Mùa lạnh ăn khoai lang mật nướng là hết sảy, nhưng chị em đã biết phân biệt khoai Trung Quốc “đội lốt” Đà Lạt để khỏi mua nhầm chưa?
Khoai lang mật nướng đang “sốt xình xịch” trên mọi mặt trận, từ các shop online, hàng bánh mì cho đến các bà ngô khoai nướng vỉa hè, nhưng bạn có biết mình đang ăn khoai Trung Quốc hay khoai Đà Lạt không.
Mùa đông là thời điểm có rất nhiều món hấp dẫn, mà hội mê ăn vặt chắc chắn không thể bỏ qua khoai lang mật nướng nóng hôi hổi.
Khoai lang mật có thể dùng làm mứt, các món bánh ngọt, luộc, hấp, nướng đều rất ngon, nhưng hình thức chế biến phổ biến và ngon nhất, chảy mật nhiều nhất là khi nướng.
Tại các chợ dân sinh ở Hà Nội, khoai lang mật là nông sản khá phổ biến, dễ tìm, dễ mua tại các quầy rau củ.
Khoai mật nướng sẵn tại các shop online, các hàng bánh mì và các mẹt ngô khoai vỉa hè cũng rất đắt hàng.
Ảnh minh họa
Có nơi quảng cáo mình bán khoai lang mật Đà Lạt, có nơi công khai nói là khoai Trung Quốc, cũng có nơi khoai tương tự vậy nhưng nói là trồng ở Lào Cai, Hòa Bình, Lạng Sơn… thậm chí “mạo danh” khoai Đà Lạt, hoặc chỉ đơn giản nói là khoai mật. Tuy nhiên, theo những người buôn và ăn khoai lang mật sành sỏi, vào thời điểm này, ở Hà Nội chỉ đang bán rộ hai loại khoai mật, đó là khoai mật Trung Quốc và khoai mật Đà Lạt.
Ở Hà Nội thời điểm này, khoai lang mật Đà Lạt và khoai lang mật Trung Quốc là bán chạy nhất.
Vậy phân biệt hai loại khoai trên như thế nào? Làm sao để biết khoai mình đã mua, đã ăn là khoai lang mật Trung Quốc hay khoai lang mật Đà lạt xịn sò 100%?
Mai Trang, hiện đang sống ở Hà Nội, đang kinh doanh online nông sản đã từng bán khoai mật Trung Quốc và khoai mật Đà Lạt bật mí, nhiều hàng khoai nướng sẵn để đẩy giá và tạo uy tín cho mặt hàng, dù bán khoai lang mật Trung Quốc nhưng cứ khăng khăng là hàng Đà Lạt. Đặc biệt, với khoai nướng sẵn, màu vỏ có phần thay đổi so với củ sống nên rất dễ để “bịp” người không sành. H.T đã chia sẻ kinh nghiệm phân biệt hai loại khoai này như sau.
Giá cả:
Video đang HOT
Khoai lang mật Trung Quốc bán ngập các chợ dân sinh, giá rơi vào khoảng 20 – 25k/kg; khoai lang mật Đà Lạt ít thấy ở chợ mà thường có ở các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, shop hoa quả, nông sản online, giá từ 35 – 50k/kg.
Do giá cao hơn so với khoai Trung Quốc, khoai lang mật Đà Lạt hiếm có ở các chợ dân sinh mà thường được phân phối trong siêu thị, cửa hàng nông sản sạch, các shop online.
Cảm quan bên ngoài:
Vỏ khoai: Khoai lang mật Trung Quốc vỏ màu vàng nâu nhạt, có thể dính đất đỏ hoặc trơn nhẵn; khoai lang mật Đà Lạt có vỏ màu tím đỏ đậm, thường dính đất đỏ, đất đen hoặc đất xám, nhưng loại có đất đỏ thông dụng hơn cả.
Khoai lang mật Trung Quốc có khi sạch đất, có khi dính đất đỏ, nhưng vỏ màu vàng nâu, vỏ khoai trơn, đẹp mã.
Ruột khoai: Trước khi chế biến, khoai lang mật Trung Quốc có ruột màu vàng nhạt, còn khoai lang mật Đà Lạt có ruột màu cam hồng đào hoặc cam đậm (tùy vào chất đất). Khi căt hoặc be thân cu khoai mật, ta se thây chung chảy “nhựa” màu trắng, chính là mật khoai, và đê lâu môt lúc se lương mât nay se biên thanh các hạt mau đen bám xung quanh. Theo cảm quan, khoai lang mật Đà Lạt có vẻ nhiều mật hơn
Khoai lang mật Trung Quốc có ruột màu vàng nhạt, còn khoai Đà Lạt có ruột màu cam hồng.
Khi “xuống mật”: Cả khoai lang mật Trung Quốc và khoai lang mật Đà Lạt đều đạt trạng thái ngon nhất khi xuống mật, tức là được để héo, thường là 7 – 15 ngày sau khi dỡ. Khoai lang mật Trung Quốc xuống mật gần như không có thay đổi nhiều về ngoại hình, chỉ hơi héo ở hai đầu nhỏ của củ, còn vỏ khoai nhìn chung vẫn căng bóng. Còn khoai lang mật Đà Lạt, khi xuống mật đủ độ sẽ bị mất nước khá nhiều, hao hụt khoảng 10 – 15% trọng lượng củ, héo đều cả củ, vỏ khoai hơi deo, nhăn, hai đầu củ se quắt lại.’
