Mưa ngập nội thành, người dân Đà Nẵng nô nức ra đường bắt cá để giải trí
Nhiều người dân đã đổ ra các tuyến đường trung tâm TP Đà Nẵng để bắt cá khi nước mưa bắt đầu dâng lên làm ngập các hồ điều hòa và các tuyến đường.
Một số người dân dùng nơm để nơm cá trên đường phố Đà Nẵng sau trận mưa lớn chiều 12-9 – Ảnh: TẤN LỰC
Ghi nhận tại đường Hàm Nghi có hàng chục người tham gia bắt cá chạy ra từ hồ điều hòa Thạc Gián. Nhiều người mang áo mưa, dàn hàng ngang trên đường và cầm theo ki nhựa hoặc nơm để tìm và nơm cá chạy trên đường.
Ông Đỗ Văn Mạnh, một người tham gia nơm cá, cho hay ra đường bắt cá mùa mưa lũ chủ yếu để giải trí vì cá bắt được đa số là cá rô phi loại nhỏ, không thích hợp làm thức ăn.
Tại các tuyến đường Hàm Nghi, Hùng Vương, Nguyễn Văn Linh, Lê Đình Lý, Hoàng Hoa Thám, Lê Duẩn nhiều đoạn ngập tới bánh xe do nước mưa không thoát kịp. Một số nhà dân và cửa hàng có cốt nền thấp khá vất vả che chắn để phòng nước dâng tràn vào bên trong.
Chị Nguyễn Thị Hạnh, nhân viên một cửa hàng bán đồ mẹ và bé trên đường Hùng Vương, cho biết mưa lớn kéo dài từ chiều 12-9 khiến nước dâng lên nhanh và mấp mé cửa hiệu. Khi ô tô chạy qua làm sóng nước đánh vào cửa hàng ướt sàn khiến các nhân viên phải lau dọn thường xuyên. Dù đã che chắn bằng tấm chắn phía trước nhưng nước vẫn tràn vào mỗi khi ô tô đi qua. Theo chị Hạnh, do đây là khu vực thấp trũng nên hầu như năm nào mưa lớn cũng bị ngập.
Các cửa hàng trên đường Hùng Vương phải che chắn và lau dọn thường xuyên mỗi khi ô tô chạy qua – Ảnh: TẤN LỰC
Trong khi đó, nhiều hộ dân có ô tô trên đường Hàm Nghi đã rút kinh nghiệm từ đợt ngập lụt bất ngờ cuối năm 2018 khi đưa toàn bộ ô tô lên vỉa hè và khu vực cao ráo tránh nước ngập. Anh Trần Văn Hậu, cư dân chung cư cạnh hồ Thạc Gián, cho biết từ hôm qua đã đưa xe ra khỏi tầng hầm để đậu trên vỉa hè. So với đợt mưa lớn năm 2018, lần này mức độ ngập nước có thấp hơn, nhưng để an toàn bà con đều cho xe lên vỉa hè, có người còn đặt kích ô tô để chống ngập.
Video đang HOT
Tại nhiều kiệt hẻm, do lượng nước không thoát kịp đã gây ngập cục bộ. Tại nhiều khu vực hẻm đường Thái Thị Bôi (phường Chính Gián, quận Thanh Khê), nước ngập đường hơn 1m. Nhiều nhà dân bị nước tràn vào gây hư hỏng đồ đạc.
Anh Việt Hùng, người dân đường Thái Thị Bôi, cho biết do mưa đầu mùa nên lượng rác thải theo nước cũng rất nhiều. Các miệng cống bị bít do rác và lá cây khiến nước không thoát kịp mỗi khi có mưa to. “Cứ mưa lớn hơn 30 phút tôi phải ra thông cống một lần nhưng phải 2 tiếng sau nước mới rút hết”- anh Hùng nói.
Lực lượng chức năng phường này phải dùng xuồng cao su vào khảo sát và đưa hộ dân có nhà ngập sâu ra khỏi nơi nguy hiểm. Tương tự tại nhiều kiệt hẻm trên đường Trưng Nữ Vương (quận Hải Châu) cũng có tình trạng ngập nước hơn 1m. Tuy nhiên ngay sau khi ngớt mưa, mực nước cũng rút rất nhanh.
