Mùa đông, sờ 2 bộ phận này của con thấy mát chứng tỏ bé đang lạnh cóng
Đừng nghĩ rằng tay con lạnh nghĩa là cơ thể bé đang rất lạnh mẹ nhé.
Khi mùa đông đến, điều cha mẹ lo lắng nhất là sợ bé bị nhiễm lạnh. Để con không bị lạnh cóng các mẹ thường có thói quen sờ vào tay bé. Thấy tay con lạnh, cha mẹ thường nghĩ con đang rất lạnh nên quấn con, mặc cho con nhiều lớp quần áo dày.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhi khoa, cách đánh giá bé bị lạnh hay không bị lạnh bằng cách sờ tay này thực sự là sai lầm, mặc quá nhiều vào người bé sẽ khiến bé đổ mồ hôi và dễ bị ốm. Vậy làm cách nào để bố mẹ đánh giá bé có bị lạnh hay không?
Trên thực tế, để đánh giá bé có bị lạnh hay không, chỉ cần sờ vào hai bộ phận sau đây, nếu hai bộ phận này của bé lạnh có nghĩa là bé đã rất lạnh rồi, bố mẹ đừng bỏ qua.
1. Bàn chân
Nếu cha mẹ muốn biết bé có bị lạnh không thì không nên sờ vào tay bé mà nên sờ vào chân bé. Vì bàn chân thuộc đầu dây thần kinh của cơ thể con người, do quá trình tuần hoàn máu của cơ thể bé không được thông suốt, máu từ tim về sẽ chảy chậm xuống lòng bàn chân nên chân bé sẽ lạnh hơn các bộ phận khác trên cơ thể.
Vì vậy, cha mẹ phải luôn chú ý giữ ấm chân cho bé, vào mùa đông có thể đi một đôi tất ấm cho bé, hoặc đi giày mùa đông sớm. Bệnh khởi phát từ bàn chân, lạnh từ bàn chân, nếu mùa đông chân bé luôn lạnh rất dễ bị ốm, cha mẹ cần lưu ý.
Video đang HOT
2. Cổ sau gáy
Trên thực tế, cách trực tiếp nhất để cha mẹ nhận biết bé có bị lạnh hay không là sờ gáy bé. Vì bộ phận này sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của không khí bên ngoài, cũng như không bị ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của chính nó, nếu cha mẹ thấy gáy và lưng của bé lạnh có nghĩa là đã đến lúc phải mặc thêm quần áo cho bé.
Tuy nhiên, nếu thấy lưng bé ấm, ướt và ra mồ hôi có nghĩa là bé mặc quá nhiều, cha mẹ nên giảm bớt quần áo cho bé một cách hợp lý để tránh bé bị cảm lạnh, ốm vặt.
Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, nếu thấy chân bé lạnh, cha mẹ nên kịp thời đi thêm một đôi tất giữ ấm cho bé, nếu thấy gáy bé lạnh thì tốt nhất nên mặc thêm quần áo cho bé.
Mặc dù bàn tay của nhiều trẻ sơ sinh hay bị lạnh vào mùa đông nhưng điều này chủ yếu là do tuần hoàn máu của trẻ kém hơn người lớn. Cha mẹ có thể xoa tay và chân thường xuyên hơn để tăng tốc độ lưu thông máu, điều này cũng rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Bỏ ngay 4 thói quen này trong mùa đông để trẻ không ốm suốt ngày
Nhiều cha mẹ tưởng rằng mặc quần áo dày hay đeo tất cho con trước khi ngủ sẽ giúp trẻ tránh bị ốm trong mùa đông nhưng thực ra điều này rất sai lầm.
Vào mùa đông, làm thế nào để giữ ấm, chống rét cho trẻ trở thành điều mà các bậc cha mẹ quan tâm nhất, khi nhiệt độ xuống thấp, không khí hanh khô, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, trong nhà và ngoài trời lớn, trẻ rất dễ cảm lạnh, ốm vặt.
