Mùa hè đến rồi, cứ vô tư nhổ lông nách bằng nhíp coi chừng gặp những hậu quả sau
Thói quen dùng nhíp để nhổ lông nách của hội con gái không ngờ lại gây ra một loạt vấn đề rắc rối.
Gây viêm nhiễm, mụn bọc trên da
Nếu dùng loại nhíp không được vệ sinh kỹ càng, hay không vệ sinh vùng da nách đúng cách sau khi nhổ lông thì nhiều khả năng bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm, mụn bọc. Do lúc này, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào lỗ chân lông đang nở to, từ đó gây viêm nang lông và xuất hiện mụn mủ.
Mùi mồ hôi gia tăng
Lỗ chân lông của bạn sẽ nở to ra khi bạn kéo bật sợi lông ra ngoài, từ đó khiến vùng da này bị tổn thương và khó quay trở lại trạng thái ban đầu. Chính việc nhổ lông nách không đúng cách sẽ làm tuyến mồ hôi càng hoạt động mạnh, khi chúng kết hợp với bụi bẩn, hay vi khuẩn bên ngoài sẽ làm gia tăng mùi cơ thể, gây khó chịu cho người xung quanh.
Gây sần sùi, xỉn màu da
Chính việc nhổ lông nách bằng nhíp sẽ khiến tình trạng lông mọc trở lại nhanh và cứng hơn. Và việc bạn “dọn cỏ” liên tục sẽ khiến các vết thương vùng nách liên tục bị kích thích, cọ xát bằng tác động kéo, giật, từ đó khiến da thâm sần, xỉn màu, thậm chí còn để lại sẹo lâu lành. Về lâu về dài, thói quen này cũng gây mất thẩm mỹ trên da và khiến bạn ngại ngùng không dám mặc những chiếc áo hai dây mát mẻ trong mùa hè.
Video đang HOT
Lông mọc rậm và cứng hơn
Thường xuyên nhổ lông nách bằng nhíp sẽ khiến tình trạng lông mọc trở lại rậm và cứng hơn. Đặc biệt, thói quen này còn làm gia tăng sự phát triển của lông con. Vậy nên, để tránh gặp phải rắc rối này, bạn cần tránh sử dụng nhíp để nhổ lông nách và tìm đến những phương pháp triệt lông an toàn hơn.
Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
Sau khi nhổ lông nách bằng nhíp và cùng lúc đó, bạn sử dụng luôn chất khử mùi thì các chất hóa học sẽ nhanh chóng xâm nhập qua lỗ chân lông để đi sâu vào trong cơ thể. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, do đó, bạn cần sửa ngay thói quen dùng nhíp nhổ lông nách ngay từ bây giờ.
Theo helino
Cảnh giác với loạt bệnh về da thường gặp trong mùa hè
Khí hậu nóng và độ ẩm cao của mùa hè khiến các bệnh ngoài da thường tăng mạnh so với các mùa khác. Da là cơ quan lớn nhất cơ thể, tổng diện tích da của mỗi người vào khoảng 2m2.
Da cung cấp hàng rào bảo vệ tự nhiên rất tốt, che cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài. Mặc dù trên da thường xuyên có các loại vi khuẩn cư trú, nhưng chỉ khi có môi trường thuận lợi thì các loại vi khuẩn này mới có dịp hoành hành. Các yếu tố nắng, nóng cộng với môi trường khói bụi bẩn... gây kích thích lên da dễ làm da bị tổn thương và là cơ hội cho các bệnhvề da phát triển. Hãy tìm hiểu về các bệnh ngoài da thường gặp vào mùa hè nhé
Viêm da mủ:
Tác nhân gây bệnh hay thường gặp nhất là liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A, nhưng đa số các trường hợp là có sự hỗn hợp của cả liên cầu và tụ cầu khuẩn. Viêm da mủ thường gặp ở những người có tình trạng vệ sinh kém và nếu không được điều trị và chăm sóc tốt thì có thể lan nhanh sang các vùng da lành khác.
Viêm nang lông:
Bệnh có thể xảy ra ở mọi vùng da có lông trên cơ thể. Biểu hiện là các sẩn, mụn mủ, các vết chợt và vẩy tiết ở cổ nang lông. Nhiễm khuẩn có thể lan sâu hơn toàn bộ nang lông như viêm chân tóc. Khi nang lông bị áp-xe tức đã biến chứng thành nhọt, nặng hơn là nhọt cụm hoặc viêm mô dưới da.
Viêm da do virus:
Bệnh phát triển mạnh do thời tiết nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho các loại virus phát triển. Bệnh thường biểu hiện cấp tính, cần được khám và điều trị tại bệnh viện để xác định virus gây bệnh mà dùng thuốc chính xác.
Mụn nhọt:
Đây là hiện tượng nhiễm khuẩn mủ cấp và gây hoại tử tổ chức ở nang lông do tụ cầu vàng. Nhọt có thể xảy ra ở mọi nơi trên cơ thể. Một số vùng đặc biệt khi bị nhọt rất nguy hiểm như vùng mặt quanh mũi miệng, thường gọi là đinh râu.
Nấm da:
Đây là bệnh lý ngoài da rất thường gặp, bệnh có thể xuất hiện ở nhiều nơi như da, niêm mạc, tóc và móng. Trường hợp nặng có thể bị bội nhiễm vi khuẩn có mụn mủ, bóng mủ, sưng tấy bàn chân, sốt. Tổn thương do nấm thân có kích thước, độ nặng và độ sâu khác nhau tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và chủng nấm khác nhau
.
Rôm sảy:
Rôm sảy thường thành đám, mảng lớn ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán... nhiều khi có cả ở vùng kẽ lớn như nách, bẹn, thậm chí toàn thân. Biểu hiện là các sẩn màu đỏ hồng, trên có mụn nước nhỏ hoặc mụn mủ trắng xen lẫn. Da bị viêm nên người bệnh (thường là trẻ em) có cảm giác bứt rứt khó chịu, ngứa. Khi đó, càng gãi càng làm da sây sát dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.
Viêm da do cơ địa:
Do độ ẩm và nhiệt độ quá cao dễ làm cơ thể rối loạn điều nhiệt, rối loạn tuần hoàn là môi trường thuận lợi của viêm da cơ địa. Một trong những đặc tính của loại bệnh này là ngứa, càng nóng càng ngứa. Ngứa và gãi không kiểm soát được sẽ sứt da dễ gây lở loét, nhiễm trùng, làm cho bệnh càng nặng thêm.
Theo www.phunutoday.vn
Mụn mọc trong tai: Cẩn thận kiểu gây ra biến chứng nguy hiểm Rất nhiều người gặp tình trạng mụn mọc trong tai. Nếu điều trị không đúng, mụn có thể gây ra nhiều hậu quả rắc rối khác. Mụn xuất hiện xung quanh tai và trong tai là tình trạng có thể xảy ra do thiếu nước trong cơ thể. Ngoài ra, dùng nhiều muối và vệ sinh tai kém cũng là một trong những...