Mưa kim cương trên Sao Mộc, Sao Thổ
Các nhà thiên văn học Mỹ mới đây công bố công trình nghiên cứu cho thấy những trận mưa kim cương có thể xuất hiện trên Sao Mộc và Sao Thổ.
Hình ảnh mô phỏng kim cương trên Sao Thổ. Ảnh: weather.com
Mưa kim cương xuất hiện trên Sao Thổ và Sao Mộc sau khi được hình thành từ các hạt carbon và tan chảy ở những khu vực sâu dưới tầng khí quyển, NBC News đưa tin.
Tiến sỹ Kevin Baines đến từ trường Đại học Wisconsin-Madison, người tiến hành nghiên cứu cùng với tiến sỹ Mona Delitsky thuộc Cơ quan Kỹ thuật đặc biệt California, cho biết, các cơn bão sấm sét trong bầu khí quyển của Sao Mộc và Sao Thổ sẽ tạo ra các hạt carbon. Hạt carbon khi rơi xuống sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh do chịu sự ảnh hưởng của áp suất lớn tồn tại trên hai hành tinh và tạo thành những khối kim cương đặc.
Kim cương có thể trôi nổi theo dòng hydro và hely lỏng sâu dưới tầng khí quyển của Sao Mộc và Sao Thổ. Ở những nơi có độ sâu thấp hơn, kim cương sẽ tan chảy thành dạng lỏng khi chịu sự tác động của áp suất và nhiệt độ, tạo thành những cơn mưa kim cương.
Các nhà khoa học từ lâu đã biết đến sự tồn tại của kim cương trong các lõi tương đối lạnh của Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương. Tuy nhiên cho đến bây giờ, Sao Mộc và Sao Thổ vẫn được cho là có nhiệt độ quá cao để có thể cho phép diễn ra sự hình thành kim cương rắn.
Video đang HOT
Trên Trái Đất, các viên kim cương được hình thành một cách tự nhiên khi carbon nằm ở độ sâu khoảng 160 km so với bề mặt được nung nóng, ở nhiệt độ khoảng 1.093 độ C và chịu sức ép của áp suất hơn 4 tỷ pascals.
Trước đó, các nhà khoa học cho rằng hành tinh 55 Cancri 3, nằm cách hệ Mặt Trời 40 năm ánh sáng với lượng carbon nhiều hơn Trái Đất, cũng là môi trường lý tưởng để hình thành kim cương.
Theo Xahoi
Trung Quốc "phát sốt" vì tên lửa đánh chặn trên tầng khí quyển của Ấn Độ
Tờ "Deccan Chronicle" của Ấn Độ ngày 04/06 cho biết, trong một cuộc phỏng vấn của báo giới, Tiến sĩ Bender - Tân chủ tịch của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ cho biết, nước mày hiện đã phát triển thành công tên lửa đánh chặn trên tầng khí quyển.
Ông Bender cho biết, sang năm 2014, Ấn Độ sẽ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) quốc nội cho thủ đô New Dehli, nâng cao năng lực đánh chặn toàn diện chống lại các tên lửa đạn đạo tấn công vào thủ đô New Dehli, bảo đảm an toàn cho thủ đô trước các cuộc tập kích từ trên không gian.
Sau New Dehli, tất cả các thành phố lớn của Ấn Độ đều được triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa quốc nội này. Vị Tân chủ tịch của DRDO còn tiết lộ với báo giới, đây là hệ thống đánh chặn tên lửa 2 tầng độc nhất vô nhị khi sử dụng 2 loại tên lửa đánh chặn tầm cao và tầm thấp.
Mấy năm gần đây, Ấn Độ nỗ lực phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, tăng cường hợp tác công nghệ với một số cường quốc và tổ chức quân sự như: Nga, Israel, NATO... Hiện nay, cơ bản là Ấn Độ đã làm chủ được công nghệ đánh chặn tên lửa đạn đạo ở các độ cao khác nhau và đã phát triển được 2 loại tên lửa đánh chặn trên và dưới tầng khí quyển.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga cũng có khả năng đánh chặn tên lửa cực tốt
1 loại được Ấn Độ thử nghiệm công khai cuối năm 2006 trên cả 3 phương tiện phóng trên không, trên biển và mặt đất. Đây là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao đánh chặn tên lửa đạn đạo trên tầng khí quyển (PAD). Loại thứ 2 là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp đánh chặn tên lửa đạn đạo dưới tầng khí quyển (AAD).
