Mùa hè, mẹ bầu cần kiêng kỵ gì?
Vào mùa hè oi bức, người ta rất dễ lâm vào tình trạng ngủ không đẫy giấc, ăn không ngon, còn đối với phụ nữ mang thai thì ăn ngon ngủ yên là điều cực kỳ quan trọng.
Xét về góc độ y học, điều kiện hoàn cảnh tự nhiên thì thời gian mang thai tốt nhất của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là từ tháng 7 đến tháng 9. Nhưng trên thực tế không phải tất cả phụ nữ đều mang thai vào thời gian này, có một số phụ nữ mang thai vào mùa đông, mùa xuân, vậy thời gian nào mang thai để có thể bình yên trải qua một mùa hè oi bức? Vì vậy, vào mùa hè phụ nữ mang thai cần chú ý mấy vấn đề dưới đây:
Vì mùa hè nóng bức, mọi người thường ăn ngủ thất thường, thời gian nghỉ ngơi không theo qui luật, điều đó không có lợi cho cả mẹ và thai nhi. Trong thời kỳ này phụ nữ mang thai cần thực hiện “đêm ngủ, sáng dậy sớm, ban ngày hoạt động”. Buổi trưa cần có thời gian nghỉ ngơi thích hợp để xua đuổi mệt nhọc, bù đắp giấc ngủ không ngon trong đêm. Nhưng không nên ham ngủ quá dài để tránh tinh thần uể oải, nằm nhiều tổn thương nguyên khí không có lợi cho cả mẹ và thai nhi. Để thích ứng với khí hậu mùa hè, phụ nữ mang thai có thể tham gia một số hoạt động rèn luyện thân thể, tăng cường thể lực như dành thời gian đi dạo bộ để thích ứng với sự thay đổi thời tiết, đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.6 điều bà bầu cần kiêng kỵ mùa nóng
Tránh buồn phiền nôn nóng hay nổi cáu
Mùa hè nóng bức, lại cộng thêm một số thay đổi về sinh lý sau khi mang thai, làm cho một số phụ nữ mang thai buồn phiền không yên, biểu hiện này không có lợi cho sức khỏe của cơ thể. Y học từ xa xưa đến nay rất coi trọng ảnh hưởng của tinh thần đối với sức khỏe và bệnh tật. Vì vậy có câu nói rằng: “Những tháng mùa hè lòng cần thanh thản, lòng dạ phải để nguội bớt, không để đã nóng lại làm nóng thêm, hơi một tý là nổi cáu”. Trong mùa hè nếu như phụ nữ mang thai nôn nóng bực bội, cũng sẽ làm thai nhi bị náo động, không có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Bà bầu mùa hè cần tránh nổi cáu. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Tránh ham hóng mát mà nằm ngồi ở nơi không an toàn
Trong mùa hè, do thời tiết nóng bức mọi người thường tìm nơi lộng gió để hóng mát hoặc dùng quạt máy quạt thẳng vào người suốt đêm. Y học cho rằng, phụ nữ mang thai, phần lớn khí huyết suy nhược, dễ bị nhiễm gió độc, từ đó sinh ra bệnh tật. Vì thế, khi hóng mát cần chú ý: không được ham mát quá, không nên bật quạt mạnh và xối thẳng vào người, không nằm ngồi ngoài trời lâu quá, đêm hè khi ngủ vẫn nên để sẵn một chăn mỏng để đắp nếu thấy lạnh.
Tránh phơi người dưới ánh nắng gay gắt
Một số chị em khi mang thai do điều kiện lao động ngoài trời phải ở dưới nắng thời gian dài thì cần hết sức chú ý để phòng tránh cảm nắng, say nắng nóng sẽ rất nguy hiểm đến thai nhi. Vì vậy, khi ra ngoài trời phụ nữ mang thai phải đội nón mũ hoặc che ô, mặc áo chống nắng… Tuyệt đối không để nắng gắt chiếu trực tiếp vào người trong thời gian dài. Hằng ngày cần thường xuyên uống một số đồ uống có tính thanh nhiệt, giải khát như nước đỗ đen, nước nhân trần, chè thanh nhiệt.
Tránh ăn uống bừa bãi
Mùa hè oi bức mọi người thường cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, ăn qua loa cho xong bữa…Trong khi đó, phụ nữ mang thai do nguyên nhân sinh lý thai nghén và nhu cầu của thai nhi nên việc ăn uống và dinh dưỡng phải hết sức chú ý. Cần ăn uống hợp lý đủ 4 nhóm thức ăn (đường (bột), đạm, béo, vitamin) đủ calo không được ăn uống quá đơn giản… sẽ làm cho thai bị suy dinh dưỡng bào thai. Tuy nhiên, ăn uống cũng nên thanh đạm, đảm bảo cần thiết, giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Chú ý giữ vệ sinh
Do thời tiết oi bức, mọi người đều thích ngâm mình trong nước, thích bơi lội ở những bể bơi, đặc biệt là người dân sống ở vùng sông nước, vùng nông thôn thường có thói quen tắm ao hồ… Nếu nguồn nước không sạch rất dễ lây truyền các bệnh, đặc biệt là các bệnh lây qua âm đạo, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai không nên tắm ngâm mình mà nên dùng gáo để dội hoặc tắm bằng vòi sen.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Thời điểm chuẩn để mẹ bổ sung canxi, sắt
Bổ sung axit folic, canxi, sắt đúng thời điểm mới phát huy được hết công dụng và có lợi cho mẹ bầu.
