Mưa lớn, hàng trăm ha lúa vụ Mùa tại Bà Rịa – Vũng Tàu bị ngập nặng
Trận mưa lớn kéo dài 2 giờ từ đêm ngày 4/10 và liên tục trong mấy ngày qua đã khiến hàng trăm ha lúa vụ Mùa mới gieo sạ trên địa bàn huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị ngập úng, gây hư hỏng nặng.
Ông Lâm Đình Nhu, ngụ tại ấp Phước Trinh, xã Tam Phước (Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu) dặm lại chỗ lúa bị ngập úng.
Sáng 7/10, phóng viên TTXVN có mặt tại cánh đồng lúa xã An Nhứt, xã Tam Phước, huyện Long Điền ghi nhận, hàng trăm ha vừa được gieo sạ vụ Mùa vẫn đang “chìm” trong nước. Đây là diện tích mới được gieo sạ từ 5 – 10 ngày tuổi và bị “ngâm” trong nước hơn 3 ngày qua.
Ông Nguyễn Văn Đời, ấp An Trung, xã Anh Nhứt, huyện Long Điền hiện có 5.500 m2 ruộng lúa, tính đến sáng ngày 7/10 mới gieo sạ được 5 ngày tuổi. Lúa mới xuống giống được 2 ngày thì gặp mưa lớn khiến toàn bộ diện tích mới gieo bị ngập trong nước. Đã 3 ngày trôi qua mà nước vẫn chưa rút.
Với tình hình này, diện tích mới gieo trồng gần như bị hư hỏng hoàn toàn, hạt giống đã trôi và vón đống lại vào một góc ruộng, buộc phải gieo lại hoàn toàn. Theo tính toán của ông Đời, 5,5 sào ruộng phải tốn 130 kg giống và với mức giá 15.000 đồng/kg thì gia đình thiệt hại khoảng 2 triệu đồng, chưa kể tiền công cày bừa, trục đất, đắp bờ…. phải lên tổng số gần 3,5 triệu đồng.
Video đang HOT
Chờ nước rút, ông Đời sẽ phải thuê làm đất để gieo lại từ đầu. Ngoài việc thêm chi phí đầu tư lại, ông Đời đang lo thời gian bị kéo dài với nguy cơ trễ vụ Đông Xuân rất cao.
Còn ông Huỳnh Trung Đông – Phó Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp An Nhứt, xã An Nhứt, huyện Long Điền chia sẻ, trong số 220 ha diện tích xuống giống vụ Mùa của hợp tác xã, có khoảng 200 ha bị ngập úng do mưa lớn kéo dài; trong đó, hiện còn 180 ha bị ngập nặng hơn 3 ngày nay nước vẫn chưa rút được. Đây là diện tích mà bà con xã viên vừa xuống giống được 5 – 10 ngày tuổi.
Lúa giống mới gieo sạ bị ngâm trong nước lâu ngày sẽ bị úng đọt, thối rễ, số vừa gieo sẽ bị trôi dạt. Hiện chưa thống kê cụ thể con số thiệt hại nhưng với tình hình, bà con sẽ lại phải làm đất, xuống giống lại từ đầu hoặc ruộng nào đã lên xanh sẽ phải tăng cường bón phân, tốn công dặm lại lúa may ra mới cứu được.
Xã Tam Phước, huyện Long Điền có khoảng 200 ha diện tích trồng lúa vụ Mùa, hiện có gần 129 ha lúa mới gieo sạ đang bị ngập. Ông Lâm Đình Nhu, ấp Phước Trinh, xã Tam Phước, huyện Long Điền cho biết, ngập trong nước nhiều ngày khiến lúa bị chết khoảng 40%, phần thì bị ốc bươu, cua cắn phá, phần bị thối rễ do ngâm nước trong nhiều ngày. Tình cảnh này chỉ chờ nước rút xuống nhanh mới mong chăm bón, dặm lại phần đã hư hỏng may ra cứu được vài đám. Tuy nhiên, nếu mưa lớn còn kéo dài thì có nguy cơ mất trắng.
Vụ Mùa 2020 toàn huyện xuống giống trên 1.000 ha; trong đó đã có khoảng 900 ha được tiến hành gieo sạ. Mưa lớn kéo dài khiến diện tích trên địa bàn các xã An Nhứt, Tam Phước… bị ngập nặng. Ngành nông nghiệp địa phương đã huy động phương tiện, nhân lực để khơi thông dòng chảy ở các tuyến kênh mương, nhằm hạn chế diện tích lúa bị ngập; đồng thời thống kê, báo cáo số diện tích bị hư hại để kiến nghị tỉnh có biện pháp hỗ trợ.
Cùng đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Điền đang lên phương án hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phục hồi lúa sau khi nước rút. Trường hợp phải gieo sạ lại thì sử dụng giống lúa ngắn ngày để đảm bảo đúng khung lịch thời vụ.
Bà Rịa-Vũng Tàu khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 1/9
Bà Rịa-Vũng Tàu cho phép các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ; các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, vui chơi, giải trí và cuộc sống, sinh hoạt của người dân trở lại bình thường.
Căn cứ tình hình thực tế và kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép "triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong phòng chống dịch và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội," Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định tháo dỡ lệnh tạm dừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ ngày 1/9.
Cụ thể, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho phép tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ; các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, vui chơi, giải trí và cuộc sống, sinh hoạt của người dân được trở lại bình thường.
Tỉnh thực hiện dỡ bỏ giãn cách và giới hạn số chỗ ngồi trên các phương tiện vận tải hành khách (xe buýt, xe chở khách, taxi, tàu hỏa, tàu thủy...) nhưng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương được phép tổ chức các cuộc họp, hội nghị, các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch.
Ủy ban Nhân dân tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị sẵn kịch bản cách ly theo từng khu vực, đề phòng khi có trường hợp mắc bệnh trong cộng đồng.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan, đơn vị mình một cách phù hợp, bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên, người lao động.
Đối với các sự kiện quan trọng phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội phải báo cáo xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền (Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh); đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách, thực hiện giám sát về y tế, không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.
Các địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức tự giác, không được chủ quan lơ là, thực hiện đầy đủ khuyến cáo của Chính phủ, Bộ Y tế về phòng chống dịch COVID-19.
Trong dịp Lễ 2/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Du lịch tiếp tục tuyên truyền cho du khách thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế./.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Hơn 2.200 khách hàng được vay mới với lãi suất ưu đãi Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từ ngày 23/1 đến nay, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã cho 2.225 khách hàng vay mới 6.713 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 1-2%. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng Ngày 1/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và tỉnh Bà Rịa -...