Mùa hè: Cẩn trọng với tai nạn thương tích ở trẻ em
Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ.
Đến nay, tỷ lệ trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích ở Việt Nam còn khá cao so với các nước. Điều đáng nói là hầu hết trẻ bị nạn đều do sự bất cẩn của người lớn.
Bố mẹ bất cẩn con ngồi vào nước sôi
Cách đây 1 tuần, cháu Nguyễn Thị Minh Thư 15 tháng tuổi, quê ở Gia Bình, Bắc Ninh phải vào viện Xanh Pôn để chữa bỏng do nước sôi. Bà nội cháu kể lại, mẹ cháu đặt nồi canh nóng xuống nền nhà khi bé đang chơi với bạn, một phút không để ý, bé đã bị ngã ngồi vào nồi nên bị bỏng toàn bộ mông, đùi và phần kín.
Bé Minh Thư bị bỏng do ngã vào nồi nước canh.
Video đang HOT
Bé Khánh Linh bị bỏng vùng kín đang điều trị tại Khoa bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn.
Cháu Trần Khánh Linh, 9 tháng tuổi ở Sóc Sơn, Hà Nội cũng vừa nhập viện vì bị bỏng tay, chân, mông và cả vùng kín. Chị Nguyễn Thị Bốn, mẹ bé Linh cho biết, hôm đó chị vừa rót nước vào phích quay ra đi cất cái ấm, chưa kịp trở vào cất phích thì nghe tiếng nổ. Chạy ra đến nơi thì nước sôi dính khắp người bé, gia đình vội đưa bé đi viện Xanh Pôn cấp cứu. Bác sĩ kết luận be bị bỏng 15%, có những chỗ vết bỏng hơi sâu, nguy cơ nhiễm trùng rất cao, hậu quả cuối cùng sẽ là những vết sẹo không lành lại được.
Không nên để trẻ chơi một mình
Dù ở nhà, trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xảy ra tai nạn như: bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã…
Tai nạn của bé Lê Nguyễn Phương Anh 2 tuổi ở Thành Phố Hải Dương là một trong những trường hợp phổ biến. Bé bị gãy chân khi bước từ trên giường xuống nền nhà đi tìm mẹ. Chị Hồng Nhung, mẹ của bé Phương Anh cho biết chị để bé tự chơi trên giường rồi đi dọn nhà. Gọi mẹ mấy câu không thấy mẹ đến bé bước thẳng xuống nên gạch hoa trơn trượt và bị gãy chân.
Đã gần một tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn nhưng cháu Nguyễn Hoàng Anh 5 tuổi ở Gia Lâm vẫn đang phải nằm viện vì vết thương bị nhiễm trùng. Hôm ây, cháu trèo lên ghế lấy đồ chơi không may bị ngã gãy răng. Tuy nhiên, nghĩ đơn giản bị thương phần mềm nên gia đình không đưa cháu đi khám ngay. Hàng tuần sau bé vẫn không chịu ăn và liên tục kêu đau răng kèm sốt cao. Đưa cháu đến Khoa Răng – Hàm – Mặt, bệnh viện Xanh Pôn bác sĩ cho biết cháu bị vỡ xương ổ răng và bị nhiễm trùng nặng.
Trường hợp của bé Thành 3 tuổi ở huyện Hà Trung (Thanh Hóa) còn bi thảm hơn. Nghỉ hè, bố mẹ Thành đưa bé về quê chơi với ông bà nội, trong lúc bà vào bếp, Thành mon men ra vườn chơi không may rơi xuống ao. Tìm gọi cháu không thấy đâu, chạy ra ao thì Thành đã “uống” no nươc dưới ao.
BS Bùi Thị Thu Huyền, bác sĩ Khoa Răng – Hàm – Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết: Tai nạn thương tích mà trẻ thường gặp đa phần do chủ quan, sơ sảy của người lớn. Điều nguy hiểm là, các bé bị ngã gãy xương hàm, vỡ xương ổ răng, dập sống mũi, vỡ xoang,… nhưng các phụ huynh nghĩ đơn thuần chỉ là vết thương phần mềm. Khi vết thương nhiễm trùng đưa đến viện thì đã nặng. “Không thể lơ là với những vết thương của trẻ, khi trẻ ngã bị thương nên đưa đến viện kiểm tra ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc” – bác sĩ Huyền khuyến cáo.
