Mua ‘lúa non’ quanh dự án Long Thành
Sau khi tỉnh ồng Nai khởi công xây dựng khu tái định cư của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành ( sân bay Long Thành) và chi trả tiền cho những hộ đầu tiên bị thu hồi đất, việc mua bán đất quanh khu vực dự án sân bay “ nóng” trở lại.
Cả tháng qua, đoạn đường 769 thuộc xã Lộc An (Long Thành), bên cạnh công trường xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định Lộc An – Bình Sơn xuất hiện những nhóm “cò đất” dựng bảng bán đất. Từ sáng đến chiều đọan đường này luôn tấp nập rộn ràng người bán, kẻ mua. Khách đa phần đến từ Biên Hòa, TP HCM, Bình Dương…
Tiếp chúng tôi là Phước, tự giới thiệu có rất nhiều nguồn đất cho những ai có nhu cầu đầu tư đất vùng ven sân bay Long Thành. Một dạng đầu tư mới, theo Phước đang “nóng” ở đây, đó là đầu tư mua “lúa non”, mua “hộ khẩu” của những hộ có suất tái định cư. Phước giải thích: “Đó là những người có suất tái định cư, họ cần tiền nên muốn bán sớm suất tái định cư của mình trước khi được giao đất. Người mua đất chồng tiền, còn người bán sẽ viết giấy tay và giao sổ hộ khẩu cho người mua giữ để làm tin. Khi người được tái định cư nhận đất sẽ làm thủ tục sang nhượng ngay cho bên mua”.
Theo Phước, hiện một lô tái định cư 300m2 đang được bán với giá 3 tỷ đồng, còn suất phụ tái định cư 100m2 được bán với giá 800 – 900 triệu đồng. Phước nói: “Mua “lúa non” mới có giá vậy, chứ vài tháng sau khi khu tái định cư bàn giao đất cho người dân xây nhà giá chắc chắn sẽ tăng nhiều lần”.
Chúng tôi thắc mắc lấy gì để đảm bảo để người bán không gây rắc rối cho người mua về sau. Phước quả quyết: “Người mua, người bán đều không biết nhau nên mới có tôi làm cầu nối, tôi giới thiệu cho khách mua phải bảo đảm đúng người bán có hộ khẩu tại khu vực bị thu hồi đất, còn người mua giữ hộ khẩu của người bán và tôi cũng phải biết người mua để khi họ cần hộ khẩu để giải quyết công việc thì phải có. Mua bán hình thức này phải tin tưởng nhau, không ai muốn rắc rối, kiện tụng làm gì”. Phước cho biết mới giới thiệu bán được một suất tái định cư cho một khách ở Bình Dương. Khách này yêu cầu tìm thêm có bao nhiêu sẽ mua bấy nhiêu. Phước rút lại: “Anh muốn mua “lúa non” thì cho thông tin, tôi lùng được sẽ dẫn anh đến, hai bên gặp nhau mua bán”.
Video đang HOT
Hơn 200 ha khu tái định cư Lộc An- Bình Sơn đang làm hạ tầng, xe, máy cơ giới đang ngày đêm thi công cho kịp tiến độ. Cả công trường vẫn đang ngổn ngang chưa thấy được hình hài, nhưng “cò” Nam ngồi bên gốc cao su cạnh công trường mở tấm bản đồ màu chỉ vanh vách cho khách hàng đâu là trường học, siêu thị, cơ sở tôn giáo, công viên cây xanh để khách thấy được một khu phố mới sắp hình thành ở đây. Mua “lúa non” suất tái định cư, theo Nam, sẽ sinh lợi nhanh nhất, bởi hàng ngàn hộ dân sẽ nhanh chóng vào xây nhà ở, hạ tầng được nhà nước đầu tư đồng bộ, hiện đại…
Cò đất giới thiệu khách mua “lúa non” dự án tái định cư
Hoang vắng khu phố “đón đầu sân bay”
Tiếp chúng tôi, “cò” Nguyên giới thiệu: “Mọi người đổ dồn mua “lúa non”, tôi cũng nhận tìm cho vài khách hàng rồi. Mua dạng này còn phải chờ khách bán, với lại về sau dễ nảy sinh rắc rối. Chi bằng anh đầu tư khu dự án D2D chắc hơn, mua bán đất dự án này là sổ riêng thổ cư sang tên trong ngày”.
“Cò” Nguyên đưa chúng tôi sang xem đất tại Khu dự án dân cư D2D (do Cty CP phát triển đô thị công nghiệp số 2 làm chủ đầu tư) ở không xa khu tái định cư Lộc An- Bình Sơn. Khu dự án này được nói là đã bán sạch từ 2 năm trước, khi chưa kịp hoàn thiện. Hiện nay, theo giới “cò” đất, có hàng trăm nền đất đang được rao bán lại tại dự án này và lượt mua, bán đã đến hàng F4- F5.
