Mùa này, cứ ra khơi là xúc được cả tấn ruốc biển
Với giá bán từ 10.000 – 12.000 đồng/kg, mỗi thuyền của ngư dân xã Quỳnh Lập, T.X Hoàng Mai ( Nghệ An) ra khơi xúc ruốc biển thu về gần chục triệu đồng/buổi.
Có mặt tại cảng cá Quỳnh Lập (T.X Hoàng Mai) vào lúc 5 giờ sáng 17/11, hàng chục thuyền khai thác ruốc biển của bà con ngư dân liên tiếp về bờ cập bến. Ảnh: Việt Hùng
Biết tin thuyền về bờ, chị Nguyễn Thị Hoa mang dụng cụ ra thuyền hỗ trợ chồng phân loại ruốc. Công việc này diễn ra trong khoảng 1 giờ là hoàn tất. Sau khi phân loại, những khay ruốc biển đầy ắp được ngư dân vận chuyển xuống đò để mang ra chợ bán. Hiện giờ ruốc biển có giá từ 10.000 – 12.000 đồng/kg. Ảnh: Việt Hùng
Chuyến về bờ sáng sớm nay, ngư dân Trần Đình Quỳnh phấn khởi vì thuyền của anh xúc được 7 tạ ruốc biển, trừ chi phí thu lãi hơn 6 triệu đồng. “Chúng tôi đi lúc 5 giờ chiều hôm qua, xúc ruốc từ đêm qua đến sáng nay mới về. Những ngày này, vào mùa ruốc biển nên ngư dân đều trúng đậm” – anh Quỳnh chia sẻ. Ảnh: Việt Hùng
Với ngư dân Lê Hùng, chuyến về bờ sáng nay được xem là bội thu nhất khi thuyền của anh xúc được hơn 1 tấn ruốc biển, cho thu nhập trên 10 triệu đồng. Anh chia sẻ, ra khơi từ chiều hôm qua, tối đến mới bắt đầu thả te xuống biển, gặp được luồng ruốc nhiều nên sau 3 tiếng là đầy khoang. Ảnh: Việt Hùng
Video đang HOT
Theo chia sẻ của ngư dân, từ tháng 8 đến tháng giêng ÂL năm sau là vào mùa ruốc biển, nhưng cao điểm nhất vẫn từ tháng 9 – 10 âm lịch. Để săn được ruốc biển, ngư dân sử dụng thuyền dạ và te lưới có công suất máy từ 120 CV trở lên để khai thác ruốc. Ảnh: Việt Hùng.
Ông Nguyễn Văn Dũng – một ngư dân lâu năm cho biết, những chiếc te lưới săn bắt ruốc thường có giá trị hơn bởi chúng không lẫn các loại cá tạp vào; ruốc cũng to con hơn so với dùng thuyền dạ kéo lưới sát đáy biển. Te lưới dùng để xúc ruốc được làm từ 2 thân gỗ, mỗi bên dài 16 mét, ở giữa giăng lưới. Khi ra khơi, chiếc te được hạ xuống mặt nước khoảng hơn 1 mét để xúc ruốc. Ảnh: Việt Hùng
Trời dần sáng, nhiều thuyền đánh ruốc về bờ càng đông hơn và nhộn nhịp hẳn. Mặc dù vất vả với nghề biển nhưng với những khay ruốc đầy ắp đã mang đến niềm phấn khởi cho các ngư dân… Hiện xã Quỳnh Lập là địa phương có nghề khai thác ruốc biển nhiều nhất ở Thị xã Hoàng Mai với trên 50 phương tiện, ngoài ra địa phương có khoảng hơn 100 chiếc tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Ảnh: Việt Hùng
Ruốc hay con gọi là moi biển, chúng được chế biến thành nhiều món ăn ngon, đặc trưng như xào cải xanh; bí đỏ, khế chua; nấu canh hoặc sử dụng để làm mắm ruốc… Ảnh: Việt Hùng
Theo Việt Hùng (Báo Nghệ An)
Sở NNPTNT Cà Mau thông tin về thương lái Trung Quốc mua cá lìm kìm
Liên quan đến việc rộ tin thương lái Trung Quốc thu mua cá lìm kìm gai với giá cao ngất ngưỡng ở Cà Mau, ngày 14.11, thông tin từ Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị vừa có báo cáo kết quả rà soát, nắm thông tin thương lái thu mua cá lìm kìm trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Theo đó, Sở NNPTNT đã chỉ đạo ngành chức năng và địa phương có liên quan để lấy mẫu cá gửi cơ quan chuyên môn nhờ xác định tên loài, tên khoa học của loài cá này. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định tên cá lìm kìm gai (theo người dân gọi) là loài cá ngựa xương. Loài cá này có nhiều ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam; chủ yếu ăn các loại giáp xác phiêu sinh vật nhỏ
Về thông tin thương lái thu mua cá ngựa xương, ngành chức năng đã khảo sát thực tế tại địa bàn huyện Thới Bình và rà soát thông tin thêm từ các huyện khác trên địa bàn tỉnh. Kết quả, trên địa bàn tỉnh có 7 cơ sở thu mua cá ngựa xương (huyện Thới Bình 3 cơ sở; huyện Cái Nước 2 cơ sở; huyện Phú Tân 2 cơ sở).
