Mùa hoa bưởi lại về, chị em hãy tranh thủ làm thuốc chữa bệnh, dưỡng tóc
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền), hoa bưởi có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người, được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y.
Hoa bưởi là thuốc quý trong Đông y, vừa chữa bệnh lại giải tỏa stress cực tốt
Chưa đến tháng 3 nhưng mùa hoa bưởi dường như không còn chờ đợi nữa. Rất nhiều nơi trên các tuyến phố, con đường, hoa bưởi ngập tràn, bó thành từng chùm xinh xắn. Hương thơm thoang thoảng dễ chịu làm nhiều người cảm thấy bình yên đến khó tả.
Thứ hoa bưởi bình dị chân chất được dùng để ướp thơm bột sắn dây đầu mùa, ướp thơm cả mái tóc mây người thiếu nữ… Và hơn thế, chúng còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh siêu hay, chẳng cần lạm dụng kháng sinh, giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, tăng đề kháng trong mùa dễ phát sinh nhiều bệnh do virus, vi khuẩn.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền), hoa bưởi có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người, được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. “Hoa bưởi chứa rất nhiều tinh dầu, không chỉ đem lại hương thơm dễ chịu, vẻ đẹp mộc mạc mà còn có tác dụng giải cảm, giải rượu, chữa đau dạ dày, đau đầu do mệt mỏi, giải tỏa stress, lo lắng, cải thiện sức khỏe tinh thần”, lương y Vũ Quốc Trung cho biết.
Bài thuốc chữa bệnh cực hay từ hoa bưởi, bạn còn tận dụng để sở hữu tóc đen dày nhanh chóng!
Hoa bưởi đem lại rất nhiều tác dụng chữa bệnh cả về sức khỏe lẫn đời sống tinh thần, do đó, chúng ta nên tận dụng loại hoa này để chữa bệnh ngay hôm nay. Theo Lương y Vũ Quốc Trung, tinh dầu hoa bưởi có thể kết hợp cùng một số vị thuốc khác để chữa cảm mạo, đau bụng, tiêu đờm. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ hoa bưởi cực hữu hiệu được vị lương y này chia sẻ:
Hoa bưởi đem lại rất nhiều tác dụng chữa bệnh cả về sức khỏe lẫn đời sống tinh thần, do đó, chúng ta nên tận dụng loại hoa này để chữa bệnh ngay hôm nay.
- Nấc, ngáp vặt, khí trệ: Hoa bưởi 12g, đem hãm nước trà, cho thêm 1 thìa đường phèn. Sử dụng làm nước uống trong ngày sẽ giúp hết nấc, ngáp vặt nhanh chóng.
Video đang HOT
- Đau bụng, đầy bụng: Hoa bưởi đun sôi, cho thêm đường phèn rồi uống sẽ chữa được đau bụng. Trong khi đó đun hoa bưởi lẫn trà cho đến sôi rồi uống trong ngày sẽ chữa được chứng đầy bụng.
- Ho có đờm, táo bón: Hoa bưởi 4g, hoa đậu một bát, nước gừng nửa thìa, 1 thìa đường phèn. Đun hoa bưởi sôi, sau đó lọc nước bỏ bã, cho thêm nước gừng, đường, hoa đậu vào đun sôi, tắt bếp. Ăn cả nước lẫn cái sẽ giúp trừ đờm, thông đại tiện.
- Lưu thông khí huyết, đau dạ dày: Hoa bưởi 5g, đường phèn một thìa nhỏ. Cho khoảng 200ml nước vào hoa bưởi đun sôi 5 phút, sau đó cho thêm đường phèn rồi uống trong ngày sẽ giúp khí huyết lưu thông, giảm đau dạ dày.
Nước hoa bưởi để sử dụng ăn kèm chè, bánh hoặc uống nước giải khát cũng rất tốt cho sức khỏe.
Chúng ta cũng có thể sử dụng hoa bưởi để chưng cất thành tinh dầu giúp tóc mọc nhanh, nhiều hơn, tắm rửa, xông hơi… mà không cần phải lo lắng mua tinh dầu trên mạng không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm nước hoa bưởi để sử dụng ăn kèm chè, bánh hoặc uống nước giải khát cũng rất tốt cho sức khỏe. Hoặc sử dụng hoa bưởi tươi để nấu nước gội đầu, làm thơm tóc.
