Mùa nấm dại: Gia đình đi dã ngoại tuyệt đối không hái các loại nấm không rõ nguồn gốc ăn
Ngộ độc nấm chỉ xảy ra khi ăn các nấm mọc hoang dại, thường vào mùa xuân và hè và ở các vùng rừng núi.
Loại nấm độc nhất là nấm lục (hay nấm độc xanh đen), có hình thức hấp dẫn nhất, ngộ độc nặng nề, diễn biến ngộ độc không thể lường trước được và là nguyên nhân tử vong của hầu hết các trường hợp ngộ độc nấm xảy ra hàng năm ở nước ta.
Để phân biệt được nấm ăn được và nấm độc thì có nhiều kinh nghiệm cùng với các cơ sở nghiên cứu: Không ăn nấm sặc sỡ, có mùi hắc, không ăn nấm quá non hay quá già, không ăn nấm có chảy sữa… Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp ngoại lệ, như có nấm độc có màu sắc và hình dạng giống nấm thường.
Vì thế rất khó để có thể nhận biết được nấm an toàn và nấm độc nếu không có đủ kinh nghiệm và kiến thức, và lời khuyên tốt nhất là hãy coi tất cả nấm ở trong rừng là nấm độc và không nên ăn. Dưới đây là một số loại nấm độc nhưng có hình dạng giống nấm thường:
1. Nấm đen nhạt: Còn gọi là nấm xanh đen, nấm bìu. Loại này quả nấm thường có màu xanh ôliu hay xanh đen, phiến nấm màu trắng, cuống và vòng màu trắng, chân cuống nấm phình dạng củ. Thịt nấm mềm màu trắng, khi non có mùi thơm ngọt, già thì có mùi khó chịu. Nấm thường mọc đơn độc hoặc thành cụm ở trên mặt đất rừng hoặc bãi cỏ. Đây là loại nấm cực độc, chỉ khoảng 30g nấm (một miếng nhỏ bằng ngón tay út) cũng đủ làm chết một người trưởng thành.
Nấm đen nhạt
2. Nấm tán trắng: Quả nấm màu trắng, đôi khi ở giữa có màu vàng bẩn, bề mặt khi thời tiết khô thì nhẵn bóng, khi trời ẩm thì ướt và dính. Phấn nấm màu trắng, đường kính khoảng 5 – 10cm, cuống và vòng cũng màu trắng, chân phình dạng củ. Loại này hay mọc ở ven rừng, ven đường hoặc trên bãi cỏ. Loại này cũng rất độc và đặc biệt là hình thức rất dễ khiến người ta nhầm. Đã có nhiều người ăn và tử vong vì loại nấm này.
Nấm tán trắng
3. Nấm đỏ: Quả nấm có màu đỏ rực hay đỏ cam, màu sắc có thể nhạt dần sau mưa, có phủ những vảy màu trắng, đường kính từ 10 – 15cm, cuống và vòng màu trắng hoặc vàng, chân phình dạng củ, thịt nấm trắng không có mùi vị đặc biệt. Nấm mọc đơn độc hoặc thành cụm. Loại nấm này trông rất đẹp còn được gọi là nấm bay, nấm vũ trụ, có nơi còn gọi là nấm ruồi vì dùng làm bả diệt ruồi.
Nấm đỏ
Ngộ độc nấm gồm có biểu hiện sớm và muộn. Biểu hiện sớm thường xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ và biểu hiện muộn xuất hiện sau khi ăn từ 6 đến 40 giờ, trung bình 12 giờ. Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào các loại nấm. Dấu hiệu ngộ độc thường xuất hiện sau khi ăn nấm 20 – 30 phút. Nạn nhân thấy nôn nao, khó chịu, có khi đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu, đi ngoài nhiều lần, phân có mùi hôi tanh; người mệt nhừ, lạnh toát, có khi nổi mẩn đỏ; nếu nặng thì co giật, hôn mê. Các triệu chứng xuất hiện càng chậm thì mức ngộ độc càng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng
Sơ cứu khi bị ngộ độc nấm
Khi có người có biểu hiện ngộ độc nấm cần nhanh chóng gây nôn (bằng biện pháp cơ học): Trong vòng vài giờ sau ăn nấm (tốt nhất trong giờ đầu tiên) nếu bệnh nhân là người trên 2 tuổi, tỉnh táo, chưa nôn nhiều. Cho bệnh nhân uống nước và gây nôn.
