Mua hàng online, thanh toán tiền mặt: Dễ bị lừa
Người mua hàng online thường có tâm lý chọn thanh toán bằng tiền mặt khi cầm sản phẩm trên tay để tránh bị lừa nhưng thực tế, thanh toán trực tuyến lại an toàn hơn.
Thực hiện quy định giãn cách xã hội, hình thức mua sắm online có điều kiện phát triển mạnh trong vài tháng qua. Bên cạnh những tiện ích rõ ràng của hình thức này, gần đây, xuất hiện nhiều trường hợp lừa đảo trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT), trong đó chủ yếu nhắm vào nhóm khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.
Bẫy khách hàng
Theo tìm hiểu, các gian hàng thực hiện hành vi lừa đảo người tiêu dùng thường lợi dụng tâm lý muốn mua hàng giá rẻ nên thường đăng sản phẩm với giá thấp hơn nhiều sản phẩm tương đương của các gian hàng khác. Sau khi người tiêu dùng chọn mua, những gian hàng này sẽ chủ động phân loại đơn hàng thanh toán trước và đơn hàng thanh toán bằng tiền mặt. Với đơn hàng đã thanh toán bằng thẻ, ví… và được sàn TMĐT ghi nhận, sẽ khó thực hiện hành vi lừa đảo bởi khi xảy ra sự cố, người tiêu dùng sẽ khiếu nại lên sàn.
Trong khi đó, đơn hàng thanh toán tiền mặt lại là đối tượng dễ “dính” lừa đảo nhất, trái ngược với tâm lý cho rằng trả tiền khi nhận hàng thì sẽ an toàn. Cụ thể, sau khi khách đặt mua hàng, các gian hàng này sẽ tiến hành hủy đơn hàng và lưu lại thông tin của khách rồi chuyển cho khách món hàng kém chất lượng khác. Việc này thường diễn ra trót lọt bởi gian hàng lợi dụng việc nhiều người mua không theo dõi kỹ quá trình vận chuyển hàng, thậm chí không biết đơn hàng đã bị hủy.
Mua hàng hóa online nên thanh toán trực tuyến để hạn chế rủi ro. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam, xác nhận mua hàng thanh toán bằng tiền mặt (COD) là cách thức mà các đối tượng xấu dễ dàng sử dụng để trục lợi từ người tiêu dùng. “Bởi vậy, từ đầu tháng 2-2020, Shopee đã tiến hành kiểm tra việc cập nhật thông tin hàng tồn kho, tình trạng giao hàng của nhà bán hàng liên quan đến đơn hàng mua các sản phẩm thiết yếu trong công tác phòng dịch trên sàn giao dịch TMĐT Shopee. Đối với các nhà bán hàng đang có lượng hàng tồn kho cao, đơn hàng phát sinh nhiều và có tỉ lệ hủy đơn cao, bộ phận hỗ trợ người bán đã trực tiếp liên hệ nhắc nhở, tìm hiểu và có hình thức xử lý phù hợp” – ông Tuấn Anh cho hay.
Ông Tuấn Anh lưu ý người mua hàng trên sàn TMĐT nên kiểm tra lịch sử bán hàng và lượt đánh giá sản phẩm của người bán hàng trước khi lựa chọn mua sản phẩm. Ngoài ra, nên chủ động theo dõi tình trạng đơn hàng đã đặt được cập nhật theo thời gian thực trong mục “Thông tin đơn hàng” ở tài khoản Shopee của người dùng và từ chối nhận hàng nếu thông tin đơn hàng nhận được không khớp với đơn hàng đã đặt mua.
Video đang HOT
Nên chọn thanh toán không tiền mặt
Từ rủi ro khi thanh toán bằng tiền mặt với các đơn hàng mua trực tuyến, giám đốc điều hành Shopee Việt Nam khuyến cáo người mua hàng sử dung phương tiên thanh toan không dung tiên măt được tích hợp ở sàn giao dịch TMĐT Shopee như thanh toán bằng thẻ tín dụng, ví điện tử Airpay hoặc Internet Banking thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Bởi vì, khi giao dịch được xác lập thông qua thanh toán thành công bằng thẻ, ví…, mọi vấn đề phát sinh về đơn hàng sẽ được sàn can thiệp, xử lý. Còn nếu lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt, khi đơn hàng bị shop cố tình hủy, sàn TMĐT không can thiệp được.
Đại diện sàn TMĐT Tiki cũng khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến qua thẻ ngân hàng, ví điện tử… để vừa phòng ngừa dịch Covid-19 lây lan qua đường tiếp xúc thông thường vừa giúp khách hàng nhận được nhiều ưu đãi từ các đối tác cũng như tránh được rủi ro.