Có thể thấy rõ sự xuống mật thông qua những đốm đen ở phần gãy của củ khoai mật Trung Quốc, nhưng trong khi nó vẫn giữ được “da dẻ mịn màng” thì khoai mật Đà Lạt có vỏ nhăn, héo và mất nước rõ ràng.
Chất lượng, hương vị khi đã nướng:
Độ ngọt: Khoai lang mật Trung Quốc ngọt dịu vừa phải, có thoảng vị chua nhẹ; khoai lang mật Đà Lạt ngọt đậm.
Sự khác nhau giữa khoai lang mật Trung Quốc và khoai lang mật Đà Lạt sau khi nướng
Độ dẻo: Khoai lang mật Trung Quốc nướng xong vẫn “chắc” củ, thịt khoai mềm, dẻo quánh vừa phải, gần giống với trái bơ chín, ăn vội vàng có thể bị nghẹn; khoai lang mật Đà Lạt nướng dẻo mịn hơn, thịt khoai bên trong mềm nhão, cho vào miệng cắn sẽ “tan chảy” trong miệng.
Khoai mật Trung Quốc (trái) và khoai mật Đà Lạt (phải) nướng lên có màu sắc khá giống nhau, nhưng khác biệt về kết cấu.
Độ ráo: Khoai lang mật Trung Quốc nướng thường chỉ có mật bám bên ngoài, có thể sém mặt củ tạo lớp caramel đẹp mắt, nhưng phần thịt củ bên trong chỉ ngọt mà không nhìn thấy rõ mật, thịt củ khá “khô ráo”. Khoai lang mật Đà Lạt nướng thì tướp mật cả củ, có cảm giác phần mật khoai phân bố đều trong từng miếng thịt khoai, củ khoai ướt và thấm đẫm mật toàn bộ.
Khoai lang mật Trung Quốc rất “đặc”, trong khi khoai Đà Lạt ướt, mềm và nhiều mật hơn.
Kết luận:
Ăn khoai lang mật Trung Quốc hay khoai lang mật Đà Lạt là sự lựa chọn của người tiêu dùng, nhận xét loại nào ngon hơn cũng tùy khẩu vị của người ăn. Tuy nhiên, sau khi nắm được những bí kíp phân biệt trên, bạn sẽ biết là mình đang ăn khoai gì mà không ngại bị người bán (cố tình) lừa nữa, dù bạn mua khoai sống hay khoai nướng sẵn.
Chọn khoai nào là sờ thích của bạn, nhưng hãy nắm rõ cách phân biệt để biết mình thực sự đang ăn gì nhé!
Theo Miu Miu/Helino
Canh kiểm - món ăn đủ vị mặn ngọt béo của người Nam Bộ
Canh kiểm là món chay thanh tịnh thường được sử dụng trong ngày rằm. Tuy nhiên không ít người phải lắc đầu nhăn mặt với món ăn đủ vị mặn - ngọt - béo này.
Canh kiểm không phải chè mà là món ăn chay được nấu từ nhiều loại rau củ, tùy theo ý thích của bạn nhưng bắt buộc phải có nước cốt dừa, nguyên liệu chính tạo vị béo cho món ăn. Khác với chè, canh kiểm không chỉ có vị ngọt mà là sự trộn lẫn của cả 3 vị mặn - ngọt - béo. Chính vì vậy mà nhiều người "không thể nuốt nổi" món ăn kì lạ này.
Đây là món ăn thường được nhà chùa chuẩn bị trong các dịp lễ tết và ngày rằm. Điều đặc biệt là nó có một tên riêng chứ không phải tên gọi như các món thường và thêm chữ "chay" vào phía sau. Nguyên liệu chính để nấu canh kiểm là bí đỏ, khoai lang, đậu que, đậu phộng, bột khoai, đậu hũ... và nước cốt dừa.
Không phải ngẫu nhiên mà những nguyên liệu này được dùng để nấu canh kiểm. Nguồn gốc của món ăn này là do người dân và Phật tử cúng dường vào chùa chủ yếu các loại thực phẩm này. Vì vậy, các nhà sư phải tìm cách chế biến để làm sao cho ra món ăn được và không lãng phí. Canh kiểm ra đời từ đây.
(Ảnh: FB Sochi Pie)
Các nhà sư gộp tất cả những đồ cúng dường này vào một chỗ, cho thêm nước cốt dừa, đường và muối để nấu canh kiểm thiết đãi chúng sinh. Dần dần, món ăn này được nhiều người biết đến và trở thành món không thể thiếu trong các dịp lễ tết hay chay rằm của người Nam Bộ.
Cũng bởi vì nước cốt dừa là thành phần không thể thiếu trong canh kiểm và nhiều món ăn khác của người miền Tây nên hầu hết gia đình nào ở vùng sông nước này cũng có một cây dừa ngoài vườn.
Với vị khá đa dạng, có cả mặn, ngọt, béo nên canh kiểm khá kén người ăn. Tuy nhiên một khi đã ăn được thì cẩn thận bởi bạn sẽ bi nghiện đấy!
Theo Mask online
Bánh Tu Huýt Nét ẩm thực Quảng Trị Bánh Tu Huýt ở Quảng Trị thường được làm từ bột sắn, hoặc bột khoai nhưng để có những chiếc bánh ngon thì trộn lẫn cả 2 thứ bột này lại sẽ tạo nên một hương vị lạ hơn. Để làm món bánh này được ngon phải lựa chọn từ những củ sắn - khoai lang ngon nhất, không bị sâu, cạo bỏ...