Cơ sở thu mua cá lìm kìm gai của ông Dũng. Ảnh: TL.
Cũng theo Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, các cơ sở thu mua cá ngựa xương này đều là người địa phương, còn thương lái thu mua lại của các cơ sở này là người Hải Phòng. Giá thu mua cá từ 1,1-1,2 triệu đồng/kg đối với cá tươi cỡ từ 50-70 con/kg; cỡ từ 80 con trở lên giá 400.000-500.000 đồng/kg; đối với cá phơi khô mua dao động từ 2,5-3,6 triệu đồng/kg tùy theo mỗi vựa thu mua.
Đến thời điểm này, qua rà soát, ngành chức năng đã có thông tin chính thức về loài cá ngựa xương và các cơ sở thu mua. Tuy nhiên, hiện người dân vẫn chưa biết được các thương lái thu mua cá để làm gì.
Loài cá được người dân hay gọi là lìm kìm gai có tên là cá ngựa xương. Ảnh: TL.
Trước đó, như đã thông tin, ngày 8.11, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Dũng (56 tuổi, ngụ ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình), chủ cơ sở thu mua cá lìm kìm gai cho biết, khoảng hơn một tháng trước đây, có nhiều thương lái đến nhà ông để thỏa thuận, đặt hàng ông thu mua cá lìm kìm gai.
Khi được hỏi thu mua cá lìm kìm gai để làm gì, ông Dũng cho biết ông không biết vì thương lái không nói với ông. Các thương lái đến đây thu mua cá, có đặt tiền cọc trước, còn nếu tự bỏ tiền nhà ra thu mua thì vợ chồng ông không dám làm, vì không biết lúc nào họ sẽ ngưng mua.
Theo UBND xã Biển Bạch Đông, hiện nay trên địa bàn xã có 5 cơ sở thu mua loài cá lìm kìm gai (tính luôn các cơ sở thu mua lưu động). Những ngày gần đây, giá cá lìm kìm gai tăng liên tục, hiện từ 1 - 1,3 triệu đồng/kg cá tươi, giá cá lìm kìm khô thì từ 3 - 4 triệu đồng/kg tùy theo kích cỡ.
Tại địa phương, nhiều người đã bỏ việc làm để bắt cá lìm kìm gai bán, mỗi người trung bình có thể kiếm từ 300.000-700.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, việc thương lái thu mua cá lìm kìm gai nhằm mục đích gì thì xã vẫn chưa nắm được và đã báo cáo lên UBND huyện Thới Bình.
Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, ngày 6.11, ông Nguyễn Hoàng Lâm - Trưởng Phòng NNPTNT huyện Thới Bình, cho biết: Hiện nay trên địa bàn huyện đang rộ lên việc thương lái thu gom cá lìm kìm gai trong dân.
Cũng theo ông Lâm, vừa qua ngành chức năng đã kiểm tra tại một điểm thu mua trên địa bàn xã Biển Bạch Đông. Tại đây, chủ cơ sở cho biết thu mua cá lìm kìm gai từ trong dân, sau đó phơi khô và bán cho đầu mối ở TP.Cà Mau, với giá từ 2,7-3 triệu đồng/kg, tùy loại lớn nhỏ. Đầu mối ở TP.Cà Mau đặt hàng và đặt cọc tiền cho họ trước.
"Tuy nhiên, cơ sở thu mua không cung cấp cho chúng tôi biết thông tin về người thu gom cá. Chúng tôi cũng đã mời Chi cục Thủy sản đến lấy mẫu gửi về Đại học Cần Thơ để xác định chủng loài, có ảnh hưởng gì hay không" - ông Lâm thông tin.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện thương lái không chỉ thu mua tại huyện Thới Bình mà còn mở rộng ra các huyện lân cận như An Minh, U Minh Thượng (Kiên Giang). Nhiều người nghi ngờ việc thu mua này xuất phát từ thương lái Trung Quốc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Hoàng (xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi), cho biết: Cá lìm kìm gai cũng sống được trong vuông nuôi tôm, tuy nhiên ít khi người dân bắt ăn vì chúng rất ít thịt. "Thỉnh thoảng khi có cá lớn thì người dân cũng làm khô ăn. Tuy nhiên, từ xưa giờ tôi không thấy ai mua con cá này. Ngoài ra, cá lìm kìm có nhiều trong vuông sẽ làm ảnh hưởng đến con tôm, vì cá sẽ ăn tôm nhỏ mới thả" - ông Hoàng cho biết thêm.
Theo Danviet
TT-Huế: Trúng đậm cá cơm, bắt 4-5 tạ/ngày, thu nhập 1 triệu/người Gần một tháng nay, nhiều ngư dân xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) liên tục trúng đậm cá cơm. Loại cá này mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân trong năm. Theo nhiều ngư dân Lộc Vĩnh, năm nay cá cơm xuất hiện khá nhiều. Từ đầu tháng đến nay, có nhiều thuyền trúng đậm cá cơm,...