“Tinh dầu hoa bưởi hay tinh dầu bưởi nói chung có tác dụng ngăn ngừa gàu, rụng tóc, nấm da đầu và kích thích mọc tóc vì có các thành phần có khả năng sát khuẩn như linalot và nerolidol”, lương y Vũ Quốc Trung khẳng định.
Tinh dầu hoa bưởi hay tinh dầu bưởi nói chung có tác dụng ngăn ngừa gàu, rụng tóc, nấm da đầu và kích thích mọc tóc vì có các thành phần có khả năng sát khuẩn như linalot và nerolidol.
Bạn cũng có thể mua hoa bưởi về đun sôi trong nồi nước to rồi xông hơi. Trong hoa bưởi có chất sát khuẩn nên rất hữu ích đối với người bị cảm cúm, cảm lạnh, có thể hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp. Bệnh cảm lạnh thường xuất hiện vào những ngày tiết trời thất thường như hiện tại, bạn rất dễ bị nhức đầu, sổ mũi, chóng mặt, mệt mỏi… Do đó, một nồi nước xông bằng hoa bưởi vào mỗi cuối tuần là sự lựa chọn hoàn hảo.
Hoa bưởi thơm, không độc nên có thể sử dụng cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, nếu hít hương bưởi và gặp các vấn đề khó chịu, dị ứng… thì bạn cần dừng lại ngay lập tức và đến thăm khám bác sĩ. Tùy cơ địa, một số người có thể không hợp hương bưởi thì không nên sử dụng.
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh
Cơ thể vận động ra sao khi chạy 42km
Toàn bộ cơ thể bị đẩy khỏi giới hạn thông thường khi hệ thần kinh, hệ bài tiết, cơ, khớp... đều vận động liên tục suốt 42km.
Cho dù bạn là một vận động viên chuyên nghiệp hay có nhu cầu tập để giải tỏa stress và rèn luyện sức khỏe, chạy bộ là môn thể thao có khả năng thúc đẩy mọi hệ thống sinh lý trong cơ thể lên mức tối đa. Kể cả với vận động viên giỏi nhất, chạy full marathon (42 km) cũng khiến họ đau nhức từ đầu tới chân. Toàn bộ cơ thể trải qua những thay đổi đáng kể để thích ứng với nhu cầu của hệ trao đổi chất, điều nhiệt... khi chạy ở cự ly này.
Ở vạch xuất phát
Khi bạn hồi hội chờ đợi hiệu lệnh cuộc đua, hormone adrenaline tăng nhanh khiến nhịp tim dần dồn dập. Bộ não bắt đầu gửi tín hiệu đến phổi để tăng nhịp thở.
Từ các bước chạy đầu tiên, tất cả hệ thống hỗ trợ vật lý của cơ thể như cơ xương, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, hệ miễn dịch, thần kinh và nội tiết sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái quá tải. Khi chạy, tim sẽ phải bơm máu đi khắp cơ thể một lượng gấp 3 lần so với khi nghỉ ngơi. Máu được bơm từ tim sẽ chuyển đến cơ bắp nhiều hơn so với gan, thận hay lá lách.
Các vận động viên tại giải VnExpress Marathon Quy Nhơn 2019.
Hô hấp và tỏa nhiệt
Lượng nhiệt phát ra từ cơ thể sẽ tăng gấp 30 đến 40 trong suốt cuộc đua marathon. Để giữ nhiệt độ toàn thân luôn ổn định trong khoảng 36 đến 38 độ C, một phần máu sẽ được vận chuyển từ cơ bắp đến da, thông qua tuyến mồ hôi, thoát nhiệt ra bên ngoài để làm mát cơ thể.