Ông Lê Hải Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam, cho rằng rủi ro với khách hàng mua sắm online là rất lớn. Nhiều trường hợp chủ gian hàng online không hủy đơn hàng mà vẫn duy trì đơn hàng khách đã đặt nhưng giao đến sản phẩm chất lượng kém. Khi đó, với những sàn TMĐT không cho đồng kiểm hàng, người tiêu dùng sẽ phải nhận món hàng “dỏm” và mất nhiều thời gian cho việc khiếu nại, đổi trả. Còn gian hàng nếu bị phát hiện cũng chỉ bị khóa tài khoản.
“Tỉ lệ bị lừa đảo thường rơi vào nhóm đơn hàng có giá trị thấp, khách hàng chủ quan, không yêu cầu đồng kiểm hàng hoặc ham rẻ nên dù biết không được kiểm hàng vẫn đặt mua. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc sàn TMĐT tăng cường kiểm soát thì người mua hàng nên cẩn trọng trong việc lựa chọn gian hàng và sản phẩm. Ngoài ra, lựa chọn thanh toán bằng thẻ an toàn và nhiều tiện ích hơn trong tình hình hiện nay bởi các sàn TMĐT luôn được thiết kế nhằm tối ưu hóa hiệu quả của việc tích hợp giữa mua sắm online và thanh toán online” – ông Bình lưu ý.
Hàng ngàn gian hàng bị xử lý trong mùa dịch
Cục TMĐT và Kinh tế số – Bộ Công Thương cho biết đã cùng với các sàn TMĐT thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt có chế tài cụ thể đối với hành vi vi phạm. Tính đến cuối tháng 3-2020, Shopee xử lý khoảng 2.200 gian hàng và khoảng 2.600 sản phẩm phòng dịch; Sendo xử lý khoảng 430 gian hàng và khoảng 520 sản phẩm. Trên một số sàn khác, có khoảng 330 gian hàng và gần 630 sản phẩm bị xử lý.
Thùy Dương
Chốt địa điểm xây sân bay 1 tỷ USD, liệu nơi này có sốt đất?
Nhiều người quan tâm liệu BĐS Bà Rịa - Vũng Tàu có lên cơn sốt trong thời gian tới khi mới đây, tỉnh này đã ký văn bản số 3477/UBND-VP về chấp thuận vị trí, mốc ranh giới khu đất tại Gò Đăng, xã Long Sơn, Tp.Vũng Tàu để nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng sân bay mới.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã kí văn bản chốt địa điểm xây sân bay Gò Găng. Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chấp thuận vị trí, phạm vi ranh giới làm cơ sở để nghiên cứu dự án sân bay Gò Găng với phía Đông Bắc giáp đường Vũng Tàu-Gò Găng-Long Sơn, phía Tây Nam giáp vịnh Gành Rái, phía Đông Nam giáp đường quy hoạch, phía Tây Bắc giáp sông Chà Và. Tổng diện tích của khu đất để nghiên cứu dự án sân bay Gò Găng rộng gần 250ha. Kinh phí đầu tư dự kiến 1 tỷ USD.
Được biết, dự án sân bay Gò Găng được quy hoạch xây dựng để phục vụ kế hoạch di dời sân bay Vũng Tàu hiện hữu tại phường 9, TP Vũng Tàu. Theo quy hoạch, cảng hàng không Vũng Tàu là cảng nội địa phục vụ cho hoạt động bay trực thăng, bay taxi nội vùng.
Hai phương án đầu tư được đưa ra là bán đất sân bay cũ để lấy kinh phí. Phương án thứ hai là đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư, nhà nước và tư nhân cùng làm) hoặc BOT (xây dựng kinh doanh chuyển giao). Với phương án thứ hai, nhà đầu tư thực hiện hoàn thiện sân bay tại Gò Găng sau đó được khai thác, sử dụng quỹ đất sân bay hiện hữu để hoàn vốn hoặc được quyền khai thác sân bay trong một thời gian nhất định.
Như vậy, thời gian tới, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thể sẽ đầu tư 2 sân bay là Hồ Tràm và Gò Găng, khoảng cách giữa 2 sân bay chưa tới 30km. Chưa kể, tỉnh này đã có sân bay Côn Đảo, bên cạnh đó còn có sân bay quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) với khoảng khách chỉ 40km.
Theo các chuyên gia, thông tin về việc chốt địa điểm xây sân bay Gò Găng sẽ kéo nhiều nhà đầu tư BĐS đến với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngoài ra, việc nhiều doanh nghiệp lớn mạnh tay rót vốn đầu tư các dự án nghỉ dưỡng khu vực ven biển cũng khiến giá nhà đất nơi đây có thể thiết lập mặt bằng giá mới.
Một giả thiết mà các chuyên gia đặt ra là có thể vừa khi xuất hiện các thông tin sân bay thứ 2 này có thể đã tạo nên cơn sóng ngầm giá ở khu vực này. Cũng giống như việc mà thông tin CĐT lớn về làm dự án thì ngay lập tức tạo ra cơn sốt "chóng vánh" như Bình Ba thời gian vừa rồi.
