Mùa hoa đặc sản thơm ngào ngạt, nông dân Hà Tĩnh tiết lộ bí quyết thụ phấn “bách phát bách trúng”
Thời điểm này, các hộ dân trồng bưởi Phúc Trạch tại huyện miền núi Hương Khê ( tỉnh Hà Tĩnh) tập trung thụ phấn loài cây đặc sản giúp tăng khả năng đậu, chất lượng quả tốt hơn.
Thủ phủ cây bưởi Phúc Trạch
Bưởi Phúc Trạch là cây trồng chủ lực, phát triển kinh tế cao tại huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh). Hiện nay, trên địa bàn huyện có tổng diện tích khoảng 2.700 ha trồng bưởi Phúc Trạch, trong đó có hơn 1.000 ha đã cho quả, ước tính năng suất đạt khoảng 21.000 tấn/năm.
Bà Trần Thị Oanh, trú tại thôn Phú Lập, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang thụ phấn cho vườn bưởi Phúc Trạch nhà mình. Ảnh: PV
Được xem là loại cây đặc sản, bưởi Phúc Trạch được trồng nhiều tại các xã như: Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên… huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), bưởi Phúc Trạch dễ trồng, thích hợp với khu vực đồi núi, nên được xem là cây phát triển kinh tế khá tại địa phương.
Tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (được xem là thủ phủ trồng bưởi Phúc Trạch) có hơn 1.000 hộ trồng bưởi Phúc Trạch với diện tích trên 430 ha (diện tích cho quả trên 350 ha). Bưởi Phúc Trạch là loại cây phát triển chủ lực của địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế vùng nông thôn.
Hiện nay toàn huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) có tổng diện tích khoảng 2.700 ha trồng bưởi Phúc Trạch. Ảnh: PV
Đang bận rộn thụ phấn cho hơn 300 gốc bưởi Phúc Trạch của gia đình, bà Đinh Thị Thanh, Sn 1970, trú tại thôn Phú Lập, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), cho biết: “Công việc thụ phấn thủ công giúp bưởi Phúc Trạch tăng khả năng đậu quả. Nếu không thụ phấn, quả chỉ đạt khoảng 20-30%, sau khi thụ phấn cây bưởi phúc trạch cho tỉ lệ quả cao gấp 2-3 lần.
Huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) nổi tiếng bởi giống bưởi đặc sản Phúc Trạch với vị ngọt thanh, thơm đặc trưng. Ảnh: PV
Nhờ phương pháp này mà hơn 300 gốc bưởi Phúc Trạch của gia đình tôi phát triển tốt, đạt năng suất 1,5 vạn quả, sau khi trừ mọi chi phí gia đình tôi bỏ túi hơn 200 triệu/năm.
Chúng tôi dùng hoa bưởi chua để thụ phấn giúp cây bưởi Phúc Trạch, vì phấn của hoa bưởi chua giúp tỉ lệ đậu quả cao, chất lượng tốt hơn. Khoảng năm 2017, có đoàn cơ quan chức năng về tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và từ đó cây đạt kết quả cao, trước đây không thụ phấn quả đậu thấp”.
Ông Nguyễn Hữu Thi, trú tại thôn Phú Lập: Gia đình tôi có 8 sào đất, trồng hơn 300 gốc bưởi Phúc Trạch, mỗi năm trung bình thu về hơn 200 triệu/năm, sau khi trừ chi phí.
“Công việc thụ phấn hoa nhìn đơn giản nhưng cũng rất vất vã. Để kịp tiến độ cho quả nên chúng tôi phải tranh thủ làm cả ngày. Cả ngày phải đứng ngước nhìn hoa để thụ phấn cho từng bông nên tối về cả người tôi mỏi nhừ, đau chân, đau cổ… Trung bình mỗi ngày với 3 người làm, gia đình tôi thụ phấn được khoảng 20 cây/ngày”- bà Thanh nói.
