Mua NFT để làm gì? Fan sẽ có những đặc quyền nào, rủi ro ra sao?
Có nên mua sản phẩm NFT mà nghệ sĩ mình yêu thích vừa phát hành? Câu hỏi này đang ngày một phổ biến hơn với người hâm mộ yêu nhạc, đặc biệt là các fan có sở thích sưu tầm hay săn lùng những món hàng hiếm có khó tìm.
Tuy nhiên, đây là một thị trường còn quá mới với sự thiếu vắng những quy định bảo vệ quyền lợi người mua. Vì vậy dù có nhiều hứa hẹn đến mấy thì người hâm mộ vẫn cần phải xem xét không ít rủi ro trước khi quyết định bỏ tiền ra mua một sản phẩm NFT.
Một hiện trạng không khó nhận thấy trong thời gian gần đây chính là người người nhà nhà “kéo nhau” kinh doanh NFT, thậm chí là nghệ sĩ và các hãng thu âm. Ngay tại Việt Nam, mới đây rapper Binz khiến khán giả bất ngờ khi thông báo ra mắt ca khúc mới “Don’t Break My Heart” dưới định dạng NFT. Theo anh chia sẻ, đây cũng là bộ sưu tập NFT âm nhạc đầu tiên của nghệ sĩ Việt Nam được phát hành trên sàn giao dịch tiền mã hóa Binance. Trước đây việc phát hành sản phẩm âm nhạc bằng định dạng NFT cũng sớm được nhiều nghệ sĩ nước ngoài như Kings of Leons, Mike Shinoda (Linkin Park), Torey Lanez, Grimes, Shawn Mendes, Steve Aoki… áp dụng trong thời gian qua.
Theo nhận định của Billboard Mỹ, xu hướng này gợi nhớ đến cuối những năm 90 khi các công ty đổ xô ra mắt website sau khi nhận ra tiềm năng tạo ra lợi nhuận từ chúng và đúng là như thế thật. Một số doanh nghiệp đã “ngã ngựa” khi bước vào cuộc đua khi ấy, nhưng nhìn vào hiện tại thì không thể phủ nhận rằng internet đã tạo ra vô vàn cơ hội kinh doanh cho mọi người. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi mọi người bắt đầu chi hàng trăm, hàng nghìn USD cho các token kỹ thuật số để sở hữu những thứ từ tác phẩm nghệ thuật ảo đến các đặc quyền cho người hâm mộ. Mặc dù vậy, tương lai và giá trị của thị trường NFT âm nhạc vẫn rất khó nhận định.
Bộ sưu tập NFT cho ca khúc “Don’t Break My Heart” được Binz ra mắt thông qua nền tảng blockchain Tuniver vào hôm 16/3.
NFT âm nhạc đã có tiềm năng phát triển từ… 9 năm trước
Một “manh mối” nhỏ về tiềm năng của NFT thực chất đã xuất hiện từ năm 2013 khi Nielsen khảo sát thói quen chi tiêu của người hâm mộ âm nhạc tại Mỹ đối với việc mua vé xem concert, mua nhạc số cũng như các goods và dịch vụ khác. Kết quả khảo sát cho thấy một nhóm người tiêu dùng âm nhạc sẵn lòng chi thêm 450 triệu đến 2,6 tỷ USD mỗi năm “nếu họ có cơ hội giành quyền tham quan hậu trường” và được xem “nội dung độc quyền” từ các thần tượng mà mình yêu thích. Dần dần, các nghệ sĩ nhận ra rằng ngoài việc bán album vật lý, nhạc số, vé concert, goods… họ có thể kêu gọi chính cộng đồng người hâm mộ của mình mua các gói “membership” đặc biệt, trong đó bao gồm những lợi ích, ưu tiên độc quyền vượt ngoài những gì mà một fan thông thường có.
Theo Nielsen, sự tồn tại lâu dài và thành công của NFT là chưa thể dự đoán được. Nhưng NFT hiện đang có 2 đặc điểm mà Nielsen đã đề cập đến từ năm 2013 đó là nội dung độc quyền và tấm vé đi vào hậu trường. Mới đầu tháng Hai vừa rồi, các nhả tổ chức lễ hội âm nhạc Coachella thông báo “chơi lớn” với việc bán những chiếc vé sự kiện có thời hạn trọn đời dưới dạng NFT. Bộ sản phẩm bao gồm 10 tệp vé NFT cho phép chủ sở hữu “vé tham dự trọn đời” lễ hội vào mỗi tháng Tư hằng năm, cộng với các đặc quyền VIP khác nhau trong lễ hội, vé truy cập miễn phí vào các sự kiện ảo và vé mời tham gia các sự kiện riêng tư. Hay như cách đây không lâu, huyền thoại Snoop Dogg đã bán 17 tệp nhạc NFT với lợi ích đính kèm cho người mua là “được gia nhập câu lạc bộ những người hâm mộ cuồng nhiệt”, biến họ trở thành “một phần của khung cảnh VIP” và cung cấp “vé tham dự độc quyền vào các bữa tiệc tại biệt thự của Snoop ở L.A.”.