Trao đổi xung quanh câu chuyện liệu đất Bà Rịa - Vũng Tàu lại sốt khi nơi đây chốt địa điểm xây sân bay Gò Găng, ông Nguyễn Thái Huy, chuyên gia BĐS cá nhân cho rằng, nếu xét về khu vực, thì sân bay Gò Găng sẽ chỉ tác động ở "phạm vi hẹp" là khu vực quanh Gò Găng, Long Sơn. Chứ không giống như sân bay Hồ Tràm tác động đến rộng đến BĐS khu vực xung quanh.
Chẳng hạn, các NĐT từ xa có thể mua BĐS nghĩ dưỡng ở Phú Quốc là nhờ có sân bay, việc di chuyển rất nhanh. Nhưng Bà Rịa Vũng Tàu sau này có sân bay Long Thành, kết nối giữa 3 tỉnh thành: Tp.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu nên sẽ giảm tầm ảnh hưởng các sân bay nhỏ khác.
"Với một dự án sân bay nếu rõ nét vấn đề tác động đến BĐS thì phải mang tầm chiến lược kinh tế, du lịch, quy mô lớn như như Vân Đồn hay sân bay Long Thành hoặc kết nối khu vực như cầu Cát Lái thì mới tác động rõ nét đến thị trường BĐS", ông Huy nhấn mạnh.
Theo vị chuyên gia này, nếu so về khu vực thì Châu Đức, Phú Mỹ tốt hơn do được hưởng lợi nhiều yếu tố tác động lớn, do có khu công nghiệp, thu hút dân nhập cư, còn tại TP Bà Rịa thì chỉ dân địa phương, chỉ có giao dịch nội thành nên BĐS nơi đây khó nóng.
Nói về triển vọng của khu vực này, ông Huy cho hay, sự phát triển kinh tế sẽ thúc đẩy ngành BĐS vươn lên và ngược lại. Như chúng ta đã biết, thời gian giữa năm 2019 đến lúc này thì BĐS bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: thứ nhất là lòng tin của khách hàng vào sản phẩm qua sự việc một số công ty bị truy tố với hành vi lừa đảo khách hàng và yếu tố thứ 2 là dịch bệnh toàn cầu Covid- 19. Tất cả nguồn tài chính khách hàng ngưng lại và chuyển đổi thành tiền mặt. Do đó, khi đại dịch qua đi, mọi thứ đi vào quỹ đạo thì nguồn tài chính đó như một lò xo nén lâu ngày sẽ bung ra rất lớn.
Xét khách quan, BĐS vẫn là kênh đầu tư an toàn và sinh lời để nhà đầu tư nhắm đến. Trong nguy luôn có cơ và cơ hội sẽ đến cho những nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp vượt qua lúc khó khăn này. Thị trường sẽ thanh lọc các doanh nghiệp không đủ tâm, tầm. Khách hàng sẽ thanh lọc những sản phẩm không an toàn pháp lý.
Những doanh nghiệp, sản phẩm tốt sẽ vươn lên dẫn đầu thị trường. Tương tự các loại hình BĐS khác cũng dần phục hồi, người dân sau thời gian tạm ở nhà thì sẽ đi du lịch, nghỉ dưỡng nhiều hơn kéo theo BĐS nghĩ dưỡng phục hồi, tương tự những phân khúc cho thuê cũng nhộn nhịp lại.
"Với góc nhìn NĐT, tôi cũng như nhiều người khác sẽ có chung tâm lý bắt đáy BĐS. Mua lúc thị trường xuống và bán lúc thì lên đó là 1 trong những nguyên tắc nằm lòng mang đến lợi nhuận. Chúng ta cũng biết BĐS chỉ rơi vào khủng hoảng khi lượng cung vượt cầu.
Thời điểm này thì khác, do yếu tố khách quan nên việc tìm hiểu sản phẩm vẫn diễn ra. Tuy nhiên, một chú ý nhỏ là không tham dự các chương trình tập trung đông người, tìm hiểu qua online nhiều hơn và chọn những sản phẩm an toàn pháp lý", vị chuyên gia cũng là NĐT BĐS lâu năm này nhấn mạnh.
Hạ Vy
Đẩy mạnh thay đổi thói quen thanh toán không tiếp xúc từ dịch bệnh COVID-19 Thanh toán không dùng tiền mặt đang được nhiều người dân lựa chọn sử dụng khi mua sắm online hoặc tại các cửa hàng hiện đại, để tránh tiếp xúc trực tiếp trong mùa dịch COVID-19. Trong thời điểm tránh tiếp xúc gần để phòng dịch COVID-19, nhiều người dân đã sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (ảnh tư...