Mùa hè, mùi hôi nách trở nên trầm trọng, phải làm sao?
Tôi năm nay 30 tuổi, bị hôi nách từ lâu, bình thường ngồi phòng điều hòa không sao nhưng chỉ cần vận động, mồ hôi chảy ra là vùng nách có mùi khó chịu khiến tôi rất mặc cảm. Tôi có sử dụng các loại lăn nách nhưng vẫn không át được mùi. Làm thế nào để tôi có thể hạn chế tình trạng ngại ngùng đó trong mùa hè?
Ngọc Quỳnh (Hải Phòng)
Ảnh minh họa
Tăng tiết mồ hôi vùng nách (còn gọi là hôi nách, “viêm cánh”) là chứng bệnh khá phổ biến, nhiều người mắc phải. Bệnh tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, giao tiếp. Nguyên nhân của bệnh là do tuyến mồ hôi vùng nách hoạt động quá mạnh, gây tăng tiết mồ hôi, đồng thời có yếu tố vi khuẩn trên da, làm mùi trở nên khó chịu.
Có nhiều phương pháp điều trị để giảm tăng tiết mồ hôi nách. Dù vậy, một số nơi quảng cáo nội soi cắt tuyến mồ hôi là không đúng. Bản chất của các phương pháp này là hút lớp mỡ dưới ra nên không mang lại nhiều giá trị. Hiện nay, một số cơ sở điều trị chuyên khoa có sử dụng công nghệ điều trị tăng tiết mồ hôi với hiệu quả lâm sàng đến 90% mà không xâm lấn, không phẫu thuật. Đây là phương pháp mới, chỉ tập trung tiêu diệt tuyến dưới da với cơ chế vi sóng nên bề mặt da không bị ảnh hưởng, không để lại sẹo nhưng chi phí khá cao.
Để khắc phục mùi hôi, bạn cần lưu ý tắm rửa thường xuyên. Đặc biệt, cần quan tâm đến 2 hố nách bằng xà phòng sát khuẩn. Mặc áo rộng, thoáng, hút mồ hôi tốt. Tránh dùng các chất kích thích, các gia vị nặng mùi. Sau khi tắm, nên dùng các loại dược – mỹ phẩm dạng phun hơi, sáp hay bi lăn đặc trị hôi nách rõ nguồn gốc, có bán ở nhà thuốc, cửa hàng mỹ phẩm…
Một số người bị hôi nách dùng các biện pháp dân gian như: phèn, chanh… Cách này không có tác dụng vào trong tuyến mồ hôi nhưng giúp làm sạch, trung hòa chất tiết ở vùng nách để giảm mồ hôi. Nếu đã thực hiện các biện pháp giữ vệ sinh nách thường xuyên mà thấy bất tiện hay vẫn mặc cảm vì mùi cơ thể, người bệnh không nên e ngại, hãy đến bác sĩ để được tư vấn, điều trị.
Video đang HOT
BS Nguyễn Đông
Theo Sức khỏe đời sống
Người mắc bệnh hen, tập thể dục không đúng cách dễ đột quỵ?
Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng cần phải đúng cách, nhất là trong những ngày hè nóng bức như hiện nay. Và người bệnh bị hen suyễn nếu tập gắng sức rất dễ ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí đột quỵ ngay khi tập.
Mỗi người cần có một phương pháp tập luyện riêng cho chính mình nếu mắc hen. Ảnh minh họa
Nhập viện sau khi chạy bộ
Cách đây hai năm, bà Nguyễn Thị Toan (ở Hà Nội) bị hen suyễn, bác sỹ dặn sau khi xuất viện phải chú ý đến việc luyện tập thể dục để tránh dễ phát bệnh. Từ đó bà thường chạy bộ mỗi ngày.
Những hôm thời tiết nóng đến 40 độ, bà cũng vẫn chạy như thường ngày. Sau buổi tập, bà cảm thấy mệt hơn. Tối đến bà thấy người khó chịu, bệnh hen suyễn càng nặng hơn nên gia đình vội đưa vào viện. Nhờ vào viện kịp thời, tình trạng của bà đã nhanh chóng được kiểm soát. Bà cho biết, bác sỹ nói nguyên nhân chính dẫn đến cơn hen suyễn tái phát chính là vì tập thể dục cường độ cao sau khi bị cảm lạnh.
ThS.BS Nguyễn Văn Phú, Phó Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam, Trưởng tiểu ban Y tế phục vụ các Đội tuyển Quốc gia cho biết, thời tiết nắng nóng luôn là nguy cơ gây ra những tai biến, đặc biệt là khi tập luyện thể thao. Người ta có thể không đột quỵ vì tim mạch nhưng có thể gặp hiện tượng say nắng, say nóng, sốc nhiệt. Với những người mang bệnh lý hen khi luyện tập trong thời tiết quá nóng, gánh nặng càng tăng lên. Nguy cơ bị tai biến, chấn thương, thậm chí đột quỵ tử vong là điều dễ sảy ra.
Đã có quy định với nhiệt độ tập luyện trên 32 độ C là phải có phương tiện bảo vệ, biện pháp phòng ngừa bằng cách bổ sung nước thường xuyên, kiểm soát khối lượng tập phù hợp. Đây là lời khuyên với những người khỏe chứ chưa nói đến những người mang yếu tố bệnh hen.
Bởi vậy, mọi người nên tránh tập gắng sức, thay đổi bài tập một cách đột ngột hay kéo dài thời gian tập quá dài vì sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến những hiểm họa khôn lường cho sức khỏe.