Lễ hội Coachella bán 10 chiếc vé tham dự sự kiện có thời hạn trọn đời dưới dạng NFT.
Nhưng thị trường NFT vẫn còn quá nhiều rủi ro
Tuy nhiên, rất khó để đưa ra những so sánh trực tiếp giữa NFT và “membership”. Việc mua NFT để nhận các đặc quyền đòi hỏi nhiều sự tin tưởng hơn so với việc tham gia “membership”. Thông thường, người hâm mộ tham gia “membership” của nghệ sĩ mình yêu thích chỉ với một khoản phí hàng năm và được quyền dừng mua vào năm kế tiếp. Trong khi đó, NFT là giao dịch mua một lần cho tất cả các goods và dịch vụ sẽ được cung cấp cho chủ sở hữu vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Phía người bán có thể không cần giải thích rõ ràng cụ thể NFT sẽ bao gồm những gì và khi nào các goods, dịch vụ sẽ được phân phối đến người mua. Người mua chỉ đơn thuần là bỏ tiền ra và tin tưởng rằng họ sẽ nhận được những gì phía người bán đã hứa hẹn, quảng cáo. Nói chung, việc mua NFT chính là chi một khoản tiền lớn với hy vọng nhận được các đặc quyền trong nhiều năm ở tương lai.
Bên cạnh các công ty giải trí, hãng thu âm có tên tuổi uy tín, thị trường NFT âm nhạc còn có sự tham gia rao bán sản phẩm của… tất cả mọi người. Bất kì ai cũng có thể đăng tệp NFT lên sàn giao dịch để chào mời người hâm mộ rút hầu bao bằng những lời quảng cáo hấp dẫn. Do đó, đây vừa là “miền đất hứa”, vừa là nơi mà người có thể bị lừa mất tiền nếu không cẩn thận.
Không giống như những chiếc photo card hay những chiếc đĩa vinyl phiên giới hạn, đây là một thị trường rất mới nên việc định giá cũng như xác định xu hướng tăng giảm giá trị cho một vật phẩm NFT vẫn còn nhiều hạn chế. Doanh số bán hàng của NFT được ghi lại bằng công nghệ blockchain giúp chứng minh quyền sở hữu của vật phẩm. Nhưng các NFT trên thực tế được tạo và lưu trữ thông qua các sàn mua bán và nền tảng như Open Sea hoặc Rarible. Vì vậy nếu các nền tảng này sập, không có gì đảm bảo rằng người hâm mộ sẽ có thể truy cập vào NFT mà họ đã mua. Hơn hết, hiện tại hầu hết các nhà chức trách trên thế giới đều chưa đặt ra những quy định cụ thể cho thị trường NFT. Do đó, người mua chỉ có thể dựa nào niềm tin rằng NFT họ đang chi tiền là một tác phẩm độc nhất, không bị sao chép từ nơi khác và sẽ không phải đối mặt với khiếu nại về bản quyền. Mặt khác, khi các nhà quản lý và các nhà lập pháp lo ngại về sự phát triển khó kiểm soát của thị trường này, giá của NFT có thể sẽ “lao dốc” tương tự như những gì đã xảy ra với tiền điện tử từ cuối năm ngoái.
Thay vì gói “membership”, Snoop Dogg đã bán NFT với lợi ích đính kèm là gia nhập fanclub VIP và vé tham gia các bữa tiệc tại biệt thự của anh.
Những người hâm mộ cuồng nhiệt muốn sở hữu nhiều hơn, sưu tầm nhiều hơn là dừng lại ở những chiếc photo card, những album có chữ kí. Theo đó, công nghệ NFT có thể mở ra cánh cửa cho nhiều loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau trong thế giới kỹ thuật số, làm thoả mọi nhu cầu của những fan này. Bất kể những bất ổn xung quanh NFT âm nhạc, người hâm mộ đã thể hiện tinh thần sẵn sàng mua và thu thập chúng. Theo thời gian, thị trường này có thể vươn tới, thậm chí là vượt quá những gì mà Nielsen hay chúng ta có thể ước tính. Cho đến lúc đó, có vẻ như “cơn sốt” NFT vẫn sẽ chưa chịu nguội đi trong thời gian tới.
