Mùa ‘lộc trời’ dẻ rừng ở Quảng Bình
Từ tháng 9 đến 11 âm lịch hàng năm, hàng nghìn người đổ về cánh rừng dẻ tái sinh ở xã Quảng Lưu ( Quảng Trạch, Quảng Bình) nhặt hạt về bán khắp cả nước.
Người dân Quảng Lưu nhặt lộc trời. Ảnh: Hoàng Táo
Thức dậy từ sớm, lo cơm nước và việc nhà cho chồng con xong, chị Nguyễn Thị Hoài ở xã Quảng Lưu chạy vội qua nhà hàng xóm để cùng đi vào rừng dẻ. Nhà cách rừng chưa đến 15 phút đi xe máy, hành trang mang theo của chị là chiếc bao tải gai và ít cơm dằn bụng vào buổi trưa.
Vào đến cửa rừng, chị Hoài đã thấy bãi xe chật cứng, bên trong í ới tiếng người gọi nhau. Đầu mùa, bà con đi nhặt dẻ đông vui như hội. Rừng dẻ um tùm, cây cao khoảng 4 m, mọc san sát nhau, lá ken dày chỉ để lọt từng sợi ánh nắng chiếu xuống mặt đất. Điều đặc biệt là rừng này chỉ có cây dẻ. Cứ sau mỗi mùa dẻ là rất nhiều cây con mọc lên, nhưng bị cây lớn che khuất ánh sáng nên không phát triển được.
Ở trên cây, quả dẻ có hình như quả chôm chôm với nhiều gai nhọn. Đến mùa thu hoạch tháng 9-11 âm lịch, quả này khô đi, vỏ quăn lại, bong ra, để rơi hạt rẻ bên trong. “Cũng có nhiều hạt rơi xuống dính chặt cả vỏ nhưng người dân không nhặt vì khó bóc vỏ và gai nhọn đâm đau tay. Vào rừng ăn dẻ chỉ lo nhất muỗi cắn, còn không có thú rừng hay sợ sệt gì”, chị Hoài kể.
Những hạt dẻ nâu đen, láng bóng được cho là ngon nhất, thường có vị ngọt bùi, thơm và chắc. Người dân chỉ cần dùng cành cây nhỏ, gạt lá rụng ở trên mặt đất là thấy chi chít hạt dẻ. Thấy cây nào nhiều hạt mà chưa rụng xuống thì bà con trèo lên rung cây cho hạt rụng.
Len lỏi giữa rừng dẻ đến chiều muộn, chị Hoài với hàng xóm trở về. Vừa ra khỏi cửa rừng, bao hạt dẻ nặng trĩu trên vai chị Hoài chưa kịp đặt xuống đã có thương lái chạy đến hỏi mua. Như thường lệ, thương lái vốc tay vào bao để biết chất lượng hàng và trao đổi giá cả. Ít phút sau, bao hạt dẻ gần 10 kg của chị Hoài được bán. Vào những ngày chính vụ, hàng chục thương lái chờ sẵn ở cửa rừng để thu mua dẻ.
Quệt giọt mồ hôi còn sót lại trên trán, chị Hoài cho hay vào rừng cả ngày cũng nhặt được 7-10 kg dẻ rừng. “Năm nay được mùa nên ai cũng vui, nhặt được nhiều”, chị Hoài nói về việc nhặt dẻ.
Video đang HOT
Rừng dẻ 2.000 ha mỗi năm mang về tiền tỷ cho nhiều người. Ảnh: Hoàng Táo
Hạt dẻ nuôi dân nghèo
Chị Lê Thị Tuyết được giao khoán bảo vệ 10 ha rừng dẻ kể rằng, cánh rừng dẻ Quảng Lưu tồn tại từ xa xưa. Đời ông bà đã nhặt hạt dẻ về phơi khô, tích trữ vào chum để ăn thay cơm mỗi khi đói kém, mất mùa hay lụt bão. Khoảng 20 năm trước, hạt dẻ ít người mua, thóc gạo cũng dần đủ đầy nên người dân vào rừng chặt cây dẻ về làm củi, gỗ trong nhà. Rừng dẻ bị tàn phá, cho ít hạt đi. Sau đó chính quyền thấy được cái họa chặt rừng và ra lệnh cấm, từ đó dẻ mới tái sinh.
Người phụ nữ 20 năm sống cạnh rừng dẻ cho biết, đầu mùa dẻ được giá là 30 nghìn đồng/kg và giảm dần còn 18-20 nghìn đồng vào cuối vụ. “Nhà chị nhặt dẻ quanh nhà, một vụ cũng được 3-4 tạ, thu về gần chục triệu đồng”, chị Tuyết nói.
