Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiề.n, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản
Bỏ hơn 559 triệu đồng mua nhà, 15 năm sau, người phụ nữ Trung Quốc bàng hoàng nhận ra hợp đồng mua nhà không có hiệu lực”.
Năm 2003, vợ chồng chị Ngụy Tư Lệ ở Nội Mông, Trung Quốc, có ý định kinh doanh cho thuê nhà ở. Sau khi bàn bạc, 2 vợ chồng họ bắt đầu đi khắp nơi để tìm nhà cũ và mua lại. Cùng lúc đó, ở bên kia thành phố, một người phụ nữ nghèo tên Lưu Á Vân cũng đang đăng tin rao bán nhà để có tiề.n trả nợ. Khi biết tin bà Lưu bán nhà, chị Ngụy lập tức tìm đến hỏi thăm.
Theo 163, ngôi nhà của bà Lưu nằm ở ngoại ô thành phố Xích Phong, có diện tích 146 m2. Thấy gia cảnh của người phụ nữ này khó khăn, một mình nuôi 2 con rất vất vả nên chị Ngụy đã mua căn nhà trên với giá 160.000 NDT (hơn 559 triệu đồng), cao hơn giá thị trường lúc đó. Bà Lưu thấy vậy thì rất cảm kích. Hai bên sau đó đã ký hợp đồng mua nhà và bàn giao bàn theo đúng thỏa thuận.
Ảnh: 163
15 năm sau đó, Ngụy Tư Lệ gần như đã quên mất người phụ nữ từng bán nhà cho mình. Thế nhưng vào một ngày nọ, mẹ con bà Lưu Á Vân bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà khiến chị vô cùng bối rối. Sau một lúc nói chuyện, người phụ nữ kia cũng nói rõ mục đích ghé thăm.
Hóa ra, khi biết được tin ngôi nhà cũ của mình nằm trong khu vực bị giải tỏa, có thể nhận được một số tiề.n đền bù lớn, bà Lưu đã đến tìm chị Ngụy để yêu cầu chia phần. Với số tiề.n đền bù 4,19 triệu NDT (hơn 14,6 tỷ đồng) mà chị Ngụy nhận được, bà Lưu chỉ yêu cầu chia cho bà 1,5 triệu NDT (hơn 5,2 tỷ đồng).
Ngụy Tư Lệ cho rằng yêu cầu của bà Lưu rất vô lý nên lập tức từ chối: “15 năm trước, bà đã bán nhà cho tôi. Kể từ đó, ngôi nhà đó là của tôi rồi, bà còn liên quan gì nữa đâu mà tới đòi chia phần?”
Mặc dù bị từ chối, gia đình bà Lưu vẫn liên tục tìm đến nhà chị Ngụy để yêu cầu chia tiề.n. Không thể chịu đựng được nữa, chị Ngụy liền dọa sẽ báo cảnh sát. Tuy nhiên, con trai của bà Lưu là Điền Quân lại không quan tâm, thậm chí còn dọa ngược lại người phụ nữ này:
“Nếu làm vậy, cô có thể sẽ mất trắng đấy. Tôi đã kiểm tra và phát hiện hợp đồng mua bán nhà trước đây của 2 bên gia đình không có hiệu lực. Do đó, ngôi nhà cổ này vẫn thuộc sở hữu của chúng tôi”.
Video đang HOT
Ảnh: 163
Nghe những lời Điền Quân nói, Ngụy Tư Lệ cũng có dự cảm không lành. Chị nhanh chóng tìm luật sư để xin hướng dẫn nhưng lại nhận được tin tức chấn động. Hóa ra, theo luật Trung Quốc ở thời điểm đó, nhà ở nông thôn bị cấm bán cho người dân có hộ khẩu thành thị. Ngụy Tư Lệ lại là người có hộ khẩu thành thị nên hợp đồng mua nhà mà chị và bà Lưu ký kết quả thực không hợp lệ.
Nhận được tin này, Ngụy Tư Lệ như bị sét đán.h bên tai. Chưa kịp lấy lại bình tĩnh, người phụ nữ này lại nhận được giấy triệu tập của tòa án địa phương. Theo đó, người khởi kiện là gia đình bà Lưu Á Vân. Tòa án thành phố Xích Phong sau khi xem xét vụ việc đã xác nhận hợp đồng mua nhà giữa 2 bên không có hiệu lực. Tuy nhiên, tòa cũng bác bỏ yêu cầu chia tiề.n phá dỡ của gia đình họ Lưu vì thời điểm mua bán nhà, các cơ quan liên quan cũng chưa thông báo việc ngôi nhà sẽ phá dỡ trong tương lai.
Ngay sau đó, chị Ngụy đã chủ động khởi kiện nhà họ Lưu. Tại tòa, người phụ nữ này cho biết việc hai bên ký hợp đồng mua nhà là dựa trên nguyên tắc công bằng và tự nguyện. Hơn nữa, vợ chồng chị đã sống ở ngôi nhà này 15 năm nên quyền sở hữu căn nhà phải thuộc về họ. Mặt khác, năm đó khi chuyển đến ở, vợ chồng chị cũng đã nộp đơn xin cải tạo và mở rộng diện tích nên căn nhà hiện tại cũng không còn là căn nhà của năm đó.
