Mưa lớn gây mất điện toàn huyện, đám cưới phải nhờ xe tải “chạy” lũ
Mưa lớn những ngày qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho tỉnh Bình Định, gần 19.000 ngôi nhà bị ngập sâu trong lũ.
Sáng 30/11, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long cùng các Sở, ngành liên quan đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình thiệt hại và công tác ứng phó, khắc phục tại một số địa phương như Vân Canh, Tuy Phước, thị xã An Nhơn.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long yêu cầu ngành điện khẩn trương khắc phục sự cố gãy nhiều trụ điện gây mất điện hầu hết toàn huyện Vân Canh.
Kiểm tra công tác khắc phục sự cố nhiều trụ điện đường dây 220 kV bị gãy đổ tại huyện Vân Canh, gây mất điện diện rộng huyện từ chiều 29/11, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long yêu cầu ngành điện khẩn trương khắc phục, đóng điện sớm nhất cho nhân dân.
Ngày 30/11, có gần 11.000 ngôi nhà huyện Tuy Phước bị ngập nước.
Theo ông Lương Đình Tiên – Chủ tịch UBND huyện Vân Canh, do sự cố gãy một số trụ điện đường dây 220 kV, gần như toàn huyện Vân Canh bị mất điện. Ngay sau khi xảy ra sự cố, lãnh đạo huyện đã trực tiếp kiểm tra hiện trường. Đồng thời, yêu cầu sớm nhất trong chiều 30/11 phải khắc phục xong sự cố, có điện trở lại trên toàn huyện.
Trụ điện đường dây 220kv bị gãy khiến hầu hết toàn huyện Vân Canh mất điện từ chiều 29/11 đến nay.
Tại huyện Tuy Phước, khoảng gần 11.000 nhà dân các xã khu Đông bị ngập lụt, nhiều nơi ngập sâu hơn cả mét.
Chủ tịch tỉnh Bình Định yêu cầu lãnh đạo huyện chỉ đạo UBND xã, thị trấn bố trí lực lượng chốt chặn không cho người dân qua lại các đoạn đường bị ngập nặng. Khu vực nào nước ngập sâu nguy hiểm phải tổ chức di dời khẩn cấp đảm bảo an toàn tính mạng nhân.
Video đang HOT
Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại các đoạn tràn trên tuyến ĐT640 xã Phước Thắng đi huyện Phù Cát, điểm tràn Tân Thuận xã Phước Thuận, tuyến ĐH 42 Phước Quang – Phước Hiệp, nước ngập sâu 0,5-08 m và chảy xiết. Tại những điểm tràn này, chính quyền đã bố trí lực lượng chức năng chốt chặn không cho người qua lại.
Đoạn thị trấn Tuy Phước đi các xã Phước Thuận, Phước Sơn… ngập sâu.
Tại huyện An Lão, Chủ tịch UBND huyện Trương Tứ cho biết, nước lũ khiến gần 250 nhà bị ngập nước 0,2-0,3 m; ngập tuyến đường đi từ xã An Hòa đi An Quang 0,4-0,5 m; 3 điểm cầu tràn xã An Vinh bị ngập địa phương dùng rào chắn không cho người dân đi qua lại; 3 điểm sạt lở ở tuyến đường đi xã An Toàn.
Huyện Hoài Ân có gần 1.500 nhà bị ngập ở các xã Ân Hảo Tây, Ân Hảo Đông, Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Thạnh; 1.205 giếng nước bị ngập.
Công an huyện Tuy Phước chuẩn bị ca nô đi cấp cứu một người dân xã Phước Nghĩa bị bệnh nặng.
Trong khi đó, tại thành phố Quy Nhơn, có 1.330 hộ ở phường Trần Quang Diệu bị ngập, quốc lộ 1A ngập từ 0,4-0,6 m tại đoạn giao nhau đường Lạc Long Quân với đường Trần Quốc Hoàn. Ngập đường Hùng Vương, đường Điện Biên Phủ đoạn giáp với Quốc lộ 19 mới, nước qua tràn ở phường Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân và xã Phước Mỹ.
Trong ngày 30/11, hơn 66.000 học sinh của tỉnh Bình Định không thể đến trường do lũ lụt.
Ngoài ra, mưa lũ cũng làm bà Đinh Thị Đát (65 tuổi, ở thôn 3 xã An Dũng, huyện An Lão) đi làm rẫy qua vùng nước chảy xiết cuốn trôi tử vong.
Nhiều công ty cho công nhân nghỉ làm để về nhà lo chạy lũ.
Đám cưới ngày lũ, hai họ phải bố trí xe tải để vượt qua vùng lũ.