Tai nạn thương tích thường hay xảy ra ở trẻ nhỏ như bỏng, đuối nước, tai nạn giao thông, ngã và điện giật… bởi trẻ nhỏ thường vô ý hay ý thức còn thấp. Để hạn chế tối đa tai nạn thương tích đối với trẻ em, nhất là trong thời gian các cháu nghỉ hè, cha mẹ và người lớn cần có sự quan tâm, chăm sóc, tạo ra một không gian chơi đùa an toàn cho trẻ, nhất là với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Người lớn cũng cần biết một số kiến thức cơ bản để xử lý khi trẻ gặp tai nạn.
Ví dụ như khi bị ngạt nước, chỉ có 4 phút “thời gian vàng” để kích thích tim, phổi của bệnh nhân hoạt động lại. Vì nếu để tim bệnh nhân ngừng đập, thiếu máu và oxy lên não sẽ gây tổn thương não. Khi đó, dù sau bệnh nhân có mạch lại thì cũng rơi vào tình trạng hại não, hôn mê sâu rất khó phục hồi. Trong khi đó, thường nhanh nhất thì phải mất 20 phút bệnh nhân mới được đưa đến bệnh viện. Vì vậy, sơ cấp cứu ban đầu là cực kỳ quan trọng. Tốt nhất, khi cho trẻ tắm, bơi ở nơi có nước cần có sự giám sát của người lớn.
Theo VNE
Cẩn trọng khi ăn khoai mì
Nếu cứ ăn khoai mì trong suốt một thời gian dài thì cuối cùng cũng bị ngộ độc cyanide.
Khoai mì được xem là nguồn carbohydrate xếp hàng thứ 3 trên thế giới chỉ đứng sau gạo và bắp, nhất là ở những nước vùng nhiệt đới. Củ khoai mì giàu tinh bột, protein, khoáng chất, vitamin A, viamin nhóm B và vitamin C.
Giàu protein, lại rẻ tiền nên khoai mì là cứu tinh của dân nghèo. Tuy nhiên, ăn khoai mì hoặc lá khoai mì rất dễ bị ngộ độc do cả củ và lá khoai mì đều có chứa một hợp chất là cyanogenic glucosides. Hợp chất này nếu có hàm lượng nhiều sẽ gây ngộ độc cyanide cấp tính có thể dẫn đến tử vong cho người và gia súc. Hàm lượng của hợp chất độc này tùy thuộc vào giống cây và tùy vào điều kiện chăm bón. Có rất nhiều loại khoai mì căn cứ vào hàm lượng cyanide. Khoai mì ngọt thì hàm lượng cyanide chứa bên trong là 40-130 ppm (phần triệu); khoai mì không đắng chứa hàm lượng cyanide khoảng 40-180 ppm; khoai mì đắng chứa khoảng 80-412 ppm và khoai mì cực đắng chứa 280-490 ppm.
Với hàm lượng cyanide ít hơn 50 ppm thì khoai mì được xem là vô hại. Tuy nhiên, nếu cứ ăn khoai mì trong suốt một thời gian dài thì cuối cùng cũng bị ngộ độc cyanide. Ăn khoai mì đắng không được xử lý đúng cũng sẽ bị ngộ độc cyanide.
khoai mì đắng không được xử lý đúng cũng sẽ bị ngộ độc cyanide. (Ảnh minh họa)
Sự ngộ độc khi ăn củ và lá khoai mì đã được nói đến từ lâu, người ta cũng đã nghĩ ra nhiều phương pháp để loại bỏ và hạn chế độc tính của nó. Đối với khoai mì ngọt, lượng cyanide chủ yếu tập trung ở vỏ, vì vậy chỉ cần lột vỏ, ngâm nước, luộc thì cũng có thể đưa lượng cyanide xuống mức vô hại. Đối với những loại khoai đắng thì cần phải bào hoặc băm nhuyễn và ngâm trong nước thật lâu. Củ khoai mì không được ăn sống mà phải nấu thật chín. Cũng vậy, chỉ nên ăn lá khoai mì non và luộc thật chín.
Tình trạng ngộ độc củ và lá khoai mì có thể sẽ tác động lên gan, thận và một số vùng ở não. Chính vì độc tính như vậy nên một số quốc gia đã hạn chế việc sử dụng khoai mì làm thực phẩm cho người mà chỉ làm thức ăn cho gia súc.
Theo Eva
Cẩn trọng với thời tiết ngày Tết Khi nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột cơ thể sẽ mất đi khả năng điều hòa thân nhiệt khiến chúng ta dễ mắc bệnh, đặc biệt là ở người già và trẻ em. Trước thềm năm mới một đợt rét đậm rết hại vừa xuất hiện ở miền Bắc và các vùng miền khác. Khi nhiệt độ thay đổi một cách...