Mưa lớn làm đổ sập và tốc mái nhiều nhà dân ở Kiên Giang
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang, từ ngày 14/7 đến 16 giờ ngày 17/7, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, kèm theo dông lốc đã làm đổ sập, hư hỏng 35 nhà dân trên địa bàn tỉnh.
Mưa lớn kèm theo dông lốc làm sập 11 nhà dân ở các huyện Hòn Đất, Châu Thành, Giồng Riềng, An Biên, An Minh và cháy một nhà do mưa lớn, dông gây chập điện trên địa bàn huyện Giồng Riêng.
Mưa dông làm tốc mái 23 căn nhà tại các huyện Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Giồng Riềng, An Biên, An Minh, U Minh Thượng. Ước tính tổng thiệt hại là hơn 1,1 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang phối hợp các huyện tổ chức thăm hỏi, huy động lực lượng tại chỗ giúp nhân dân dọn dẹp, sửa chữa nhà tốc mái, bố trí nơi ở tạm cho các hộ dân nhà bị đổ sập.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang tổ chức trực ban 24/24 giờ theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thông tin cho các ngành, địa phương và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo phòng tránh, ứng phó trong mùa mưa bão.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt, hạn hán, tại Kiên Giang đã xảy ra 441 điểm sạt lở, sụt lún với tổng chiều dài hơn 11 km và làm nguy hại 42 căn nhà trên địa bàn các xã An Minh Bắc và Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, ước tính thiệt hại về nhà ở hơn 5,5 tỷ đồng. Tỉnh đã cấp kinh phí hỗ trợ, với tổng số tiền 3,5 tỷ đồng. Ngoài ra, mưa lớn kèm theo dông lốc đã làm một người bị thương, sập 21 căn nhà, tốc mái 60 căn trên địa bàn các huyện, thành phố, ước tính tổng thiệt hại hơn 2,2 tỷ đồng.
Mùa mưa bão năm 2024 được dự báo diễn biến phức tạp và khó lường, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát kế hoạch, phương án, chủ động nguồn lực triển khai hiệu quả công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, chủ động phòng ngừa từ sớm, từ xa, theo phương châm “4 tại chỗ” hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại đến mức thấp nhất có thể xảy ra.
Áp thấp nhiệt đới gây mưa to kéo dài, cục bộ có nơi mưa rất to
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ, ngày 15/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 108,6 độ Kinh Đông; trên vùng biển Quảng Trị đến Quảng Nam.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/giờ), giật cấp 8.
Hướng di chuyển của vùng áp thấp. Ảnh: TTXVN phát
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10-15km/giờ. Dự báo đến 7 giờ, ngày 16/7, áp thấp nhiệt đới sẽ suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên hầu các vùng biển có sóng to, gió lớn, biển động. Cụ thể vùng biển ngoài khơi từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8-9; biển động; vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6; biển động.
Trên đất liền, từ đêm 15 đến đêm 17/7, áp thấp nhiệt đới gây mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Hòa Bình, Thanh Hóa đến Quảng Trị lượng mưa phổ biến từ 60-120mm, cục bộ có nơi trên 200mm; khu vực Tây Nguyên lượng mưa phổ biến từ 40-80mm, cục bộ có nơi trên 150mm (mưa lớn tập trung vào chiều và đêm).
Ngày 15/7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn. Chủ trì cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị các khu vực chịu ảnh hưởng rà soát lại hệ thống cống, rãnh, huy động lực lượng chức năng kiểm tra, khơi thông dòng chảy nhằm giảm thiểu ngập lụt đô thị.
Các địa phương chịu ảnh hưởng bởi áp thấp, hoàn lưu áp thấp đề phòng lũ quét, sạt lở đất, hạn chế tối đa tác động của loại hình thiên tai trên đến tính mạng, cuộc sống và sản xuất của người dân.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý áp thấp nhiệt đới có khả năng suy yếu nhưng các địa phương khu vực ven biển cần đề phòng mưa lớn, dông lốc.
Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã kiểm đếm, hướng dẫn 40.146 tàu với 196.741 người biết vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh; trong đó có 1.037 tàu với 6.187 người hoạt động tại vùng biển từ Quảng Trị - Quảng Ngãi và khu vực Hoàng Sa.
Thanh Hóa chủ động ứng phó với mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, đêm và sáng sớm 26/6, khu vực tỉnh Thanh Hóa đã có mưa, mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Lượng mưa đo được tại các điểm đo mưa tự động ở thị trấn Kim Tân (Thạch Thành) là 97.2mm, xã Thành Hưng 81.4mm, thị trấn Hồi...