Trước tuyên bố của chị Nguỵ, gia đình bà Lưu ra sức phản đối. Họ cho rằng hợp đồng mua nhà vô hiệu nên ngôi nhà vẫn thuộc quyền sở hữu của họ. Điều đó cũng có nghĩa là họ có quyền nhận một phần tiề.n đền bù đất.
Nghe đối phương nói vậy, chị Ngụy tức giận nói: “Gia đình anh biết căn nhà không thể bán cho người thành thị nhưng vẫn chọn cách giấu giếm chuyện này và bán nhà cho tôi. Đây chẳng phải là lỗi của gia đình anh trước sao?”
Ảnh: 163
Lời của Ngụy Tư Lệ khiến cả nhà họ Lưu đỏ mặt. Để giải quyết vụ án này, thẩm phán Tòa án địa phương đã tiến hành kiểm tra nhà của chị Nguỵ. Theo đó, khi bà Lưu bán nhà cho người phụ nữ này, diện tích căn nhà chỉ có 146m2, 284m2 còn lại do chính Ngụy Tư Lệ mở rộng. Vì vậy, số tiề.n phá dỡ 284m2 hoàn toàn thuộc về chị Nguỵ. Trong vụ việc này, ngay từ đầu chính gia đình bà Lưu đã vi phạm tinh thần của hợp đồng nên họ phải chịu 70% trách nghiệm. Ngụy Tư Lệ cũng phải chịu 30% trách nhiệm vì sự thiếu hiểu biết của mình về pháp luật.
Vào tháng 12 năm 2018, tòa án địa phương đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ tranh chấp. Tổng số tiề.n phá dỡ ngôi nhà là 4,19 triệu NDT. Theo xác định trách nhiệm pháp lý, Ngụy Tư Lệ có thể nhận được 3,82 triệu NDT (hơn 13 tỷ đồng) còn gia đình bà Lưu chỉ có thể nhận được 370.000 NDT (hơn 1,2 tỷ đồng). Hơn nữa, nếu họ muốn nhận được số tiề.n phá dỡ thì phải trả lại 160.000 NDT tiề.n nhà cho chị Nguỵ. Kết quả, gia đình bà Lưu chỉ có thể nhận được 210.000 NDT (hơn 733 triệu đồng).
Ngụy Tư Lệ đồng ý với kết quả này. Đối với số tiề.n phải chia cho gia đình bà Lưu Á Vân, chị sẽ xem đó là một bài học đắt giá cho bản thân.
Ở nhờ suốt 5 năm, thấy chủ nhà được đền bù giá tốt, người đàn ông quay lại đòi chia hơn 4 tỷ đồng: "Tôi xứng đáng được nhận tiề.n"
Gia chủ đã vô cùng sững sờ khi nghe yêu cầu chia tiề.n của người đàn ông Trung Quốc này, dù suốt thời gian cho ở nhờ, họ chẳng thu một đồng tiề.n nào.
Nể mặt thân thích nên cho "ở nhờ"
Vào khoảng hơn 10 năm trước, ông Giang (*tên nhân vật đã được thay đổi) - một người đàn ông sống tại Bắc Kinh, Trung Quốc - nhận được cuộc gọi từ một người thân ở quê. Gia đình này mong muốn ông giúp chuyển hộ khẩu của con trai mình, Tiểu Khương (*tên nhân vật đã được thay đổi), vào nhà ông để cậu cũng có hộ khẩu Bắc Kinh, tạo điều kiện thuận lợi hơn khi đăng ký học tập tại các ngôi trường trong thành phố.
Nể tình thân má.u mủ, ông Giang không nỡ từ chối nên đồng ý, nhưng cũng yêu cầu họ cam kết rằng sau khi tốt nghiệp đại học, Tiểu Khương sẽ chuyển hộ khẩu ra khỏi nhà ông để không làm xáo trộn cuộc sống gia đình ông.
Sau khi chuyển hộ khẩu tới Bắc Kinh, Tiểu Khương cũng chuyển đến học tại một trường cấp 3 trong thành phố, từ đây cuộc sống của cậu được gửi gắm cho vợ chồng ông Giang. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, cậu cũng thi đỗ một trường đại học ở đây. Trong thời gian 4 năm đó, ông Giang cùng vợ luôn chủ động chăm sóc cháu trai, từ bữa ăn đến sinh hoạt, dù không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ tài chính nào từ cha mẹ Tiểu Khương. Dẫu vậy, vợ chồng ông Giang vẫn giữ im lặng, coi như giúp đỡ người thân.
Tranh chấp dần xảy ra
Sau khi tốt nghiệp, Tiểu Khương không trở lại quê nhà mà tìm được công việc tại Bắc Kinh và tiếp tục ở lại nhà ông Giang. Điều này khiến bà Giang cảm thấy khó chịu vì sự bất tiện trong sinh hoạt. Trong lúc đang định nhắc nhở gia đình Tiểu Khương về việc chuyển hộ khẩu, ông Giang bất ngờ nhận được thông báo nhà mình nằm trong diện giải tỏa. Sau khi hoàn thành các thủ tục, gia đình sẽ nhận khoản tiề.n bồi thường đáng kể.