Người và xe đưa lên xe tải để vượt qua vùng ngập lũ.
Hoãn các cuộc họp không cần thiết để di dời dân, ứng phó nguy cơ lũ quét
Dự báo Bình Định tiếp tục có mưa to, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ông Nguyễn Phi Long - Chủ tịch UBND tỉnh - yêu cầu hoãn tất cả các cuộc họp không cần thiết để lo đảm bảo an toàn tính mạng người dân.
Chiều 25/10, UBND tỉnh Bình Định tổ chức họp trực tuyến với 11 huyện, thị xã, thành phố về công tác phòng chống lũ lụt và đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long.
Thông tin tại cuộc họp cho biết, lượng mưa từ 19h ngày 23/10 đến 13h ngày 25/10, bình quân toàn tỉnh 207 mm, phổ biến từ 150 mm, có nơi lên đến hơn 400 mm. Dự báo, chiều tối nay (25/10), ở khu vực tỉnh Bình Định có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Lượng mưa phổ biến từ 30-50 mm, có nơi trên 70 mm.
Đặc biệt, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng thấp, ven sông.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long yêu cầu hoãn tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung vào công tác phòng, chống lụt bão và công tác đảm bảo an toàn tính mạng người dân. Đồng thời, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt.
Cuộc họp trực tuyến với 11 huyện, thị xã, thành phố về công tác phòng chống lũ lụt và đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định Trần Văn Phúc cho hay, toàn tỉnh Bình Định có 163 hồ có dung tích từ 50.000 m3 trở lên. Hiện có 50 hồ chứa qua tràn và 21 hồ chứa đầy nước (lớn hơn 80% dung tích).
Đặc biệt hồ Định Bình - hồ chứa nước lớn nhất tỉnh Bình Định - bắt đầu vận hành hạ mực nước đón lũ theo quy trình vận hành liên hồ chứa sông Kôn - Hà Thanh lúc 20h ngày 22/10 (tại mực nước cao trình 75,13m), điều tiết lớn hơn 200 m3/s, sau tăng dần lưu lượng điều tiết và lớn nhất đạt 420 m3/s lúc 7h ngày 25/10.
Ông Phúc cho biết thêm, hiện tỉnh có 116 tàu cá ngư dân đang nằm trong vùng biển nguy hiểm, trong đó có 2 tàu cá đang nằm trong đường đi của bão. Hiện các tàu cá đã nhận được thông tin áp thấp nhiệt đới và đang di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm...
UBND huyện Phù Cát cũng được đề nghị di dời khẩn cấp 36 hộ dân sinh sống ở núi Gành (xã Cát Minh, huyện Phù Cát).
Sạt lở đất tại khu vực 3, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn (Ảnh: T.Tin).
Theo UBND tỉnh Bình Định, mưa lớn những ngày qua trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tại huyện miền núi An Lão, mưa lũ khiến một nhà dân thôn 5 (xã An Vinh) bị ảnh hưởng do sạt lở đất, rất may không gây thiệt hại về tài sản.
Ngoài ra, có 3 khu dân cư ở các xã An Toàn, An Vinh đã xuất hiện sạt lở; tuyến đường đi xã An Vinh bị sạt lở 3 vị trí, khối lượng sạt lở khoảng 1.500 m3, hiện địa phương đã khắc phục và thông tuyến. Thiệt hại ước tính 150 triệu đồng.
Tại huyện Vân Canh, sáng 24/10, mưa lũ làm sập mố cầu Ngô La quốc lộ 19C, ở xã Canh Vinh. Ngay sau sự cố, Sở Giao thông vận tải đã tiến hành khắc phục xong và thông tuyến.
Tại TP Quy Nhơn, lúc 7h30 sáng nay 25/10, một phần taluy vách núi đá sạt lở gây bị thương 3 người đang lưu thông trên đường tại phường Lê Hồng Phong (đầu đường Nguyễn Tất Thành nối dài tiếp giáp đoạn rào chắn đường sắt), đã được đưa đến bệnh viện. Cũng trong hôm nay, tại khu vực 3, phường Ghềnh Ráng, mưa lớn làm sạt lở đất đá ách tắc 30m đường giao thông, địa phương đang khắc phục.
Sạt lở nghiêm trọng đe dọa "xóa sổ" nhiều nhà dân Mưa lớn nhiều ngày gây sạt lở nặng tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi). Sạt lở đe dọa "xóa sổ" nhiều nhà dân. Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, trong 2 ngày 28 và 29/11, tại Quảng Ngãi có mưa lớn diện rộng, đặc biệt tại các huyện miền núi. Riêng huyện miền núi Ba Tơ có...