Video đang HOT
Việc thụ phấn hoa sẽ bắt đầu vào tháng 3, thời gian thụ phấn hoa cho bưởi kéo dài từ 10 ngày đến 1 tháng. Ảnh: PV
Theo bà Thanh, năm này hoa bưởi ra muộn hơn so với mọi năm. Các năm trước hoa bưởi nở sớm (trước Tết Nguyên Đán) và đều hơn, năm nay gần hết tháng Giêng gia đình bà mới bắt đầu công việc, hoa năm nay nở lác đác từng đợt chứ đồng loạt.
Do số lượng cây bưởi Phúc Trạch lớn, thời gian thụ phấn ngắn nên bà con nông dân đã hỗ trợ nhau trong công việc giúp cây bưởi phát triển đúng thời vụ, đạt năng suất cao.
Bông hoa được chọn thụ phấn phải là bông hoa to, tròn, cánh mịn, phấn vàng đều. Ảnh: PV
Bà Trần Thị Oanh, trú tại thôn Phú Lập, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) nói: “Do thời gian thụ phấn cho hoa bưởi ngắn, số lượng cây bưởi nhiều nên nông dân chúng tôi cùng nhau hỗ trợ nhau trong công việc sản xuất nông nghiệp. Gia đình tôi diện tích trồng bưởi ít, gia đình đông người nên tôi sang nhà bà Thanh để hỗ trợ. Hoa bưởi nở rải rác trong khoảng thời gian 1 tháng, chúng tôi lựa chọn những bông hoa có độ nở khoảng 70-80% để thụ phấn nên ngày nào cũng phải đi làm.
Mùa thụ phấn cho “đệ nhất bưởi”
Cuối tháng 2, đầu tháng 3 hàng năm, người dân trồng bưởi Phúc Trạch tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bận rộn ra vườn “se duyên” cho giống bưởi đặc sản giúp loại cây này tăng khả năng đậu, chất lượng quả tốt hơn.
Theo bà Đinh Thị Thanh, Sn 1970, trú tại thôn Phú Lập, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, Nếu không thụ phấn quả chỉ đạt khoảng 20-30%, nhưng sau khi thụ phấn cây bưởi phúc trạch cho tỉ lệ quả cao gấp 2-3 lần. Ảnh: PV
“Khi cây bắt đầu đậu quả, nhìn vào độ phát triển của cây mà chúng tôi quyết định để lại bao nhiêu quả. Ví dụ như cây này hơn 6 năm tuổi, cây cho khoảng hơn 100 quả thì tỉa còn hơn 80 quả/cây. Việc tỉa bớt những quả xấu, hình dạng méo mó giúp cây phát triển tốt, quả cho chất lượng cao” – bà Trần Thị Oanh, bật mí.
Người dân sẽ trực tiếp dùng tay cầm bông hoa rồi quệt nhẹ vào những chùm hoa trên cây bưởi. Ảnh: PV
Để thụ phấn cho bưởi người dân dùng 1 sào tre dài từ 2-3m, đầu sào tre gắn hoa bưởi chua để thụ phấn cho bưởi Phúc Trạch, những hoa thấp thì người dân dùng tay để thụ phấn. Theo người dân địa phương, phấn hoa bưởi chua giúp bưởi Phúc Trạch đậu quả cao, cho chất lượng tốt.
Cây bưởi cao, người dân phải dùng cây sào kẹp 1-2 bông hoa rồi chấm vào từng bông hoa trên cây. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phan Anh Thái – Phó Chủ tịch UBND xã Hương Trạch, huyện Hương Khê, cho biết: “Hiện nay toàn xã Phúc Trạch có hơn 1.000 hộ trồng bưởi Phúc Trạch với diện tích trên 430 ha (diện tích cho quả trên 350 ha). Bưởi Phúc Trạch là loại cây phát triển chủ lực của địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế vùng nông thôn.
Phấn của bông hoa sẽ bám dính vào nhụy hoa của cây bưởi, giúp khả năng đậu quả cao hơn. Ảnh: PV
Bắt đầu từ tháng 2-3 Al hằng năm là mùa thụ phấn hoa bưởi, công việc này đòi hỏi nhiều nhân lực để hoàn thành. Tuy nhiên, năm 2022 do thời thời tiết diễn biến phức tạp, đầu mùa có rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến lịch vụ mùa của bà con. UBND xã Hương Trạch đã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Chuyển giao công nghệ huyện đã có nhiều buổi tập huấn, hướng dẫn bà con trong việc thụ phấn cũng như chăm sóc cây.
Một ông nông dân Hà Tĩnh kinh hoàng kể lại giây phút bị hất văng xuống biển-mặc nhiều quần áo nên không bơi nổi
Ông Nguyễn Văn Tứ, thôn Bắc Lạc, xã Thạch Lạc (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) là 1 trong 14 ngư dân người may mắn thoát chết trong vụ chìm thuyền ngày 24/2), chưa hết bàng hoàng, nhớ lại giây phút bị sóng biển hất văng xuống biển trong giá rét.
Trên đường trở về bờ, 8 chiếc thuyền đánh cá với 14 ngư dân (cùng trú tại xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) bị sóng lớn đánh chìm xuống biển dưới thời tiết giá rét. Ngày 52/2, các ngư dân "từ cõi chết trở về" đã trò chuyện với PV Dân Việt.
Sáng 24/2, trên đường trở về bờ, 14 ngư dân (cùng trú tại xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đi trên 8 thuyền đánh bị sóng biển đánh chìm rơi xuống biển dưới thời tiết giá lạnh.
Bằng sự nỗ lực để thoát khỏi cái chết, các ngư dân đã cố gắng vật lộn với sóng biển, được rất đông người dân, lực lượng cứu hộ đã có mặt kịp thời để hỗ trợ nên tất cả ngư dân đã vào bờ an toàn.
Vụ chìm tàu vào ngày 24/2, khiến thuyền của ông Nguyễn Xuân Hữu (trú tại thôn Bắc Lạc, xã Thạch Lạc) bị hư hỏng nặng. Ảnh: PV
iên do gió lớn, sóng to đánh mạnh lúc chìm đã khiến thuyền của các ngư dân hư hỏng nặng, mất nhiều chi phí để sửa chữa, những ngày tiếp theo không thể ra khơi đánh bắt ảnh hưởng tới thu nhập của bà con.
Mặc nhiều quần áo nên không bơi nổi
Ông Nguyễn Văn Tứ, SN 1979, trú tại thôn Bắc Lạc, xã Thạch Lạc (người may mắn thoát chết trong vụ chìm thuyền ngày 24/2), chưa hết bàng hoàng, nhớ lại: "Ngày hôm qua chúng tôi đi biển đánh cá như thường ngày, tuy nhiên lúc gần vào bờ thì gặp sóng to, gió lớn khiến các ngư dân rất bất ngờ...".
Ông Nguyễn Văn Tứ SN 1979, trú tại thôn Bắc Lạc, xã Thạch Lạc (người may mắn thoát chết trong vụ chìm thuyền ngày 24/2). Ảnh: pV
Ông Tứ nhớ lại, thuyền bị đánh chìm bất ngờ, ông lúc đó đang mặc nhiều quần áo trên người không cởi ra kịp nên bơi không nổi, cộng thêm sóng lớn đánh vào người khiến tôi lịm đi, chìm xuống biển lúc nào không hay.
Lúc đó có rất đông người dân, cùng các lực lượng chức năng đưa dây ra buộc vào người rồi kéo tôi vào. May mắn được bà con hỗ trợ kịp thời, nếu kéo tôi lên chậm khoảng 30 giây thì tôi đã chết. Lên bờ tôi đã ngất lịm đi không biết gì, được sơ cứu, đốt lửa sưởi ấm, đưa về nhà tôi mới tỉnh. Bây giờ người tôi vẫn còn đau nhức, hoạt động khó khăn".