Theo Hội hô hấp TP Hồ Chí Minh, tuy gắng sức là yếu tố có thể làm cơn hen khởi phát nhưng không vì thế mà bệnh nhân hen không được gắng sức, không được tập luyện, thi đấu thể dục thể thao. Ngược lại, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập luyện thể lực lâu dài sẽ góp phần giúp kiểm soát bệnh hen tốt hơn và giảm được tỷ lệ nhập viện vì hen. Chỉ có điều cần chú ý, mọi người cần lựa chọn môn cũng như kiểm soát được lượng tập trong chừng mực mà cơ thể có thể chịu đựng được, không gắng sức quá mức.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như đau ngực, khó thở nhiều, đau chân kiểu co thắt, cảm giác choáng váng, lảo đảo, vã mồ hôi phải ngưng tập. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để có những lời khuyên và trợ giúp thích hợp trước khi tiếp tục tập vận động.
Cần kiểm tra sức khỏe trước khi lựa chọn tập luyện
ThS.BS Nguyễn Văn Phú cho biết thêm, bệnh hen có nhiều thể loại nên đầu tiên phải đi khám để xác định xem nguyên nhân gây bệnh hen là do đâu.
Có những người bị hen khi có những tác nhân từ phía bên ngoài môi trường, như bụi phấn, thức ăn, dị vật nào đó... Họ sẽ không thể tập luyện được ngoài trời mà phải ở trong phòng. Hoặc không được tiếp xúc với điều kiện khói bụi mà những người bình thường khác vẫn tập. Những người này cần có điều kiện tập luyện riêng, nếu không cơn hen sẽ khởi phát.
Nhóm hai là những người bị cơn hen, đặc biệt cơn hen gắn với bệnh tim mạch. Khi tập luyện gắng sức hoặc tới mức độ nào đó, cơn hen sẽ xuất hiện. Điều này trong thể thao thành tích cao, thể thao quần chúng gặp rất nhiều. Vận động viên vừa phải điều trị hen vừa phải thi đấu thể thao đã có nhiều ghi nhận. Nếu tập luyện cần xác định cường độ vận động phù hợp với cá nhân họ để tránh vượt qua ngưỡng đó.
Nhóm thứ ba liên quan đến tuổi bị bệnh. Ví dụ bị hen kéo dài, người cao tuổi... Những người này cần phải có chế độ tập luyện riêng và theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
"Không có chế độ tập luyện chung nào cho những người bị hen cả. Người bị hen phải tập theo cách chỉ riêng cá thể họ để đáp ứng được. Mục đích của tập luyện thể thao là hướng đến cải thiện sức khỏe. Để cải thiện sức khỏe phải tập luyện trong ngưỡng chịu đựng nhất định. Ngưỡng chịu đựng này ở người bị hen không được đo lường thông thường như tất cả người khác mà cần có cách kiểm tra riêng. Thời gian, tần số, khối lượng tập luyện phải căn cứ vào diễn biến bệnh. Một khi đã mang yếu tố bệnh hen trước khi bắt đầu tập luyện nhất thiết phải có kiểm tra sức khỏe, đánh giá nguyên nhân bệnh lý và biện pháp phòng tránh phù hợp sau mới bước vào tập luyện", BS Nguyễn Văn Phú nhấn mạnh.
Cũng theo BS Nguyễn Văn Phú, để đảm bảo sức khỏe khi tập luyện thể thao ngày nắng nóng cần lưu ý: Đảm bảo bồi phụ đủ nước, các chất muối điện giải trong suốt quá trình tập luyện. Về nguyên tắc không được chờ đến lúc khát mới bổ sung nước. Từ lúc kết thúc bài tập cho đến buổi tập sau theo dõi trạng thái chung của cơ thể, nếu màu sắc nước tiểu bình thường là cơ thể đã bù nước đủ.
Đảm bảo giấc ngủ. Dù tập luyện trong thời tiết nóng có những phản ứng bất lợi với cơ thể. Nhiều người mất ngủ do nắng nóng quá. Mất ngủ cộng với tập luyện gắng sức sẽ dễ gây ảnh hưởng sức khỏe.
Cần chia nhỏ khối lượng tập luyện. Chẳng hạn, trước có thể chơi tenis 2 - 3 tiếng/ buổi, trong điều kiện thời tiết nắng nóng cần giảm đi, có thể chơi nửa tiếng xong nghỉ rồi chơi tiếp.
Lựa chọn điều kiện tập luyện phù hợp. Ví dụ thay đổi giờ tập, khu vực tập luyện để tránh tác động nhiệt độ nắng nóng. Vào mùa hè, bạn nên tránh tập vào giờ nắng cao điểm. Tránh thời điểm từ 10-16h vì lúc này nhiệt độ cao nhất, sức nóng mạnh dễ khiến bạn bị kiệt sức, choáng. Nên tập vào sáng sớm hoặc chiều tối, tối là khoảng thời gian nhiệt độ đã giảm xuống, giúp bạn tập tốt, hiệu quả hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi tập luyện thể thao mà thấy có những triệu chứng chóng mặt, buôn nôn, nhức đâu, mỏi mệt... thi đây là những triệu chứng báo hiệu cho biêt đã tập sai cách hoặc cơ thê đang mât nhiêu nước. Khi đó cần ngừng tập, tìm chỗ mát để nghỉ ngơi, bổ sung nước.
Theo giadinh.net
Những thói quen tưởng vô hại mà chính là 'thủ phạm' gây viêm họng mùa hè Những thói quen tưởng chừng như vô hại sau đây có thể là nguyên nhân gây viêm họng, khó chịu trong ngày hè. Nếu bạn không đeo khẩu trang ra đường sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mũi, họng và gây viêm Viêm họng là một trong những vấn đề sức khỏe rất dễ gặp phải trong mùa hè. Mặc...