Trong suốt chặng, bạn sẽ mất từ 3 đến 6 lít mồ hôi. Nếu không bù nước kịp thời, người chạy rất dễ rơi vào tình trạng mất nước. Cơ thể sẽ phải chọn lựa giữa việc vận chuyển máu về tim phục vụ cho sự vận động của các cơ bắt hoặc cung cấp máu cho hệ thống mao mạch dưới da, vận hành hệ thống làm mát cơ thể. Dù bằng cách nào, thành tích chạy của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.
Trong trường hợp không kịp thời bù nước, cơ thể sẽ không thể thoát nhiệt, lượng máu lưu thông giảm khiến nhịp tim tăng nhanh dù nhịp thở không thay đổi. Hiện tượng mất nước có thể xảy ra nhanh hơn, dẫn đến nguy cơ mất sức sớm, đặc biệt trong trường hợp ngày đua thời tiết ấm hoặc độ ẩm tăng cao hơn so với bình thường.
Hạ đường huyết
Phần lớn năng lượng trong cơ thể có được là nhờ quá trình đốt cháy glucose và chất béo. Trong đó, đốt cháy glucose được ưu tiên. Tuy nhiên, con người chỉ có thể lưu trữ 2.000 calo từ glucose trong cơ thể, ít hơn rất nhiều so với 700.000 đến 100.000 calo từ chất béo.
Thông thường, các runner đốt cháy 100 calo từ glucose sau mỗi 2km của cuộc đua. Điều đó có nghĩa là toàn bộ năng lượng từ glucose sẽ cạn kiệt khi đến mốc 32km, buộc cơ thể phải phụ thuộc vào năng lượng từ chất béo để hoạt động.
Tuy nhiên, trong cùng một khoảng thời gian, chất béo cung cấp ít năng lượng hơn so với glucose. Vì thế bạn chạy chậm dần lại. Đây chính là lúc bạn đối mặt với vật cản lớn nhất trên đường đua: nguy cơ bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu tụt xuống mức rất thấp. Để tránh tình trạng này, vận động viên thường uống đồ uống thể thao hoặc ăn gel có đường trong suốt cuộc đua nhằm duy trì đường huyết.
Các vận động viên chạy trên cầu Thị Nại (Quy Nhơn) tại giải VnExpress Marathon Quy Nhơn 2019.
40.000 bước
Bạn sẽ chạy khoảng 40.000 bước trong suốt chặng full marathon, mỗi lần chân chạm đất, một lực lớn sẽ tác động lên các cơ và khớp khiến bạn dần cảm nhận những cơn đau ở đùi cũng như bắp chân. Một số vận động viên cũng bị đau ở cẳng tay, vai và lưng trên.
Tuy nhiên đừng suy nghĩ nhiều về điều đó. Đau nhức cơ bắp là điều hoàn toàn bình thường trong các cuộc đua marathon và sẽ khỏi trong vòng một tuần sau đó.
Hệ miễn dịch của cơ thể có thể yếu đi một vài tháng sau khi bạn hoàn thành giải full marathon, cơ thể dễ nhiễm trùng hoặc bị cảm lạnh. Chức năng thận cũng có thể kém hơn do lượng máu chảy qua thận giảm trong khi bạn chạy 42km. Một số người chạy không chuyên có thể cảm thấy chức năng tim yếu đôi chút. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này chỉ xảy ra tạm thời và biến mất sau vài ba tháng.
Cuối cùng, dù thế nào, khi vượt qua vạch đích, hoàn thành một giải full marathon vẫn là một thành công mà không phải ai cũng được trải nghiệm. Những cơn đau nhức sau cuộc đua sẽ nhanh chóng qua đi, để lại cuối cùng là cảm giác vui sướng tột độ khi vượt qua giới hạn của cơ thể.
Thảo Miên
Theo rte/VNE
Vô số món ăn ngày Tết đều có chứa đậu xanh, khi bạn biết sự thật này thì càng ngỡ ngàng công dụng Đậu xanh xuất hiện trong rất nhiều món ăn trên mâm cơm Tết cổ truyền hóa ra đều có công dụng nhất định. Đậu xanh không thể thiếu trên mâm cơm Tết cổ truyền còn là thuốc quý trong Đông y, dùng vào ngày Tết cực thích hợp Vào dịp Tết Nguyên đán, dường như trên mâm cơm nhà ai cũng có bánh...