Đường Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng bị ngập cục bộ đoạn giao với đường Lê Đình Lý – Ảnh: TẤN LỰC
Nhiều em nhỏ tại chung cư bên hồ Thạc Gián tranh thủ nghịch nước mưa dâng lên mặt đường – Ảnh: TẤN LỰC
Người dân theo dõi người đi bắt cá trên đường Hàm Nghi sau trận mưa lớn – Ảnh: TẤN LỰC
Người dân móc cống thông nước trên đường Hùng Vương chiều 12-9 – Ảnh: TẤN LỰC
Xe chạy trong dòng nước ngập giữa trung tâm Đà Nẵng sau cơn mưa lớn – Ảnh: TẤN LỰC
Người dân đường Hàm Nghi rút kinh nghiệm đưa ô tô lên vỉa hè tránh ngập – Ảnh: TẤN LỰC
Một ô tô đậu lâu ngày trên đường Hàm Nghi bị ngập nước – Ảnh: TẤN LỰC
Xe cứu hộ giao thông giải cứu nhiều xe cộ trên đường phố Đà Nẵng – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Một hẻm đường Thái Thị Bôi bị ngập nước trong mưa lớn – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Đà Nẵng cho mở thêm các dịch vụ ở 'vùng xanh'
Ông Lê Trung Chinh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết TP vẫn giữ nguyên quyết định chống dịch nhưng sẽ nới dần các hoạt động trong vùng xanh, trong đó cho phép các cửa hàng sửa xe, sửa điện, nước hoạt động.
Đà Nẵng hiện đã cho các cửa hàng ăn uống trong vùng xanh được bán mang đi - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch tối 11-9, ông Lê Trung Chinh đã yêu cầu xây dựng kế hoạch mở cửa lại một số hoạt động trong thời gian sắp tới, theo đó thành phố vẫn tiếp tục thực hiện việc phòng chống dịch theo quyết định 2905 và ứng xử với các vùng xanh, vàng, đỏ theo tinh thần quyết định này.
Tuy nhiên đối với khu vực vùng xanh sẽ mở dần các hoạt động so với hiện nay. Cụ thể như việc cho phép xí nghiệp, đơn vị sản xuất tăng số lượng người so với hiện nay.
"Trước mắt thống nhất mở cửa hàng sách giáo khoa để phục vụ phụ huynh và học sinh trong tuần tới, đồng thời cho phép các cửa hàng sửa xe, sửa điện, nước hoạt động lại" - ông Chinh cho nói.
Hiện nay Đà Nẵng mới cho phép người dân vùng xanh tham gia một số hoạt động như cho đi chợ 5 ngày/lần, cho phép cửa hàng ăn uống bán mang đi và tập thể dục trong khung giờ từ 5h-7h sáng mỗi ngày.
Trong hôm nay, Đà Nẵng ghi nhận 19 ca mắc mới, là số ca mắc ghi nhận thấp nhất trong 2 tháng qua ở địa phương này.
Liên quan đến việc ứng phó với bão số 5 trong điều kiện phòng dịch nghiêm ngặt, dù địa phương này đóng âu thuyền Thọ Quang hơn 1 tháng nay nhưng vẫn đón 314 tàu cá ngoại tỉnh với 849 ngư dân vào trú bão tại khu vực riêng để bảo đảm an toàn.
Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã yêu cầu các địa phương chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để khi cần thiết có thể di dời 39.000 người ở các vùng có nguy cơ sạt lở, ngập úng, nhà ở không an toàn... về nơi trú ẩn an toàn.
Đà Nẵng: Mưa như trút nước, 60.000 người dân hối hả sơ tán trước giờ bão vào Chưa hết lao đao vì dịch, TP.Đà Nẵng hối hả sơ tán dân chạy bão. Muôn vàn khó khăn mà chính quyền và người dân phải vượt qua. Lao đao vì dịch, hối hả chạy bão Ngày 11/9, theo Trung tâm Khí tượng và Thủy văn Trung Trung bộ, vị trí tâm bão số 5 (Conso) đang ở cách bờ biển Quảng Trị...