Mưa lớn gây chia cắt ở Quảng Bình, học sinh không thể đến trường
Từ tối qua đến chiều nay (10/10), tỉnh Quảng Bình có mưa to đến rất to làm nhiều tuyến đường ở phía Tây, vùng miền núi, biên giới bị ngập sâu, sạt lở, ách tắc giao thông, học sinh miền núi không thể đến trường.
Từ hôm qua đến sáng nay, lượng mưa lớn nhất đo được tại huyện miền núi huyện Minh Hóa hơn 260mm, mực nước trên các sông đang lên nhanh. Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ghi nhận 25 điểm bị ngập, gây chia cắt. Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây bị sạt lở đất đá, phương tiện không qua lại được. Đường 20 Quyết thắng cùng bị sạt lở, ngập nước gây tắc đường.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình huy động 100 cán bộ,chiến sĩ trực chốt tại các ngầm tràn ngập sâu.
Nhiều tuyến đường đến khu vực biên giới ở các xã Trọng Hóa, Dân Hóa, Thượng Hóa của huyện Minh Hóa; xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch; xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh; xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy bị ngập sâu. Học sinh tại các khu vực này phải nghỉ học vì nước sông suối dâng cao, chia cắt đường đến trường.
Video đang HOT
Nhiều ngầm tràn ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình bị ngập sâu, gây chia cắt.
Hiện nay, các Đồn Biên phòng ở tuyến biên giới phía Tây tỉnh Quảng Bình phối hợp với chính quyền đặt biển cảnh báo, lập chốt hướng dẫn người dân không qua lại ở các khu vực nguy hiểm. Đại tá Trịnh Thanh Bình, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị triển khai 28 tổ với gần 100 cán bộ, chiến sĩ tăng cường các địa bàn vùng núi, ứng phó mưa lũ đang diễn biến phức tạp.
“Tập trung phòng chống lũ lụt gây chia cắt, phòng chống sạt lở, rà soát lại nơi xung yếu để tổ chức di dời, sơ tán vận chuyển lương thực để sẵn sàng ứng cứu khi bị chia cắt dài ngày. Rà soát các thôn bản trên biên giới, kêu gọi bà con dân bản về nhà đảm bảo an toàn”, Đại tá Trịnh Thanh Bình cho hay./.
Mưa lũ làm 8 người chết, nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại các địa phương
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và phóng viên TTXVN tại các địa phương, tính đến 17 giờ 30 phút ngày 2/10, mưa lũ tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm 8 người chết (tại Nghệ An, Hà Tĩnh); 26 nhà thiệt hại trên 70%; 143 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 55 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất; hơn 2.000 hộ phải di dời; 14.033 nhà bị ngập (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa), hiện nước đang rút chậm.
Huy động máy xúc để khắc phục sự cố sạt lở đất đá gây ách tắc giao thông trên đường ở huyện Con Cuông, Nghệ An. Ảnh: TTXVN phát
Mưa lũ cũng làm thiệt hại 11.435 ha lúa, hoa màu; hơn 3.800 ha cây công nghiệp, ăn quả hằng năm, lâu năm; gần 135 ha rừng; trên 9.000 ha ao hồ; hơn 710 tấn muối bị thiệt hại; 155.340 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 127 điểm trường bị ảnh hưởng, 4 phòng họp bị tốc mái; 9.150 m kênh mương; 26 đập loại nhỏ bị hư hỏng; 82 cầu, cống bị hư hỏng; 1.550 m bờ sông bị sạt lở; trên 75.800 m3 đất đá sạt lở ; 112 cầu, cống bị hư hỏng; 29 vị trí bị ngập; 100 vị trí bị sạt lở; 51 cột điện, trên 5.500m tường rào bị đổ...
'Riêng tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, đây là khu vực bị thiệt hại rất nặng bởi mưa lũ, tính đến 17 giờ 30 phút ngày 2/10, khu vực này có 14 nhà bị cuốn trôi (xã Tà Cạ, thị trấn Mường Xén); 85 nhà ngập tại xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén; ngập các cơ quan Nhà nước tại Khối 1, thị trấn Mường Xén. Hiện nay nước đã rút, còn lại bùn, đất bồi lấp; 19 nhà bị sạt lở, trong đó có 3 nhà kiên cố bị sạt lở hoàn toàn (tại bản Cánh, Sơn Hà); sập hoàn toàn nhà làm việc của Công an xã Tà Cạ .
Nhiều đoạn tại tuyến đường Mường Xén đi Tây Sơn (trong đó 4 điểm sạt lở rất nặng), làm hư hỏng cầu vòm sắt Hòa Sơn, xã Tà Cạ.
Giao thông vào xã Tà Cạ và Tây Sơn bị ách tắc hoàn toàn; sạt lở taluy dương tuyến quốc lộ 7 tại xã Tà Cạ, các phương tiện hiện không qua lại được; sạt lở trên 10 điểm tuyến quốc lộ 7 trên địa bàn xã Nậm Cắn.
Ngoài ra, mưa lũ làm cô lập 2 xã Tây Sơn và Tà Cạ, trong đó bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (236 hộ và 966 nhân khẩu) và bản Sơn Hà, xã Tà Cạ bị cô lập hoàn toàn chưa thể tiếp cận được; 2 ô tô bị cuốn trôi (hiện đã vớt được 1 chiếc); 10 ô tô bị ngập.
Để tiếp tục ứng phó với mưa lũ trong thời gian tới, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố đặc biệt là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thực hiện nghiêm các công điện số 875/CĐ-CP ngày 30/9/2022 của
Thủ tướng Chính phủ và số 30/CĐ-QG ngày 29/9/2022 của Văn phòng Thường trực Quốc gia về phòng, chống thiên tai.
Các tỉnh, thành phố thống kê, tổng hợp, báo cáo tình hình thiệt hại; huy động lực lượng kịp thời, khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão; dọn dẹp vệ sinh môi trường, đường phố, khôi phục hệ thống điện, thông tin, nước sạch sinh hoạt để nhanh chóng khôi phục hoạt động bảo đảm đời sống, sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ người dân, nhất là những hộ khó khăn sửa chữa lại nhà cửa bị sập đổ, tốc mái, hư hại; khắc phục nhanh các công trình công cộng (trường học, trạm y tế...) để bảo đảm điều kiện cho học sinh trở lại trường, nơi khám chữa bệnh cho người dân.
Các địa phương khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do bão, mưa lũ để bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, ổn định đời sống người dân thời gian tới; tiếp tục theo dõi chặt chẽ mưa lũ, tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu dân cư khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động di dời, sơ tán dân cư, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân; đồng thời, bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Mưa lớn gây sạt lở và ách tắc giao thông nhiều nơi ở Tây Bắc Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, ngày 11/8, các địa phương trong khu vực Tây Bắc tiếp tục có mưa trên diện rộng, khiến mực nước trên các sông, suối dâng cao và gây ra sạt lở đất đá, ách tắc giao thông tại một số nơi. Tại tỉnh Sơn La, mưa lớn đã làm sạt trượt đất đá từ...