Uống than hoạt: Liều 1g/kg cân nặng người bệnh. Cho người bệnh uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol. Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu người bệnh hôn mê, co giật: Cho người bệnh nằm nghiêng. Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở: Hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu có tại chỗ. Khi đã được điều trị tại cơ sở y tế không tự về nhà trong 1 – 2 ngày đầu kể cả khi các biểu hiện ngộ độc ban đầu đã hết.
Ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt (thường tuyến tỉnh trở lên).
Phòng ngừa ngộ độc nấm
Video đang HOT
Để phòng ngừa ngộ độc nấm, không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì nấm này thường là nấm độc; không ăn các loại nấm hoang dại lúc còn non, vì lúc còn non chúng rất giống nhau (giống cúc áo), khó phân biệt; không ăn loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa; không ăn nấm quá già, nấm có nghi ngờ, không rõ địa chỉ… Cũng có những loại nấm độc giống nấm ăn (nấm trồng), rất khó phát hiện nhưng nếu quan sát kỹ sẽ thấy gốc có bao và có vòng cổ.
Ngộ độc nấm rất nguy hiểm vì có thể gây tử vong hoặc nặng thì gây tiêu hủy hồng cầu, bạch cầu, tế bào thần kinh, tế bào gan…, chỉ cần vài nấm độc lẫn trong món ăn cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí làm chết người. Do đó, biện pháp phòng tránh ngộ độc nấm trở nên rất quan trọng. Mọi người khi muốn ăn nấm cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:
Chỉ ăn nấm khi biết chắc chắn đây là loại nấm ăn được, còn không biết thì tuyệt đối không được ăn. Ở các địa phương miền núi, khi ăn nấm nên hỏi rõ những người thực sự có kinh nghiệm để nhận biết nấm độc.
Nếu có điều kiện nên cho chó, mèo hay gà ăn thử nấm nếu thấy chúng có biểu hiện lạ hoặc chết thì tuyệt đối không ăn nấm. Không nên hái nấm quá non, khi chưa xòe mũ nấm, vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm để xác định được rõ loài độc hay không.
Các địa phương cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền để bà con có ý thức phòng ngừa ngộ độc nấm.
Vừa qua vào ngày 17/3/2020, tại gia đình ông Vì Văn Pản, trú tại bản Nà Hiên, xã Phiêng Pằn (xã vùng 3), huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vào rừng hái nấm có màu trắng hơi nâu về chế biến món ăn cho gia đình. Bữa cơm chiều diễn ra bình an không có dấu hiệu gì đặc biệt, nhưng đến sáng hôm sau vợ, chồng ông Pản có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tim đập nhanh và mệt nhiều.
Ông Pản cùng vợ được người thân đưa vào Bệnh viện huyện Mai sơn trong tình trạng nguy kịch, ngay sau đó đã được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La và bà Vì Thị P vợ ông Pản đã tử vong khi đến Bệnh viện tỉnh còn ông Vì Văn Pản được cấp cứu lên Bệnh viện Bạch Mai điều trị cho đến ngày 14/4/2020 mới được xuất viện.
Cán bộ Viện kiểm nghiệm ATTP Quốc gia cùng cán bộ của Chi cục ATTP Sơn La tiến hành lấy mẫu nấm độc tại Bản Nà Hiên, xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn.