Cả khu dự án đã được xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh với hệ thống điện ngầm, giao thông ngang, dọc theo ô bàn cờ. Cả khu dự án này rộng hàng chục ha, chủ đầu tư đã cho xây dựng ở mặt tiền một dãy nhà liên kế và một khu chợ. Có điều từ khi hình thành đến nay, dù đất nền đã bán qua lại mấy lượt, nhưng không một căn nhà nào được xây dựng, khu chợ cũng không có lấy một quầy hàng.
“Cò” dẫn chúng tôi đi vào sâu trong khu vực dự án. Đường dân cư ở đây rộng rãi, chỉ có vài chiếc xe tập lái vào “bò” dích dắc. Đưa chúng tôi đến giới thiệu lô đất biệt thự gần 200m2 được khách gửi bán với giá 2,9 tỷ đồng, Nguyên bảo: “Giá này đầu tư tốt vì đất có vị trí đẹp, gần trường học”… Theo Nguyên, trường học, lô nền, biệt thự, công viên… tất cả trên khu đất này đều rất đẹp, có điều tất cả chỉ là chi chit những cọc bê tông và túm tụm những góc đường là vô số “cò” đất đang hướng dẫn khách xem đất. Theo những nhà “môi giới” ở đây, giá đang lên liên tục theo độ “nóng” của dự án sân bay.
Ông Võ Tấn ức, Chủ tịch UBND huyện Long Thành nói: “Chúng tôi đã biết về việc mua bán “lúa non” đất tái định cư và đã chỉ đạo công an huyện nắm tình hình để xử lý”. Theo ông ức, huyện đã có văn bản yêu cầu cán bộ, công chức các cơ quan không được tham gia, liên quan đến việc mua bán đất tái định cư, nếu vi phạm sẽ bị xử lý. Huyện cũng đã có tuyên truyền, khuyến cáo người dân không nên bán đất khi chưa được giao đất vì điều này không đúng pháp luật và dễ nảy sinh các vấn đề phức tạp về sau.
Đề xuất mở rộng cao tốc Tp.HCM - Dầu Giây lên 10 đến 12 làn xe
Theo kiến nghị của tỉnh Đồng Nai, để đảm bảo kết nối giao thông đồng bộ khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động, cần mở rộng cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 10 đến 12 làn xe.
Mới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có văn bản 2336/BC-UBND báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Sân bay Long Thành và các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn Đồng Nai.
Theo đó, tỉnh đề xuất nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án sân bay Long Thành và các tuyến giao thông kết nối.
Cụ thể, Ủy ban Nhân dân tỉnh đề xuất Chính phủ chấp thuận cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng Công ty Cao su Đồng Nai được thu hồi, thanh lý cây cao su khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án Sân bay Long Thành và các dự án khác trên địa bàn tỉnh. Với hạng mục rà phá bom mìn trong phạm vi 5.000ha xây dựng sân bay Long Thành, tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt báo cáo Nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng giai đoạn 1 Sân bay Long Thành đồng thời tách hạng mục này giao cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư.
Tỉnh cũng đề xuất cho phép vận dụng Điều 25, Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 áp dụng chính sách hỗ trợ xử lý chênh lệch giữa các khung chính sách đối với các hạng mục các tuyến giao thông kết nối sân bay Long Thành (tuyến số 1 và 2) và hạng mục tái lập hạ tầng ngoài hàng rào sân bay Long Thành. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi công bằng cho người dân, tránh khiếu kiện về sau.
Ngoài ra, để đảm bảo kết nối giao thông đồng bộ khi Sân bay Long Thành đi vào khai thác, tỉnh kiến nghị mở rộng đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 10 đến 12 làn xe.
Với dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Chính phủ xem xét bố trí vốn, hỗ trợ một phần từ nguồn ngân sách Trung ương để đảm bảo tính khả thi và có thể sớm triển khai dự án. Trong tương lai, khi Sân bay Long Thành đi vào hoạt động, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ là trục giao thông chính nối sân bay với các tuyến giao thông khác và các địa phương.
Đối với việc kết nối giữa vùng Tây Nguyên với Sân bay Long Thành, Bộ Giao thông Vận tải sớm triển khai đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (dự án thành phần 2, đoạn từ Đồng Nai đến Bảo Lộc - Lâm Đồng).
Hạ Vy
Theo Nhịp Sống Việt
Đồng Nai cam kết bàn giao mặt bằng 1.800 ha để xây sân bay Long Thành trong năm 2020 Đồng Nai đã hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường của 600 hộ gia đình, trong đó đã thực hiện áp giá bồi thường cho 403 hộ, 197 hộ còn lại đang thực hiện áp giá bồi thường. Tại buổi khảo sát và làm việc với UBND huyện Long Thành về tình hình và tiến độ Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ...