Mùa hoa cúc quỳ bung nở, con tim du khách dù khô cằn cũng trở nên yếu mềm
Đến các tỉnh Tây Nguyên đúng vào dịp mùa hoa cúc quỳ bung nở, bất cứ con tim du khách dù cứng cỏi và khô cằn cỡ nào cũng trở nên yếu mềm và tràn đầy cảm xúc.
Hàng năm, khi những cơn mưa dần thưa thớt, báo hiệu mùa khô hanh hao sắp về với Tây Nguyên, ấy cũng là lúc xứ sở hoang hoải này trở nên hấp dẫn lạ thường bởi mùa hoa cúc quỳ lãng mạn…
Cúc quỳ, hay còn được gọi là dã quỳ, sơn quỳ,…, là một loài hoa dại thuộc họ cúc, trong quá khứ đã được người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng để làm phân xanh cho các đồn điền cà phê, cao su. Nhờ hạt hoa dễ phát tán, cây dễ trồng chỉ bằng cách giâm cành nên loài cây này dần dần đã chiếm lĩnh các nơi hoang dại trên khắp Tây nguyên.
Hoa cúc quỳ hay còn được gọi là hoa dã quỳ, sơn quỳ,…
Hàng năm, vào khoảng đầu tháng 10 dương lịch, những cây cúc quỳ mọc hoang trên khắp các nẻo đường đất đỏ bazan, khắp các sườn đồi dốc núi bỗng lác đác hé nở. Sự xuất hiện của cúc quỳ cũng là dấu hiệu nhận biết mùa khô cao nguyên bắt đầu. Sang đến tháng 11 thì màu vàng rực của hoa cúc quỳ như những đốm nắng sóng sánh màu mật ngọt đã bung nở khắp đất trời Tây Nguyên. Đến tháng 12, cúc quỳ tàn dần rồi biến mất, để lại những hạt giống từ nhụy hoa theo gió bay đi khắp nơi, gặp điều kiện thuận lợi sẽ đâm chồi nảy lộc, trưởng thành thành những cây cúc quỳ mới, đợi mùa khô đến lại tiếp tục nở rộ.
Cúc quỳ lác đác nở báo hiệu đất trời Tây Nguyên sắp bước vào mùa khô
Video đang HOT
Dẫu rằng cúc quỳ là loài hoa được người Pháp đưa vào trồng tại Việt Nam, nhưng với sự tưởng tượng phong phú, người Tây Nguyên xưa đã truyền lại những câu chuyện cảm động sự tích về loài hoa cúc quỳ. Một trong những câu chuyện ấy được kể lại như sau:
Thuở xưa, ở nơi buôn nọ có chàng K’lang và nàng H’limh yêu nhau tha thiết. Mỗi ngày, chàng K’lang vào rừng săn bắt thú rừng, còn nàng H’limh thì khéo léo miệt mài dệt tấm chăn kiệu chồng (vì theo tục lệ của bộ tộc nàng, con gái trước khi lấy chồng phải dệt một tấm chăn thật đẹp để mang về nhà chồng). Tối tối, hai người họ lại cùng nhau quây quần bên đống lửa và múa hát cùng dân làng trong buôn. Cuộc sống vui vẻ hạnh phúc của họ cứ vậy mà trôi đi.
Một ngày kia, trời đã tắt nắng, màn đêm kéo đến mà nàng H’limh chờ hoài vẫn không thấy K’lang đi săn về. Nàng lo lắng bèn rời nhà đi tìm K’lang. Nàng cứ đi, đi mãi, đi hết mười mấy con suối, mười mấy ngọn núi rồi mà không thấy người yêu của mình đâu cả. Mệt quá nàng ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ nàng thấy K’lang gọi nàng và bảo nàng hãy đi thêm một con suối nữa thì sẽ gặp chàng ở đó.
Giật mình tỉnh dậy, H’limh cố gắng đi tiếp. Đi đến cuối nguồn, nàng nhìn thấy K’lang đang bị những tên hung ác của bộ tộc Lasiêng trói chặt. Nàng chạy lại ôm lấy chàng mặc cho những mũi tên, những ngọn giáo đâm vào da thịt. Mặc cho bao nhiêu đau đớn nàng vẫn quyết bảo vệ cho người yêu cho tới khi nàng bị trúng mũi tên độc cuối cùng của La Rihn – con trai tộc trưởng Lasiêng. Vì quá ghen tuông với tình yêu của H’limh dành cho K’lang, La Rihn đã bắn mũi tên hận tình. La Rihn không ngờ người lãnh trọn mũi tên nghiệt ngã ấy lại là chính là H’limh – người con gái mà chàng ngày đêm thầm thương trộm nhớ mà không được đáp lại tình cảm.
Từ dạo ấy, cứ mỗi khi đầu mùa khô đến, nơi nàng H’limh chết lại nở ra một loài hoa có màu vàng rực. Người ta gọi đó là hoa cúc quỳ. Cây hoa cúc quỳ rất dễ mọc, mọc rất nhanh và có sức sống mãnh liệt. Lúc bung nở, những cánh hoa có màu vàng rực rỡ và đam mê như minh chứng tình yêu thủy chung của nàng H’limh và chàng K’lang.
Hoa cúc quỳ bung nở vàng rực tượng trưng cho tình yêu thủy chung của nàng H’limh và chàng K’lang
Bởi trên những con đường nhỏ, gồ ghề và dốc, bụi đỏ bazan phủ đầy, màu cúc quỳ vàng rực lãng mạn đã tạo nên những bức tranh thiên nhiên chân thực mà không người họa sĩ nào có thể vẽ nên được. Đằng này một cánh hoa vừa hé nở, rung rinh trong cơn gió hanh hao. Đằng kia là cả một sườn đồi được thiên nhiên hoang sơ tô lên một màu vàng mãnh liệt.
Tây Nguyên vào mùa hoa cúc quỳ lãng mạn
Và cứ thế, Tây Nguyên kiêu hùng và hoang hoải hàng năm lại có thêm một mùa vàng lãng mạn tuyệt đẹp ghi dấu trong lòng du khách…
'Núi tuyết' ở Ai Cập thu hút du khách
Những núi muối trắng như tuyết nằm ở phía bắc kênh đào Suez bất ngờ thành điểm thu hút du khách.
Hình ảnh du khách và người dân tụ tập chơi đùa trước những "ngọn núi trắng như tuyết" và trượt từ trên đỉnh núi xuống không lạ, tuy nhiên điểm đặc biệt là khung cảnh diễn ra tại Ai Cập.
Nằm ở rìa hoang mạc Sahara nổi tiếng khô cằn bậc nhất thế giới, đất nước Trung Đông này hiếm khi có mưa lớn chưa nói tới có tuyết rơi.
Ở Ai Cập, tuyết rơi là một hiện tượng cực kỳ hiếm thấy, vì vậy môn trượt tuyết cũng chỉ là mơ ước của nhiều người nơi đây. Tuy nhiên, đến thành phố Port Fouad, phía đông bắc nước này, người dân và du khách vẫn có thể trải nghiệm "trượt tuyết" bằng cách trượt xuống những núi muối trắng xóa như tuyết này.
Port Fouad đột nhiên trở thành điểm thu hút du khách sau khi hình ảnh người dân trượt trên núi muối lan truyền trên các mạng xã hội giữa tháng 3. Từ đó du khách từ khắp các vùng của Ai Cập kéo tới đây ngày một đông để chơi đùa.
Nhiếp ảnh gia Ai Cập Mohamed Wardany chia sẻ với CNN, du khách có thể tới các núi muối bằng cách đi phà qua kênh đào Suez. Những bức ảnh của Wardany chụp tại đây là một phần của dự án ảnh Ai Cập ở những góc nhìn khác nhau, nhằm phát hiện thêm những địa điểm du lịch thú vị mới, những di sản bị bỏ qua, thay vì những điểm vốn đã nổi tiếng từ lâu như kim tự tháp.
Nhưng màu xanh và sáng của những lớp muối lại khiến Wardany liên tưởng tới cả các đỉnh tuyết ở Bắc Cực. Nhiếp ảnh gia này cho biết, nếu tới đây tham quan vào mùa đông thì mọi người sẽ có cảm giác giống như đến vùng giá lạnh.
Ngoại thành Hà Nội đẹp nao lòng mùa lúa chín Dưới ánh nắng oi ả của mùa hè, cánh đồng lúa của vụ mùa đang đến ngày thu hoạch, màu lúa chín vàng như mật ong của cánh đồng thẳng cánh cò bay. Phía xa là dãy núi trùng điệp tạo nên phong cảnh đẹp đến nao lòng của làng quê ven đô. Những ngày cuối tháng năm này, cứ rời khỏi thành...