Đang trong thời gian cao điểm của dịch Covid-19 thì vào ngày 04/4/2020 tại nhà nương của ông Hà Văn Thanh trú tại tiểu khu 8, xã Chiềng Sơn ( xã vùng 3), huyện Mộc Châu khoảng 09 giờ ngày 05/4/2020 trong gia đình ông Thanh có 06 người có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, sốt, đau đầu.
Và có 02 cháu bé là Hà thị Thanh Trúc 10 tuổi, cháu Hà Thu Lê 07 tuổi phải nhập viện vì bữa tối hôm trước có ăn canh nấm. Cháu Lê phải chuyển ngay về Trung tâm Chống độc- Bệnh viện Bạch Mai để điều trị. Cho đến ngày 13/4/2020 mới được xuất viện.
Nấm mà ông bà Pản ăn do người nhà mang đến Bệnh viện Đa khoa huyện Mai Sơn
Cơ quan Y tế khuyến cáo: Trên thực tế có hàng nghìn loại nấm. Tuy nhiên, số loại nấm độc không nhiều, nhưng để phân biệt giữa nấm độc với không độc rất khó, với người dân thường xuyên nhầm lẫn, kể cả với chuyên gia cũng có thể nhầm. Vì vậy người dân hái nấm hoang ăn rất dễ bị ngộ độc. Nấm độc nhất gây tử vong thường là nấm trông đẹp, bắt mắt và ngon. Thông thường, ngộ độc nấm xảy ra vào mùa xuân. Nhưng lác đác trong năm, vẫn có những ca bệnh nhân ngộ độc nấm.
Người dân tuyệt đối không hái nấm hoang dại ăn. Nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng, nấm nhìn có lành và ngon đến mấy, thậm chí ai đó quả quyết là loại nấm không độc thì cũng không ăn…
Ngộ độc nấm xuất hiện chậm quá 6 giờ sau ăn, có nghĩa là khi đó các chất độc đã vào sâu cơ thể, các biện pháp cấp cứu ban đầu gần như hết tác dụng. Bệnh nhân đến viện muộn, bị tổn thương đường tiêu hóa, viêm gan, suy thận rất dễ tử vong, tỉ lệ tử vong thường rất cao tới 50% hoặc có thể hơn./.
Ngày 27 tháng 4 năm 2020, bốn người trong cùng một gia đình tại Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn sau khi ăn nấm đã xảy ra biểu hiện ngộ độc và được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Na Rì khoảng 16 giờ 30 phút cùng ngày.
Bốn bệnh nhân nhập viện là thành viên cùng một gia đình gồm: Hoàng Thị Giang, 65 tuổi; Nguyễn Thị Hoa 35 tuổi; Nguyễn Thị Linh 18 tuổi và Lâm Văn Tông 23 tuổi. Tất cả đều được nhập viện với các triệu chứng đau quặn bụng, nôn và đi ngoài nhiều lần người mệt lả. Sau khi được điều trị theo phác đồ điều trị ngộ độc các nạn nhân tạm thời ổn định và đang được điều trị, theo dõi sức khỏe tại Trung tâm Y tế huyện Na Rì.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã điều tra vụ ngộ độc và lấy mẫu và gửi đi kiểm nghiệm để điều tra nguyên nhân cụ thể.
Nấm hái ở rừng 4 người trong gia đình đã sử dụng
Mới đây nhất tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang một gia đình 4 người đã tử vong do ăn nấm độc hái trên rừng. Đây là lời cảnh tỉnh cho người dân khi sử dụng nấm hái ở rừng làm thức ăn. Để bảo vệ bản thân và gia đình tuyệt đối không nên mua và hái nấm trên rừng làm thức ăn.
[ẢNH] Nhầm lẫn nấm độc là "món ngon": Làm sao để phân biệt?
Bên cạnh những loại nấm ngon, bổ thì trên thực tế có rất nhiều loại nấm độc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là gây tử vong đối với người không may ăn phải.
