Mưa lũ khiến 126 người chết, Thủ tướng Nhật hủy công du 5 nước
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hủy chuyến công du tới 5 quốc gia khi những trận mưa lũ kỷ lục đã khiến ít nhất 126 người dân nước này thiệt mạng và hàng chục người khác mất tích.
Theo Japan Times, tính đến cuối ngày 9/7, số người thiệt mạng tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt mưa lũ kỷ lục tại Nhật Bản được ghi nhận là 47 người ở Hiroshima, 36 người ở Okayama và 25 người ở Ehime, nâng tổng số người thiệt mạng lên 126 người. (Ảnh: Reuters)
Theo thống kê, 86 người vẫn đang mất tích sau khi mưa lũ đổ bộ khu vực phía tây của Nhật Bản. Số người thiệt mạng dự kiến sẽ còn tăng lên sau khi các nhà chức trách đưa ra số liệu đánh giá cuối cùng tại các khu vực bị ảnh hưởng. (Ảnh: Reuters)
Nhiều người được cho là đang bị mắc kẹt bên trong các căn nhà ở vùng lũ khi các tuyến đường xung quanh bị nước lũ nhấn chìm. Trong ảnh: Lực lượng cứu hộ phong tỏa một ngôi nhà để tìm kiếm người mất tích. (Ảnh: Reuters)
Tính đến tối 9/7, khoảng 11.000 người đã được đưa tới các trại sơ tán. Chính phủ Nhật đã ban hành mệnh lệnh và khuyến cáo sơ tán tới 6,3 triệu người, sau đó giảm xuống còn 1,8 triệu người. (Ảnh: Reuters)
Các nhà chức trách cũng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất có thể xảy ra sau thảm họa thiên nhiên được xem là khủng khiếp nhất trong nhiều thập niên tại Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến có các chuyến thăm tới Bỉ, Pháp, Ả rập Xê út và Ai Cập trong tuần này, song ông được cho là đã thông báo hủy các chuyến đi này khi tình hình mưa lũ trong nước vẫn diễn biến phức tạp. (Ảnh: Reuters)
Thủ tướng Abe dự kiến sẽ tới thăm các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do mưa lũ và sạt lở đất trong những ngày tới. (Ảnh: Reuters)
Trong cuộc họp với đơn vị phòng chống thảm họa, ông Abe cho biết số nhân lực được huy động để hỗ trợ người dân trong đợt mưa lũ lần này tăng lên tới 73.000 người và tất cả đều đang “nỗ lực hết sức để cứu người”. (Ảnh: Kyodo)
Các nhân viên cứu hộ vẫn đang chạy đua với thời gian để giải cứu những người bị mắc kẹt. Nhiều người đã trèo lên các mái nhà hoặc các tầng cao của những ngôi nhà cao tầng để chờ đội cứu hộ tới trợ giúp. (Ảnh: PA)
Nhiều ngôi nhà đã bị nghiền nát hoặc bị tàn phá nặng nề. Nước sông tràn vào nhấn chìm nhiều khu vực dân cư trong biển nước. (Ảnh: PA)
Hệ thống giao thông nhiều nơi bị ngắt quãng do đường hoặc cầu bị phá hủy. Hình ảnh các phương tiện giao thông bị nước lũ cuốn trôi xuất hiện nhiều trên truyền thông. (Ảnh: AFP)
Các binh sĩ Nhật Bản dùng xuồng và trực thăng giải cứu người dân tại những khu vực ngập lụt (Ảnh: Reuters)
Đồ họa khu vực chịu ảnh hưởng do mưa lũ tại Nhật Bản (Ảnh: AFP)
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Đề nghị phía Trung Quốc cung cấp thông tin xả lũ
Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Quản lý tài nguyên nước chủ động phối hợp với các địa phương làm việc với các tỉnh biên giới phía Trung Quốc về việc cung cấp thông tin xả lũ các hồ chứa phục vụ công tác dự báo, cảnh báo nhằm ứng phó với hiện tượng lũ bất ngờ từ thượng nguồn các sông xuyên biên giới.
Theo Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa được ban hành, hiện tượng ENSO (khái niệm để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương - Đông Ấn Độ Dương) nhiều khả năng sẽ chuyển sang trạng thái trung tính từ khoảng tháng 6 và duy trì cho đến hết năm 2018.
Dự báo số lượng bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong năm 2018 tương đương so với trung bình nhiều năm. Cụ thể sẽ có khoảng 12 - 14 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó khoảng 4-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam. Thời kỳ đầu mùa, bão và áp thấp nhiệt đới có xu hướng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm ở khu vực phía Bắc Biển Đông và xu hướng sẽ dịch dần về phía Nam Biển Đông trong những tháng cuối năm 2018.
Bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng nhiều hơn tới khu vực Trung Bộ. Các hiện tượng thiên tai khí tượng thủy văn khác vẫn có khả năng diễn biến phức tạp, khó lường.
Vì vậy đòi hỏi công tác dự báo, cảnh báo thiên tai cần phải bảo đảm thường xuyên, liên tục, theo sát diễn biến của thiên tai, tăng cường việc cảnh báo sớm, cung cấp kịp thời thông tin dự báo, cảnh báo để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
Nước lũ dâng cao ở con suối Nậm Ban (Lai Châu) vào những ngày cuối tháng 6 vừa qua (Ảnh minh hoạ).
Nâng cao chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai
Nhằm chủ động trong công tác phòng chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phân công cụ thể trách nhiệm và sự phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ.
Trong đó, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn được giao chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát, kiểm tra toàn bộ phương tiện, máy móc, trang thiết bị, thông tin liên lạc đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống, hiện thiện các phương án, công cụ dự báo khí tượng thuỷ văn. Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, giám sát các hiện tượng khí tượng thuỷ văn nguy hiểm, cung cấp kịp thời đầy đủ các thông tin về thiên tại cho các cơ quan theo quy định phục vụ công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn cũng phải nâng cao chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, trọng tâm là nâng thời hạn dự báo, cảnh báo sớm bão đến 5 ngày, áp thấp nhiệt đới đến 3 ngày và cảnh báo mưa lớn, lũ lớn trước 1-2 ngày. Chú trọng việc dự báo thời tiết điểm, mưa lớn định lượng và chi tiết hoa các cấp độ rủi ro thiên tai phục vụ công tác phòng chống.
Tổng cục Môi trường được giao nhiệm vụ phối hợp với Tổng cục khí tượng Thuỷ văn triển khai các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai, sự cố gây ra; theo dõi chặt chẽ tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực xảy ra thiên tai.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xử lý kịp thời những sự cố xảy ra trên biển, tăng cường quan trắc và truyền số liệu mực nước biển phục vụ công tác cảnh báo sóng thần, số liệu liên quan trắc sóng và dòng chảy bằng rada biển phục vụ dự báo, cảnh báo thiên tai hải văn.
Đáng chú ý, Cục Quản lý tài nguyên nước phải tăng cường kiểm tra đột xuất, thanh tra và kiên quyết xử lý vi phạm đối với các trường hợp không tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa. Tăng cường theo dõi, giám sát việc vận hành của các hồ thông qua việc áp dụng công nghệ giám sát vận hành trực tuyến nhằm bảo đảm việc tuân thủ quy trình, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, nâng cao hiệu quả phối hợp vận hành điều tiết giảm lũ, cấp nước cho hạ du.
"Chủ động phối hợp với các địa phương làm việc với các tỉnh biên giới phía Trung Quốc về việc cung cấp thông tin xả lũ các hồ chứa phục vụ công tác dự báo, cảnh báo nhằm ứng phó với hiện tượng lũ bất ngờ từ thượng nguồn các sông xuyên biên giới. Đẩy nhanh việc triển khai, hoàn thành dự án Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát nguồn nước xuyên biên giới Việt Nam- Trung Quốc giai đoạn I, để có số liệu cung cấp, trao đổi với Trung Quốc và phục vụ dự báo" - bản kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi rõ.
Đẩy mạnh tuyên truyền về bão và thiên tai khác tới cộng đồng
Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bão và các thiên tai khác cho cộng đồng như các thông tin về gió trung bình cao nhất, gió giật mạnh tức thời, vùng ảnh hưởng bảo, các hiện tượng nguy hiểm kèm theo bão...
Đồng thời phối hợp với Viện Vật lý địa cầu và các đơn vị, địa phương có liên quan để khoanh vùng, tăng cường dự báo khí tượng thuỷ văn cho khu vực xảy ra thiên tai, sự cố môi trường, tràn dầu trên biển và khu vực xảy ra động đất, sóng thần phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả.
Thế Kha
Theo Dantri
Hơn 110 người chết vì mưa lũ ở Nhật Giới chức Nhật Bản cho hay số nạn nhân tử vong vì lũ và lở đất do mưa to gây ra ở miền tây nước này trong mấy ngày qua đã tăng lên tới 112 người. Nhiều ngôi nhà ở thành phố Kurashiki thuộc tỉnh Okayama của Nhật bị ngập nặng do mưa to hôm 8.7REUTERS Đây là số nạn nhân tử vong...