Mưa lũ “cuốn trôi” 745 tỷ đồng của Hà Tĩnh
Trận mưa lũ diễn ra từ ngày 1 – 5/9 trên địa bàn Hà Tĩnh đã gây thiệt hại lớn về người và của. Ngoài 5 người bị chết do bất cẩn, tổng thiệt hại toàn tỉnh ước tính khoảng 745 tỷ đồng.
Hà Tĩnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Trong ảnh: Huyện Lộc Hà tu sửa 200m kè biển bị sạt lở trong trận lũ vừa qua
Về dân sinh, trận mưa lũ vừa qua đã khiến 6.002 ngôi nhà bị ngập, trong đó có 2.033 ngôi nhà bị ngập sâu từ 1 – 3 mét.
Về sản xuất nông nghiệp mưa lũ đã làm 7.333 ha lúa, 816 ha hoa – rau màu bị ngập và hư hỏng, 846 ha cây ăn quả (chủ yếu là cây bưởi đến kỳ thu hoạch) bị thiệt hại; 46 con gia súc, 26.064 con gia cầm bị chết; hơn 1.341 ha nuôi trồng thủy sản, 170 lồng bè bị thiệt hại…
… 170 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng
Bên cạnh đó, hệ thống công trình giao thông, thủy lợi, đê điều cũng bị mưa lũ tàn phá nặng nề.
Video đang HOT
Cụ thể, mưa lũ đã khiến 2.040 m kè, 10.628 m kênh mương, 5 cầu và 114 cống bị hư hỏng, sập trôi.
Mưa lũ cũng đã làm cho 560 cột điện bị đổ, 15.285m đường dây điện bị đứt, 9 trạm biến thế bị hư hỏng…
… 5 cây cầu bị sập trôi
Tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra tại Hà Tĩnh ước tính khoảng 745 tỷ đồng.
Sau mưa lũ, với sự động viên, giúp đỡ của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị các cấp, Hà Tĩnh đã tập trung cao cho công tác khắc phục hậu quả, bước đầu ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất.
Việc khắc phục hậu quả tiếp tục được các cấp, ngành, địa phương Hà Tĩnh triển khai tích cực.
Theo Baohatinh
Năm nào, ông Quế cũng bớt hàng chục triệu từ lương hưu tặng quà bà con
Với tâm niệm "mình khá hơn một chút thì chia sẻ với mọi người, coi như lá rách ít đùm lá rách nhiều", mỗi năm, người cựu chiến binh ở Hà Tĩnh dành hàng chục triệu đồng từ tiền lương hưu tặng quà cho gia đình chính sách và những người có hoàn cảnh khó khăn trong thôn.
Ông Đậu Đình Quế (SN 1946, thôn Lam Long, xã Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lên đường nhập ngũ năm 1965 ở chiến trường B3 (Tây Nguyên), tham gia chiến đấu qua nhiều chiến dịch. Năm 1971, ông bị thương nặng (thương binh 3/4), mất sức chiến đấu nên được chuyển ra Bắc điều trị rồi đi học và công tác ở Trường Đại học Kỹ thuật quân sự (nay là Học viện Kĩ thuật quân sự). Đến năm 1996, ông Quế nghỉ hưu, về quê hương Hà Tĩnh sinh sống.
Trở về địa phương, ông Quế tích cực chỉnh trang vườn hộ, tham gia xây dựng nông thôn mới.
Hơn 30 năm phục vụ trong quân đội, khi trở về cuộc sống đời thường, cựu chiến binh Đậu Đình Quế luôn giữ vững và phát huy bản chất người lính Bộ đội cụ Hồ, tham gia tích cực và có trách nhiệm với các phong trào, cuộc vận động của địa phương.
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở quê hương, ngoài góp công, góp sức, gia đình ông Quế đã đóng góp 36 triệu đồng cho thôn Lam Long làm đường, xây dựng nhà văn hóa và 50 triệu đồng cho xã Xuân Hải. Đây là khoản tiền tiết kiệm bao năm từ đồng lương hưu ít ỏi của ông và vợ (giáo viên hưu trí).
Đường sá rộng rãi, sạch đẹp là niềm vui của ông Quế cũng như người dân thôn Lam Long.
Điều đặc biệt là, không chỉ góp phần xây dựng nông thôn mới, hoạt động nghĩa tình, giúp đỡ người khó khăn trong thôn xóm cũng được gia đình ông Quế quan tâm. Trong 5 - 6 năm trở lại đây, mỗi dịp tết đến xuân về, ông Quế đều trích số 10 - 15 triệu đồng từ phần tiền tiết kiệm của mình để dành những suất quà cho các gia đình chính sách và những người có hoàn cảnh khó khăn trong thôn.
Ông bộc bạch: "Gia đình tôi ngày trước cũng là hộ nghèo nên tôi thấu hiểu hoàn cảnh của những gia đình còn khó khăn. Là người trong thôn trong xóm, bây giờ nhà mình khá hơn một chút thì mình chia sẻ với mọi người, coi như lá rách ít đùm lá rách nhiều".
Ông Đậu Đình Quế kiệm lời, nói ngắn gọn: Mình làm được gì cho quê hương thì dốc hết sức làm thôi.
Nói về sự đóng góp của mình cho quê hương, ông Quế kiệm lời, nói ngắn gọn: "Mình làm được gì cho quê hương thì dốc hết sức làm thôi". Thế nhưng, khi được hỏi về sự thay đổi của xã Xuân Hải, ông phấn khởi chia sẻ: "Diện mạo quê hương những năm gần đây thay đổi tích cực rõ rệt, đi lên từng ngày. Nông thôn bây giờ khác hẳn với ngày xưa. Cảnh quan đẹp đẽ, nhà văn hóa, đường làng ngõ xóm rộng rãi, sạch đẹp, khang trang. Thôn được công nhận đạt khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Cuộc sống người dân được nâng lên, như vậy là mừng rồi".
Bà Trần Thị Xuân - Trưởng thôn Lam Long, đánh giá: "Ông Quế là người có tinh thần trách nhiệm cao và đã có nhiều đóng góp cho thôn. Các hoạt động của thôn xóm, ông Quế đều tham gia nhiệt tình. Không chỉ ủng hộ cho thôn làm nông thôn mới, hàng chục năm trước, ông Quế đã mua loa máy, ti vi cho nhà văn hóa. Hàng năm, các hoạt động nghĩa tình, nhân ái trong thôn được sự quan tâm của ông rất nhiều. Các em thiếu niên nhi đồng, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, gia đình khó khăn, năm nào cũng được nhận quà từ gia đình ông".
Theo Baohatinh
Chặt cây xanh trong ủy ban huyện, một người tử vong tại chỗ Sáng ngày 3/8, Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, trong quá trình thu dọn cành cây trong trụ sở UBND huyện Nghi Xuân một công nhân bị rơi từ độ cao 10m tử vong. Theo đó, vào khoảng 9h sáng ngày 3/8, khi đang tiến hành chặt cành cây trong UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bất ngờ chiếc cần...