giải quyết chúng.
2. Tập trung vào trả nợ từng món một
Các khoản nợ của cá nhân tôi như sau:
1. Vay sinh viên gần 30.000 USD, trong đó chia thành 8 khoản vay nhỏ hơn dao động từ 1.000 USD đến 6000 USD.
2. Khoản vay mua ô tô 13.000 USD.
3. Ba khoản nợ thẻ tín dụng với số tiền khác nhau từ 500 USD đến 2.000 USD
Về cơ bản có 2 phương pháp trả nợ, thứ nhất là trả khoản nợ nhỏ nhất trước để tạo động lực trả những khoản nợ lớn hơn, thứ hai là tập trung vào việc trả các khoản nợ với lãi suất cao trước.
Tôi đã kết hợp 2 phương pháp ấy và trả các khoản nợ của mình theo thứ tự như sau:
1. Nợ thẻ tín dụng từ số nợ thấp nhất đến số nợ cao nhất.
2. Khoản vay mua ô tô.
3. Khoản vay sinh viên.
3. Tính toán số tiền lãi phải trả
Nợ nần thường đi kèm với lãi suất, đó là một khoản tiền rất đáng kể. Sau khi tính toán số tiền lãi mình phải trả hàng tháng, tôi thực sự cảm thấy sốc. Điều ấy đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy tôi phải trả nợ càng nhanh càng tốt.
4. Nghiêm túc theo dõi chi tiêu
Trước đó tôi chưa bao giờ thực sự nắm được mình đã tiêu tiền vào những thứ gì. Để theo dõi chi tiêu, tôi bắt đầu sử dụng ứng dụng điện thoại đơn giản có tên Your Dollars Count.
Tôi ghi lại các khoản mua sắm thường xuyên nhất, bạn có thể sử dụng công cụ ghi chép khác miễn sao cảm thấy thoải mái và tiện dụng.
5. Thắt chặt chi tiêu
Trong nhiều thời điểm, nhất là giai đoạn gần trả hết nợ, tôi muốn việc trả nợ được thúc đẩy nhanh hơn, do đó tôi đã đóng băng chi tiêu của mình.
Tôi chỉ tiêu tiền vào một số danh mục cố định như nhà ở và các tiện ích đi kèm, mua sắm tạp hóa, bảo dưỡng ô tô và khí đốt, chi phí y tế. Chi phí cho giải trí tôi giữ ở mức nghiêm ngặt 100 USD/tháng. Nếu có thứ gì không thuộc danh mục ấy thì tôi không chi tiền.
6. Chấp nhận rằng nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy không thoải mái
Rõ ràng khi thắt chặt chi tiêu để dành tiền trả nợ thì nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu. Nhiều lần tôi muốn trang trí thêm cho căn hộ, có vài món đồ cũ cần được thay mới hay tôi muốn đến một nhà hàng đẹp đẽ, mới lạ để dùng bữa. Khi không được thỏa mãn các mong muốn đó, tôi cảm thấy không thoải mái chút nào.
Nhưng tôi cũng biết rằng nợ nần không thể tồn tại lâu trong cuộc sống của mình, từ đó mong muốn trả nợ trở nên lớn hơn cảm giác khó chịu khi phải trì hoãn việc mua sắm, hưởng thụ kia.
Đến lúc trả hết nợ, bạn hoàn toàn có thể đi ăn ngoài hoặc trang trí lại căn hộ, lúc ấy niềm vui sẽ được nhân đôi.
7. Luôn tìm những lựa chọn thay thế rẻ hơn
Có nhiều món đồ giá thành rẻ mà vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng và đảm bảo thẩm mỹ. Tôi mặc những bộ trang phục có giá bình dân hơn, sử dụng giày, kính mắt rẻ hơn để tiết kiệm chi phí. Không phải cứ đắt mới đẹp và tốt, bạn hoàn toàn có thể tìm được kha khá món đồ giá cả phải chăng mà chất lượng vẫn đáng khen.
Bạn có thể áp dụng tinh thần đó lên khía cạnh quà tặng, đâu phải cứ quà đắt tiền mới có ý nghĩa và được người nhận yêu thích!
8. Trở thành một người theo chủ nghĩa tối giản
Tôi dọn dẹp tất cả những đồ đạc dư thừa trong nhà, giúp không sống gọn gàng, thoáng đãng hơn. Tôi chỉ mua những món đồ mình thực sự cần, giữ gìn chúng cẩn thận và sử dụng tối đa công năng của nó. Nhờ cách làm ấy mà trong nhà tôi có rất ít đồ đạc, vừa giúp tiết kiệm tiền mà nhà cửa không bao giờ bị bừa bộn.
9. Nấu ăn thường xuyên
Tôi bắt đầu lập kế hoạch cho các bữa ăn và nấu ăn tại nhà. Phải thừa nhận rằng nấu ăn không phải là năng khiếu của tôi nhưng nó chính là yếu tố thay đổi hoàn toàn cuộc sống của tôi trong suốt quá trình trả nợ. Nó giúp tiết kiệm rất nhiều tiền thực phẩm, thúc đẩy nhanh việc xóa sạch các món nợ.
Tôi thường đi mua tạp hóa mỗi tuần một lần từ các cửa hàng có mức giá hợp lý, sau đó làm các bữa ăn lớn để không phải nấu nướng mỗi ngày, tiết kiệm thời gian.
10. Học khâu vá, tại sao không?
Tôi chắc rằng có nhiều người chỉ nhìn thấy một vết rách trên áo sơ mi đã ngay lập tức bỏ nó đi. Trước đây tôi cũng có hành vi tương tự, song rõ ràng đó là thói quen khiến bạn phải chi tiêu nhiều hơn.
Tôi đầu tư một bộ dụng cụ may vá và bắt đầu học khâu quần áo, tận dụng những đồ vẫn còn sử dụng tốt.
11. Lên thư viện mượn sách thay vì mua ngoài cửa hàng
Chúng ta thường lên thư viện mượn sách trong khoảng thời gian sinh viên, vậy tại sao lúc trưởng thành lại không thể? Thực sự cách làm này không phổ biến với nhiều người nhưng nó lại là một trong những yếu tố giúp tôi trả nợ nhanh hơn.
Nếu bạn cũng yêu thích đọc sách và tiêu tốn khoản lớn để mua sách thì mẹo này sẽ cực hữu dụng cho bạn.
12. Tạm thời ngừng tiết kiệm
Vừa muốn trả được nợ lại vẫn muốn dành một khoản thu nhập cho mục đích tiết kiệm, chắc chắn sẽ rất khó khăn đấy. Nợ nần sẽ càng mất nhiều thời gian để trả.
Món nợ có lãi suất, do vậy cách làm hợp lý nhất là dành toàn lực trả hết nợ sau đó mới xây dựng lại kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm mới.
Bật mí ý tưởng cải tạo nhà đón Tết cực tiết kiệm Dưới đây là những ý tưởng cải tạo nhà dịp cuối năm, mang đến một không gian sống tốt hơn, giúp bạn tiết kiệm chi phí cực hiệu quả. Tận dụng ý tưởng thiết kế ban đầu Khi tiến hành cải tạo nhà dịp cuối năm, gia chủ nên ưu tiên tận dụng những ý tưởng thiết kế ban đầu nhằm tránh phá...