Vụ chìm tàu vào ngày 24/2 khiến thuyền của các ngư dân hư hỏng nặng. Ảnh: PV
Đang sửa chữa thuyền hư hỏng bị sóng đánh chìm, ông Nguyễn Xuân Hữu trú tại thôn Bắc Lạc, xã Thạch Lạc, kể lại: "Hôm qua chúng tôi ra khơi đánh cá lúc 5h sáng, khi đó trời yên biển lặng nhưng khoảng 11h thì gặp sóng to, gió lớn khiến ngư dân trở tay không kịp.
Theo ông Hữu thuyền bị chìm xuống nước, một số bộ phận máy móc bị hỏng và thay thế. Ảnh: PV
"Khi thuyền cách đất liền khoảng 100m thì bị sóng đánh chìm, người rơi xuống biển, tôi cố gắng cởi bỏ hết quần áo trên người bơi vào bờ thoát chết. Bơi được vào bờ, do thời tiết lạnh cộng với sóng lớn khiến tôi đuối sức, tôi nghĩ, "chắc mình chết ở đây". Tuy nhiên, thấy người thân, gia đình tập trung đông trên bờ giúp tôi có thêm động lực tiếp tục bơi vào bờ....", ông Hữu nói.
Lưới đánh cá của các ngư dân rách nát. Ảnh: PV
Thuyền chìm, mất ngư cụ, trôi cá tôm, may còn sống sót
Những ngư dân đi 20 thuyền mà bị sóng đánh chìm đến 8 chiếc, thiệt hại tài sản lớn. Thuyền chìm khiến lưới đánh cá bị rách, máy móc trên thuyền bị hư hỏng nặng và sản lượng cá hôm qua cũng bị trôi mất, tổng thiệt hại khoảng 6-7 triệu đồng/chiếc thuyền...
Ông Trần Văn Phi đang sửa chữa máy của mình để chuẩn bị ra khơi chuyến tiếp theo. Ảnh: PV
Cách thuyền ông Hữu không xa, ông Trần Văn Phi cũng đang sửa chữa lại máy, chia sẻ: "Khi nghe tin chúng tôi gặp nạn, đã có rất đông bà con, lực lượng chức năng đến để hỗ trợ đưa người, ngư cụ vào bờ. Nếu họ không có mặt kịp thì tổn thất rất lớn về người và tài sản.
Tôi chân thành cảm ơn bà con cùng lực lượng chức năng không quản thời tiết giá lạnh đã lao xuống biển giúp đỡ bà con".
Sau vụ lật thuyền 14 ngư dân thoát chết, thuyền các ngư dân chưa tiếp tục ra khơi. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Bùi Quốc Sơn - Chủ tịch UBND xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), cho biết: "Nghe tin các ngư dân gặp nạn, bà con nhân dân cùng chính quyền địa phương đã nhanh chóng cứu hộ đưa các thuyền viên vào bờ an toàn. Sau khi cố gắng bơi với thời tiết giá rét, nhiều ngư dân đã kiệt sức khi vào bờ, người dân địa phương đã kịp thời đốt lửa giúp họ sưởi ấm và đưa họ về nhà".
Ông nông dân Hà Tĩnh hé lộ bí quyết săn cá vàng dương, thu về hàng tỷ/năm Kinh nghiệm 40 năm đi biển đã giúp ngư dân Lê Xuân Tiến, SN 1958, trú tại thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) trở thành thợ "săn" cá vàng dương duy nhất của vùng. Bí quyết săn loài cá đặc sản của đại dương giúp ông thu về hơn 2 tỷ đồng.... Người duy nhất "thuần phục" được...