Jennie (BLACKPINK) cực bốc lửa trong MV của bạn gái cũ Elon Musk, tưởng collab thế nào hoá ra chỉ cameo sương sương thôi!
Đây là lần đầu tiên Jennie (BLACKPINK) xuất hiện trong 1 MV âm nhạc với tư cách cá nhân sau hơn 3 năm solo debut.
Vào lúc 0 giờ ngày 27/1 (giờ Việt Nam), nữ ca sĩ người Canada kiêm tình nhân cũ của tỷ phú công nghệ Elon Musk - Grimes chính thức phát hành MV cho single mới mang tên Shinigami Eyes. jĐáng kể đến là sự xuất hiện bất ngờ của Jennie (BLACKPINK) trong vai trò... cameo. Trước đó 24 tiếng, Grimes "đánh úp" MXH bằng 1 video teaser có sự góp mặt của Jennie khiến các Kpop fan náo loạn. Đây quả là sự trở lại "thần không biết, quỷ không hay" vì trước đó YG chưa từng đưa ra thông báo nào cho người hâm mộ.
Grimes - Shinigami Eyes (Official Video)
Hoá ra YG không nói vì thật sự... không có gì để nói. Sau khi xem xong MV, fan Jennie đồng loạt chưng hửng vì gương mặt thần tượng chỉ hiện lên chưa đến 10 giây trong suốt video ca nhạc dài hơn 3 phút. Thành viên nhóm BLACKPINK cũng không góp vui bằng giọng hát, chỉ khoe tạo hình mới vừa bốc lửa vừa cực ra dáng "bad girl" bên cạnh Grimes.
Jennie đẹp và gợi cảmquá!
Nhưng màn cameo chớp nhoáng chẳng đủ để bù đắp cho sự chờ đợi của fan
Đến đây thì người hâm mộ của BLACKPINK vỡ lẽ, rằng thì ra dạo trước Jennie sang Mỹ "làm này làm kia" là bao gồm cả cú "bắt tay" với Grimes trong MV này. Sức ảnh hưởng của Jennie quả là "không phải dạng vừa" khi kết thân với toàn những nhân vật đình đám. Grimes còn đích thân khen ngợi Jennie trên Instagram của mình: "Tôi chưa bao giờ gặp ai tài năng như thế trên set quay. Cô ấy trình diễn giỏi cực kỳ!"
Grimes khen ngợi tài năng của Jennie
Cả hai gặp gỡ khi Jennie sang Mỹ "làm này làm kia" hồi tháng 7/2021
Không tính những lần BLACKPINK comeback với đội hình đầy đủ thì đây là lần đầu tiên Jennie góp mặt với tư cách cá nhân trong 1 MV kể từ khi phát hành SOLO hồi tháng 11/2018. Người hâm mộ của nhóm tuy cực kỳ vui sướng khi được nhìn thấy Jennie với tạo hình lộng lẫy sau khoảng thời gian dài nhưng vẫn không tránh khỏi thất vọng vì màn cameo chớp nhoáng, chẳng được nghe giọng cô nàng.
- Dù MV hơi gây hoa mắt chóng mặt nhưng Jennie cháy quá!
- Sang Mỹ làm việc xong cameo support chị bạn luôn, thần thái Jennie vẫn đỉnh như ngày nào. Mong sớm được nhìn thấy thành quả làm việc của chị bên Mỹ.
- Nửa đêm giãy đành đạch vì Jennie Kim.
- Bài này hay nhỉ? Nửa đêm mò vào xem vì hóng Jennie thôi nhưng cuối cùng đổ luôn bài hát.
- Jennie làm cameo có 1 tí, xuất hiện không tới 10 giây nữa. Buồn ghê!
- Ủa sao giống KWANGYA phiên bản Mỹ vậy nè?
- Ban đầu mình cứ tưởng đây là 1 màn collab, hoá ra cô Jen chỉ làm cameo. Vậy thì YG không thèm khua chiêng gõ trống là đúng quá rồi!
Bạn gái cũ trách tỷ phú Elon Musk trong MV mới Ca khúc mới chất chứa nỗi niềm của Grimes khi chỉ là chọn lựa xếp sau đam mê du hành vũ trụ và game của bạn trai. Câu hát trong MV Player of Games thay cho lời trách móc Elon Musk của Grimes: "Tôi yêu game thủ vĩ đại nhất / Nhưng anh ấy sẽ luôn yêu trò chơi hơn yêu tôi" được...