Từ năm 2006 đến nay, Ấn Độ đã liên tục tiến hành hơn 10 cuộc thử nghiệm 2 hệ thống này. Các quan chức Ấn Độ cho biết, đa số các lần thử nghiệm này đạt kết quả thành công mỹ mãn, có thể nói rằng Ấn Độ đã trở thành nước thứ 4 sau Mỹ, Nga và Israel độc lập nghiên cứu, làm chủ công nghệ và hoàn tất triển khai các hệ thống đánh chặn tên lửa.
Mỹ hiện đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao, đoạn cuối THAAD và Patriot suốt từ nam chí bắc. Các hệ thống đánh chặn tên lửa đoạn giữa, phóng từ mặt đất này sẽ bảo vệ các mục tiêu trọng yếu trên toàn lãnh thổ Mỹ. Còn Israel cũng đang triển khai 2 hệ thống đánh chặn tên lửa là Iron Dome và Arrow.
Mô hình đánh chặn tên lửa từ tàu chiến của Mỹ và một số đồng minh
Về phần Nga, tuy tiếng tăm của các hệ thống phòng thủ tên lửa của họ không nổi như Mỹ nhưng về thực chất họ cũng không hề kém cạnh, thậm chí còn nhỉnh hơn cả Mỹ. Hiện họ đang bảo vệ Moscow và các tỉnh thành lớn bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa cực mạnh được nghiên cứu dưới thời Liên Xô cũ là hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 "Amur", A-235 "-" kết hợp với các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến là S-300, S-400, sau này sẽ thêm S-500.
Triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa tại thủ đô và các thành phố lớn hiện đang là mục tiêu tối quan trọng của rất nhiều cường quốc quân sự trên thế giới và Ấn Độ cũng không phải là ngoại lệ. Tuy "sinh sau đẻ muộn" nhưng Ấn Độ cũng không hề kém cạnh các cường quốc khi đã hoàn tất cả 2 hệ thống đánh chặn tên lửa trên và dưới tầng khí quyển.
Ngày 27/01/2013, Trung Quốc cũng tuyên bố thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ phóng trên mặt đất, đánh chặn tên lửa đạn đạo giai đoạn giữa. Thế nhưng các chuyên gia Mỹ phân tích, hệ thống này của Trung Quốc còn xa mới so được với 2 hệ thống TMD và NMD của Mỹ, chặng đường hoàn thiện các hệ thống này sẽ còn rất dài.
Tất cả tên lửa đạn đạo Trung Quốc đều bị vô hiệu hóa
Nếu sang năm 2014, Ấn Độ hoàn tất triển khai 2 hệ thống phòng thủ tên lửa của mình thì người Trung Quốc lại phải nhìn đối thủ đi trước một bước. Ấn Độ đang ngày càng trở thành một đối trọng không hề kém cạnh Trung Quốc. Sau khi đã rất lo lắng về sự phát triển vũ bão của hải quân và không quân của New Dehli, giờ Bắc Kinh lại thêm một nỗi ưu phiền nữa.
Trung Quốc đang lo lắng, với khả năng đánh chặn trên tầng khí quyển từ các phương tiện trên không, trên biển và mặt đất, tất các các loại tên lửa đạn đạo của họ sẽ bị Ấn Độ vô hiệu hóa, thậm chí nếu xảy ra chiến tranh thì tất cả các vệ tinh đều có thể sẽ bị phá hủy. Lúc đó toàn bộ các phương tiện tác chiến và vũ khí công nghệ cao dẫn đường bằng vệ tinh của Trung Quốc sẽ trở thành vô dụng.
Theo Dantri
Biến tướng hệ thống phòng thủ vũ trụ của Mỹ Gần đây không quân Mỹ đã triển khai ý tưởng xây dựng "hàng rào không gian" với mục đích phát hiện và ngăn chặn "các vật thể tiến gần vào quỹ đạo trái đất". Vậy thực chất nó dùng để ngăn chặn cái gì? Vừa qua, Trung tâm quản lý vòng đời trang bị của không quân Mỹ đã tiến hành tham vấn...