Mới đây nhất là vụ việc học sinh lớp 6 ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, tử vong do ăn phải loại nấm độc
Thông tin từ phía gia đình, Hạng Thị Phua (SN 2006), Hạng Thị Tang (SN 2008) và Giàng Thị Sư (SN 2014) cùng đi hái nấm rừng về nấu ăn. Sau khi ăn xong, ba cháu đều kêu đau đầu, buồn nôn, sau đó có các biểu hiện nặng hơn. Gia đình đã đưa các cả 3 đi khám, tuy nhiên, Hạng Thị Tang đã không qua khỏi. Hiện, hai người còn lại đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ
Nấm độc thường là các loại nấm hoang dại, mọc trong rừng. Thời điểm nấm sinh sôi, phát triển mạnh đó là vào mùa xuân và mùa hè
Trong đó, nấm tán trắng mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam như: Hà Giang, Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang... là một trong những loại nấm gây ngộ độc nặng, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nhất
Lý do bởi trong loại nấm tán trắng này có chứa các amanitin (hay còn gọi là amotoxin) có độc tính cực mạnh, việc ăn một cây nấm cũng khiến con người rơi vào tình trạng nguy kịch
Nấm tán trắng có các đặc điểm chính như: có mũ nấm trắng, lớp ngoài của mũ nấm nhẵn bóng, đường kính khoảng từ 5 - 10 cm
Nấm có cuống màu trắng, có dạng màng ở phần gần sát mũ, phần thân dưới mập, có mùi thơm dịu nhẹ. Nấm tán trắng có thể mọc từng cây hoặc thành từng cụm lớn nhỏ
Loại nấm trắng hình tròn cũng gây nguy cơ tử vong cao cho con người khi không may ăn phải
Đây là loại nấm có hình dạng gần giống với nấm tán trắng, tuy nhiên, điểm khác biệt đó là loại nấm này có mùi khó chịu hơn
Mũ nấm có hình nón, với đường kính từ 4 - 10 cm, có màu trắng, nhẵn bóng, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm
Tiếp đến là nấm đỏ, hay còn gọi với các tên khác nhau như: nấm vũ trụ, nấm ruồi... Đây là loại nấm có hình thức bắt mắt nhưng độc tính rất cao
Màu sắc ở mũ nấm thay đổi sau những trận mưa lớn, có thể là đỏ sậm, đỏ nhạt hoặc màu cam
Đường kính của mũ nấm dao động từ 10 - 15 cm, phần cuống có màu trắng, chân phình dạng củ
Nấm đỏ chứa độc tố mạnh như: muscimol, axit ibotenic, gây ra ảo giác, kích ứng và có những sự tác động lớn đến hệ thần kinh
Hay như loại nấm mũ đầu lâu mùa thu, có tên khoa học là Galerina marginata cũng được biết đến là một trong những "sát thủ" với lượng độc tố cao
Nấm có hình dạng giống với các loại nấm thông thường, mọc chủ yếu ở trên thân của các cây đã chết
Phần mũ nấm có màu nâu đậm, phần cuống to, có màu nâu nhạt và màu trắng
Nấm mũ đầu lâu chứa chất độc amatoxin, gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan
Một loại nấm khác mang tên Podostroma Cornu-damae cũng không thể bỏ qua trong danh sách những loài nấm độc
Nấm có hình dáng giống với bàn tay người, có màu sắc bắt mắt với các sắc đỏ hoặc cam ở bề mặt
Nấm chứa hợp chất trichothecene mycotoxin, ảnh hưởng tới gan, thận, não của con người khi vô tình ăn phải
Ăn nấm bổ cho sức khoẻ nhưng phải chọn đúng loại Nấm là một món ăn bổ dưỡng, việc dùng nấm đúng cách sẽ có lợi cho sức khỏe; tuy nhiên, người dùng phải phân biệt được nấm bổ và nấm độc nếu không rất nguy hiểm cho tính mạng. Nấm mà gia đình ông Pản ăn bị ngộ độc. Ảnh: Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Sơn La. Gia đình...