9 tháng mang thai, em bé phát triển qua 3 giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn này mẹ cũng cần bổ sung những dưỡng chất khác nhau. Nếu dành thời gian quan sát, mẹ sẽ thấy rõ ở từng thời điểm, em bé sẽ phát triển rất nhanh chóng - khi đó mẹ phải bổ sung nhiều thức ăn có lợi cho bé hơn. Những loại thực phẩm này cũng ảnh hưởng đến quá trình cho con bú. Nếu như giai đoạn đầu mang thai mẹ cần axit folic thì đến quý 2 mẹ phải bổ sung thêm sắt và quý 3 là canxi...
Xin mách các mẹ những thực phẩm giàu dinh dưỡng nên ăn ở mỗi giai đoạn mang thai để tốt cho sức khỏe mẹ bầu và em bé cũng phát triển được hoàn hảo nhất.
3 tháng đầu: Ưu tiên thực phẩm giàu axit folic
Giai đoạn đầu của thai kỳ kéo dài từ những tuần đầu đến khoảng tuần thứ 14. Đây là thời điểm mẹ sẽ phải trải qua những ngày ốm nghén kinh hoàng, ngực mẹ bầu cũng thường mềm và phát triển hơn... Đó là những lý do khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Vậy nhưng đừng chủ quan bởi lúc này em bé bắt đầu hình thành các cơ quan quan trọng nên việc nạp đủ dinh dưỡng là rất cần thiết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mẹ cần bổ sung khoảng 2200 calo mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé. Mẹ cần một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất xơ, vitamin và phải hạn chế tối đa thuốc lá, rượu bia. Để hạn chế những cơn ốm nghén, mẹ nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, đậu lăng, thịt nạc... Đặc biệt giai đoạn này rất cần bổ sung axit folic nên nếu không thể nạp đủ qua chế độ ăn uống, mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được uống thêm thuốc bổ. Axit folic cần bổ sung trước khi mang thai từ 3-6 tháng và trong 3 tháng đầu thai kỳ, sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh như tật nứt đột sống. Axit folic cũng là loại vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng của tế bào B và cơ quan sinh sản.
Những thực phẩm giàu axit folic là rau xanh, gan, trái cây tươi, ngũ cốc...
Bà bầu những tháng đầu nên bổ sung thêm axit folic. (ảnh minh họa)
3 tháng giữa: Ưu tiên sắt
Giai đoạn thứ 2 của thai kỳ kéo dài đến giữa tháng thứ 7. Đối với hầu hết chị em, đây được coi là giai đoạn dễ chịu nhất vì vậy mẹ cũng dễ dàng ăn uống và tăng cân nhanh chóng hơn. Ở những tháng này mẹ cũng dễ cảm nhận được những chuyển động của thai nhi và có thể biết được giới tính của con yêu.
Vì con yêu phát triển rất nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng của mẹ cũng cần nhiều hơn. Giai đoạn 2, mẹ cần bổ sung khoảng 2500 calo mỗi ngày. Mẹ cũng cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất xơ, bổ sung vitamin và tuyệt đối tránh rượu, thuốc lá.
Vì sao 3 tháng giữa mẹ phải chăm uống sắt? Thai nhi phát triển nhanh nên mẹ cần gấp đôi lượng sắt so với bình thường. Chị em nên chú trọng đến những thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, rau lá xanh... và vitamin C để dễ dàng hấp thụ sắt.
3 tháng cuối: Ưu tiên canxi
Về chế độ ăn uống trong thời gian này mẹ vẫn cần nhiều calo - khoảng 2500calo. Mẹ cũng cần nhờ thêm phải uống đủ nước và tránh để cơ thể quá nóng sẽ ảnh hưởng đến bé. Thời điểm này, thai nhi phát triển rất mạnh về xương nên chị em phải bổ sung thêm lượng canxi.
Những thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa, sữa chua, phô mai, sữa đậu nành... Nếu không thể bổ sung đủ qua đường ăn uống, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được bổ sung qua đường uống.
Theo Khampha
23 lý do mẹ đẻ con kém khôn Tuổi tác cũng như công việc của bố mẹ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới trí não của thai nhi. Nền tảng trí thông minh của trẻ được hình thành ngay khi còn là một thai nhi. Dị tật bẩm sinh, sinh non và nhiều điều kiện khác có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai và chất lượng cuộc...