Tại thời điểm đó, chính sách bồi thường của Trung Quốc có liên quan tới số nhân khẩu trong hộ khẩu gia đình. Vì thế, khoản tiề.n bồi thường mà gia đình ông Giang nhận được tăng thêm nhờ có sự hiện diện của Tiểu Khương. Là người sống minh bạch, ông Giang lập tức gọi điện, chủ động thảo luận với cha mẹ Tiểu Khương về việc phân chia khoản tiề.n này.
Cha mẹ cậu cho rằng số tiề.n đó nên được dùng để bù đắp chi phí ăn ở và sinh hoạt của con trai trong nhiều năm qua. Thỏa thuận này đã được các bên đồng ý. Đồng thời, cha mẹ Tiểu Khương đã nhắc con trai chuyển ra ngoài để cả nhà ông Giang di dời tới khu vực tái định cư.
Khi lòng tham lấn át tình thân
Tưởng rằng mọi chuyện đã kết thúc, nhưng hơn 10 năm sau, Tiểu Khương bất ngờ liên hệ với ông Giang yêu cầu trả lại khoản tiề.n 1,2 triệu NDT (khoảng 4 tỷ đồng) mà cậu cho là phần bồi thường đáng lẽ thuộc về mình.
Hóa ra, sau khi chuyển khỏi nhà ông Giang, Tiểu Khương bắt đầu cuộc sống thuê nhà ở Bắc Kinh, nơi tấc đất tấc vàng với giá bất động sản tăng lên từng ngày. Cuộc sống của chàng trai trẻ không mấy thuận lợi trong suốt nhiều năm liền.
Một ngày, Tiểu Khương đang "lướt mạng" thì vô tình đọc được 1 bài báo liên quan đến vấn đề tranh chấp tiề.n đền bù giải tỏa. Nhân vật trong bài báo là một cô cháu gái đang kiện chú họ với mong muốn được chia tiề.n đền bù mà đáng lẽ phải nhận từ vài năm trước, khi họ còn chung một hộ khẩu.
Sau vài ngày suy nghĩ, Tiểu Khương cảm thấy câu chuyện này có nhiều nét tương đồng với trường hợp của bản thân. Vì thế, cậu lập tức tìm tới nhà của bà con để nói chuyện. Không chỉ tảng lờ mọi công lao chăm sóc, Tiểu Khương còn khăng khăng cho rằng gia đình chú đã lợi dụng mình. Điều này khiến vợ chồng ông Giang vô cùng đau lòng. Dù ông cố gắng giải thích rằng khoản tiề.n bồi thường đã được gia đình Tiểu Khương đồng ý sử dụng để bù đắp chi phí ăn ở trước đó, cháu trai vẫn kiên quyết đòi tiề.n.
Thậm chí, cậu còn đòi chia tiề.n theo giá thị trường hiện nay, chứ không đồng ý số tiề.n của 10 năm trước. Nếu không đồng ý, cậu sẽ kiện ra tòa.
Cái kết cay đắng
Theo tờ 163 dẫn các quy định của Trung Quốc, về nguyên tắc, Tiểu Khương có thể được chia phần nếu thuộc hộ khẩu vào thời điểm giải tỏa. Tuy nhiên, khoản bồi thường cần được tính theo giá trị tại thời điểm xảy ra sự kiện, không phải theo giá trị thị trường hiện tại.
Quan trọng hơn, nếu ông Giang chứng minh được rằng hai bên đã thỏa thuận dùng số tiề.n này để bù chi phí sinh hoạt của Tiểu Khương, cậu sẽ không có cơ sở pháp lý để yêu cầu thêm.
Câu chuyện của ông Giang và Tiểu Khương không chỉ là tranh chấp pháp lý mà còn là bài học về lòng người. Tiểu Khương không chỉ phá vỡ mối quan hệ thân thích mà còn nhận sự chê mạnh mẽ từ dư luận vì để lòng tham che mờ lý trí, quay lưng lại với gia đình từng giúp đỡ mình.
Kết cục, dù có được pháp luật bảo vệ hay không, hành vi của Tiểu Khương cũng được mọi người đán.h giá là không biết tôn trọng ơn nghĩa. Trong khi đó, vợ chồng ông Giang, dù chịu tổn thương sâu sắc, vẫn giữ được sự tôn trọng trong mắt cộng đồng.
Muốn sống 1 mình thư giãn, chàng trai 30 tuổ.i bỏ phố về quê nghỉ hưu sớm: Chi 1,7 tỷ đồng xây nhà và khu vườn ngập hoa như phim hoạt hình Ngôi nhà của chàng trai 30 tuổ.i này nằm ở vùng nông thôn xa xôi nhưng lại khiến biết bao người ở chốn thành thị phải ao ước. Suốt những năm tháng tuổ.i trẻ bôn ba phấn đấu ở các thành phố lớn, hẳn sẽ có lúc nhiều người trong chúng ta có suy nghĩ muốn quay về quê hương để an hưởng...