Mưa lũ phía Bắc, nắng nóng Trung bộ
Đêm 19 và sáng 20-7, tại tỉnh Yên Bái đã có mưa vừa đến mưa to, ở 2 huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải có mưa rất to, gây ra lũ cục bộ tại các suối, ngòi, khe. Nhiều nơi bị sạt lở.
Tại thị trấn Trạm Tấu, nước lũ từ rừng về đột ngột, dâng cao, làm ngập chìm một số phương tiện đang thi công dưới lòng suối. Tại huyện Mù Cang Chải, lũ suối Nậm Kim lên cao gây ngập cầu nối quốc lộ 32 vào xã Dế Xu Phình.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng – thủy văn quốc gia, ngày 20-7, tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lai Châu, Lào Cai… đều có mưa to. Trong ngày 21-7, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 21-23 độ vĩ Bắc nên tiếp tục có mưa lũ nguy hiểm tại khu vực vùng núi Bắc bộ; riêng các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn có nơi mưa rất to. Đợt mưa này có khả năng kéo dài đến ngày 25-7 (mưa lớn tập trung vào đêm và sáng sớm). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Trong khi đó, ngày 20-7, tại Trung bộ vẫn có nắng nóng gay gắt, nhiệt độ phổ biến từ 35-38C. Ngày 21-7, nắng nóng Trung bộ sẽ tăng lên mức 39C, tiếp tục kéo dài nhiều ngày tới.
Do thời tiết diễn biến bất thường, cực đoan, sau chu kỳ nắng nóng kéo dài, lũ sẽ xảy ra dồn dập trên diện rộng, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai vừa ra Chỉ thị số 91 gửi các địa phương đề nghị tăng cường công tác đảm bảo an toàn hạ du, hồ chứa trong mùa mưa lũ 2019, cần chủ động điều tiết, tránh để lặp lại các trường hợp phải xả khẩn cấp với lưu lượng lớn như hồ Hòa Bình năm 2017, hồ Bản Vẽ năm 2018, một số hồ ở Nghệ An và Lào Cai trong tháng 5 và 6-2019…
* Trước tình trạng nắng nóng gay gắt diễn ra trên diện rộng, gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống và sức khỏe người dân, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Đức tại Việt Nam triển khai dự án “Hỗ trợ tài chính dựa trên dự báo” trong đó có việc triển khai các điểm nghỉ ngơi tránh nóng miễn phí cho người dân trên địa bàn Hà Nội.
Theo dự án, các điểm, trạm tránh trú nóng sẽ được thiết lập tại nhiều nơi và tại mỗi điểm sẽ có cán bộ của Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ giúp người dân tránh nắng miễn phí. Vị trí đặt các điểm tránh nóng tập trung phục vụ cho những người lao động ngoài trời và những người dân đi qua khu vực này, được nghỉ ngơi trong điều kiện thời tiết oi bức có thể vào dừng chân, nhằm giảm thiểu những tác hại không mong muốn do nắng nóng gây ra.
Video đang HOT
Bà Trần Thị Hồng An, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, cho biết, đến nay dự án đã thiết lập 2 điểm nghỉ ngơi tránh nóng miễn phí ở phường Cổ Nhuế 1 (Hà Nội) tại địa chỉ 548 Trần Cung và 527 Phạm Văn Đồng. Mỗi điểm sẽ có đủ khăn lạnh, nước mát, các thiết bị làm mát phục vụ người dân. Đặc biệt, tại điểm 548 Trần Cung còn có phòng nghỉ lắp đặt điều hòa phục vụ cho người dân vào tránh nóng. Ở đây, người dân còn được tư vấn về các biện pháp chống nắng, triệu chứng khi say nắng, sốc nhiệt cũng như những biện pháp sơ cứu kịp thời.
Theo kế hoạch, dự án sẽ thực hiện ở 15 phường trên địa bàn Hà Nội, mỗi phường sẽ có từ 1 – 2 điểm tránh, trú nóng. Tại những điểm tránh nóng này, đội ngũ tình nguyện viên Chữ thập đỏ ở xã, phường sẽ luôn túc trực để giúp đỡ người dân. Cùng với đó, Hội Chữ thập đỏ còn cập nhật thông tin về tình hình thời tiết, các cảnh báo thiên tai nắng nóng, nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, các điểm tránh nắng và những kiến thức cho người dân để bảo vệ sức khỏe qua fanpage facebook “Nắng quá nóng quá – @nangquanongqua2019″.
PHÚC HẬU – QUỐC LẬP
Theo SGGP
Bão số 2 uy hiếp Quảng Ninh-Hải Phòng, mưa lớn diện rộng suốt dải Trung Bộ
Từ trưa và chiều nay (3.7), ở khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn) có gió mạnh dần lên cấp 6, từ đêm nay mạnh dần lên cấp 7-8, giật cấp 11. Biển động rất mạnh.
Vị trí và hướng đi của bão số 2 - Ảnh: TTDBKTTV
Hồi 4 giờ ngày 3.7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ vĩ bắc; 110,0 độ kinh đông, trên khu vực phía đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách đất liền các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 410km về phía nam đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ được khoảng 10-15km và tiếp tục có khả năng mạnh thêm. Đến 4 giờ ngày 4.7, vị trí tâm bão ở khoảng 20,5 độ vĩ bắc; 107,2 độ kinh đông, trên vùng biển các tỉnh Quảng Ninh-Ninh Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): phía bắc vĩ tuyến 18,0 độ vĩ bắc; phía tây kinh tuyến 111,5 độ kinh đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ được khoảng 15km, có khả năng đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ.
Từ trưa và chiều nay (3.7), ở khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn) có gió mạnh dần lên cấp 6, từ đêm nay mạnh dần lên cấp 7-8, giật cấp 11. Biển động rất mạnh.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía tây khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) ngày hôm nay còn có gió mạnh cấp 6-7,giật cấp 8. Biển động mạnh.
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Trên đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình từ đêm nay (3.7) có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, gần sáng và ngày 4.7 có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 7-8, giật cấp 11.
Dự báo mưa: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, ngày hôm nay(3.7), ở khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông (lượng mưa phổ biến 30-70mm/24 giờ, có nơi trên 100mm/24giờ). Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Khu vực Hà Nội: Từ chiều nay (3.7), có mưa vừa, có nơi mưa to và giông. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Từ đêm nay đến ngày 5.7, do ảnh hưởng của bão và di chuyển về phía đất liền nên ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa phổ biến 100-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt); từ đêm ngày 3-4.7, vùng núi Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (lượng mưa phổ biến 50-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt).
Dự báo lũ: Trên các sông suối khu vực Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2-5m. Mực nước đỉnh lũ trên sông Thao có khả năng đạt BĐ1, các sông chính từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh còn dưới BĐ1.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất: Sau thời gian dài nắng nóng, đất bị khô nứt, đặc tính của đất bị phá vỡ và cháy rừng đã xảy ra ở khu vực Trung Bộ, bề mặt thảm phủ bị suy giảm, mưa lớn trên diện rộng gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, lũ do nghẽn dòng, lũ bùn. Sạt lở đất có nguy cơ xảy ra ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Đặc biệt là các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh (khu vực hầm lò, bãi thải) và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 2-3.
Theo TTDBKTTVTƯ
Ảnh hưởng của rãnh áp thấp, đêm nay Hà Nội có mưa rào và dông Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm nay (1/7) Hà Nội có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp đi qua khu vực Bắc Bộ nên trong ngày và đêm nay (01/7), ở Bắc Bộ có mưa, riêng khu vực...