“Bây giờ, một cân dẻ bằng hai cân gạo, người người nhờ vào rừng nhặt dẻ mà có một cái tết cổ truyền khấm khá”, anh Cao Thanh Hóa, một người chuyên thu mua hạt dẻ nói. Năm nay, anh Hóa mua đến 10 tấn hạt dẻ, xuất đi quanh vùng và gửi làm quà quê. Ngoài vào cửa rừng mua thì nhiều người cũng mang đến bán tận nhà cho anh Hóa.
Khoảng 3-5 năm, rừng dẻ lại cho trái sai. Năm nay mưa gió thuận hòa nên bà con mới khai thác được nhiều. Chỉ cần mưa lớn, bão vào, rừng dẻ bị gió đánh tan cành lá là không thể nhặt dẻ được”, anh Hóa chia sẻ.
“Chục năm trở lại đây, hạt dẻ được người dân khai thác trở lại và xuất bán đi nhiều nơi. Người dân vào rừng nhặt dẻ mà mỗi tháng cũng thu về 10-15 triệu đồng, hàng năm tính cả xã thu về đến tiền tỷ”, ông Biền Ngân, Chủ tịch xã Quảng Lưu cho hay.
Cũng nhờ ý thức được nguồn lợi từ dẻ rừng mà ngày nay, người dân tự giác bảo vệ cánh rừng. Khoảng 2.000 ha rừng dẻ xanh tốt, nở hoa trắng muốt từ độ tháng 12 âm lịch và nuôi trái để 8 tháng sau cho vụ mới trở thành “lộc trời” cho hàng nghìn dân quanh vùng.
Hoàng Táo
Theo VNE
Liều mạng vớt 'lộc rừng'
Nhiều người dân ở xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) bất chấp mạng sống, lao mình xuống dòng nước chảy xiết của con sông Nậm Mộ để vớt củi, gỗ mang về.
Hàng chục người dân tụ tập bên dòng sông Nậm Mộ để chờ vớt củi, gỗ - Ảnh: Nghĩa Đàn
Do lượng mưa lớn đổ từ thượng nguồn về trong mấy ngày qua khiến mực nước trên con sông Nậm Mộ chảy qua địa bàn bản Cầu Tám (xã Tà Cạ , huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) dâng cao đột ngột. Hàng trăm cây gỗ được nước lũ cuốn trôi ngổn ngang trên dòng sông này.
Chỉ một chiếc sào tre dài 3-4 m có móc thép ở đầu đã có thể tham gia vớt củi, gỗ từ dòng sông này - Ảnh: Nghĩa Đàn
Nước lũ đổ về càng mạnh, lượng củi, gỗ trôi về càng nhiều. Bất chấp dòng nước cuồn cuộn uy hiếp tính mạng, nhiều người ở đây vẫn lao mình bơi ra giữa lòng sông để vớt được "lộc trời".
Ngoài những thanh niên lực lưỡng còn có đông đảo phụ nữ và trẻ em tham gia vớt củi - Ảnh: Nghĩa Đàn
Anh Lữ Văn Hông (tru bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn) cho biêt: "Cũng biết la nguy hiểm nhưng thấy củi trôi về nhiều quá nên chúng tôi ra đây vớt về dùng để hôm sau khỏi vào rừng lấy".
Mỗi ngày người dân vớt được từ 1- 2 m3 gỗ các loại - Ảnh: Nghĩa Đàn
Người đứng trên bờ, người bơi ra giữa dòng sông bên "miệng thủy thần" để chực vớt củi, gỗ. Dù biết dòng nước lũ cuồn cuộn của dòng Nậm Mộ dễ uy hiếp đến tính mạng nhưng nhiều người dân vẫn cứ mặc nhiên làm như không có chuyện gì xảy ra.
Nước lũ đổ về càng mạnh thì lượng củi, gỗ trôi về càng lớn - Ảnh: Nghĩa Đàn
Ngoài những thanh niên lực lưỡng còn có đông đảo phụ nữ và trẻ em tham gia vớt củi. Việc làm tự phát và nguy hiểm này được người dân thực hiện trong mấy ngày nay nhưng điều đáng nói là gần như lực lượng chức năng của địa phương không can thiệp.
Sau hàng giờ liều mạng để vớt gỗ, người dân chở "chiến lợi phẩm" về nhà - Ảnh: Nghĩa Đàn
Phạm Đức
Theo Thanhnien
Hơn 7 vạn lượt người viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp dịp lễ 30/4 Trong không khí trang nghiêm, hào khí của ngày 30/4 và 1/5 năm nay, hàng ngàn lượt người từ mọi miền Tổ quốc đã không quản ngại đường sá xa xôi về với Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Theo ghi nhận của PV Dân trí, từ...