Vì vậy nhiều cha mẹ lo sợ trẻ nhỏ bị lạnh sẽ mặc cho con rất nhiều lớp quần áo từ trong ra ngoài vào cả ban ngày và ban đêm khi ngủ vì sợ trẻ khi ngủ thường hay đạp chăn. Tuy nhiên điều này tưởng tốt hóa ra lại không hề tốt chút nào.
Dưới đây là những sai lầm của cha mẹ khi cho trẻ ngủ vào mùa đông dễ khiến con gặp họa.
1. Mặc đồ ngủ dày
Một số cha mẹ lo lắng rằng con sẽ đạp chăn vào ban đêm nên cho trẻ mặc quần áo dày để ngủ nhằm giữ ấm cho trẻ. Nhưng trên thực tế, trẻ ngủ trong quần áo quá dày dễ bị nhiễm lạnh hơn vì quá trình trao đổi chất của trẻ diễn ra nhanh. Và dưới sự gò bó của quần áo, trẻ khó trở mình, chất lượng giấc ngủ sẽ giảm đi đáng kể, và đặc biệt cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
2. "Bó chặt" trẻ khi ngủ
Một số bé thường xuyên đạp chăn bông khi ngủ nên không ít người, đặc biệt là thế hệ ông bà xưa thường sẽ tìm cách bó chặt mền chăn vào người trẻ để không bị trẻ đạp ra.
Tuy nhiên điều này sẽ khiến trẻ không thoải mái. Hơn nữa, ngủ bó chặt sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, chậm phát triển, trẻ đang trong giai đoạn then chốt của sự phát triển xương, thường ngủ bó có thể làm chậm sự phát triển của trẻ, không có lợi cho sự phát triển của chân.
3. Mang tất đi ngủ
Vì bàn chân ở xa tim nhất, các cơ quan nội tạng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, máu vận chuyển chưa tốt nên bàn chân của trẻ rất dễ bị lạnh, người già luôn nói lạnh bắt đầu từ lòng bàn chân. Do đó, cha mẹ thường cho trẻ đi tất khi ngủ.
Tuy nhiên, bàn chân của trẻ là nơi giao nhau của các đường kinh mạch và có nhiều mạch máu, cho trẻ ngủ vẫn đeo tất sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, khiến trẻ cảm thấy áp lực và ngủ không thoải mái.
4. Ngủ sau khi ăn no
Vào mùa đông, hoạt động thể lực của trẻ giảm đi rất nhiều nhưng cảm giác thèm ăn lại được cải thiện, nếu ăn quá no, ăn nhiều, không vận động sẽ rất nặng nề cho tỳ vị, dạ dày, đây là thời gian duy trì tỳ vị, dạ dày nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn cho trẻ ăn "xả hơi" trước khi đi ngủ.
Thói quen để trẻ ăn no trước khi ngủ sẽ gây hại cho trẻ do thức ăn không tiêu hóa được sẽ tích tụ lại trong ruột tạo thành thức ăn tích tụ, tỳ vị hư nhược, khả năng miễn dịch đường ruột giảm sút, trẻ không những dễ bị nội hỏa mà thể chất kém, dễ bị ốm.
Để trẻ không bị ốm trong mùa đông, phải bắt đầu từ chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, cha mẹ phải tránh 4 hiểu lầm trên. Vào mùa đông nên cho bé uống nhiều nước để điều chỉnh lá lách và dạ dày. Ngoài ra uống một số loại nước giúp trẻ thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, tránh tiêu chảy, tích tụ thức ăn thường gặp ở trẻ trong mùa đông.
Quy tắc mặc '2 ấm 2 mát' giúp trẻ khỏe mạnh phăm phăm, chẳng lo bị cảm lạnh trong mùa sương giá Cuối thu, bắt đầu xuất hiện sương mù vào buổi sáng. Đây cũng là thời điểm bé dễ bị cảm lạnh. Mùa đông sắp đến, sương mù đã bắt đầu xuất hiện vào buổi sáng. Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn rằng vào thời điểm giao mùa giữa mùa thu và mùa đông cũng là khoảng thời điểm các bé hay ốm vặt....