Mùa đông khắc nghiệt ở Mông Cổ
Mỗi năm một lần, người dân ở khắp Mông Cổ tổ chức lễ hội trên mặt băng để ăn mừng kết thúc mùa đông khắc nghiệt.
Mùa đông khắc nghiệt ở Mông Cổ
Vùng đất của “bầu trời xanh vô tận” là biệt danh phổ biến của Mông Cổ. Vào mùa đông, thời tiết có thể khắc nghiệt bởi gió Siberia thổi từ phía bắc đem theo không khí lạnh khiến nhiệt độ giảm xuống -40 độ C. Ảnh: AFP.
Rời thủ đô Ulaanbaatar đông đúc xe cộ, nơi có hơn 1,5 triệu dân Mông Cổ sinh sống, bạn sẽ có cảm giác đang trên đường tới một hành tinh khác. Ở ngoại ô thành phố lớn nhất quốc gia này, các tòa chung cư, nhà máy nhanh chóng lùi dần, nhường chỗ cho cảnh hoang mạc kéo dài tới tận chân trời.
Các gia đình tại đây sinh hoạt kiểu “bán du mục”, khi đưa đàn ngựa và gia súc đến ăn ở những đồng cỏ màu mỡ, vừa duy trì cuộc sống ở gần một ngôi làng để giúp đỡ nhau khi cần thiết. Vào mùa đông, họ chọn một nơi yên tĩnh trong thung lũng hoặc gần một ngọn đồi để dựng lều. Lối sống du mục của người Mông Cổ gắn liền với “ger”, ngôi nhà di động hình tròn, ấm áp bên trong nhờ bếp lửa đặt ở chính giữa. Ger phù hợp cho nhóm năm người sinh sống, có thể lắp ráp trong một giờ. Việc này giúp các gia đình di chuyển nhanh và thường xuyên theo nhu cầu kiếm ăn của đàn gia súc.
Ngựa là một phần không thể thiếu trong đời sống của người Mông Cổ. Những con ngựa sống theo bày đàn, tự do di chuyển giữa các đồng cỏ thay vì sống trong những lớp hàng rào, chuồng trại. Vào mùa đông khắc nghiệt, người dân quan tâm nhất đến sự sống còn của các loài động vật. Hiện nay Mông Cổ phải đối mặt với tình trạng thiếu cỏ cho các đàn gia súc bởi mùa hè khô hạn, còn mùa đông băng giá kéo dài hơn bình thường.
Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, người dân vẫn luôn tìm cách tôn vinh mùa đông và ăn mừng vì họ vẫn còn sống sót. Tháng 3, khi mùa xuân bắt đầu, người dân Mông Cổ từ khắp nơi kéo về hồ Khvsgl để tổ chức lễ hội băng dài hai ngày. Đường tới khu vực này không hề dễ dàng bởi có ít đường vào, đa phần đều gập ghềnh và không có biển chỉ dẫn. Các gia đình mang theo một bình đựng tsai (hỗn hợp sữa, nước, trà đen hoặc trà xanh và muối), chiếc túi đựng khuushuur (bánh nhân thịt chiên nóng) rồi cùng nhau tụ họp trên mặt hồ đang đóng băng để ăn mừng kết thúc quãng thời gian khắc nghiệt nhất trong năm.
Video đang HOT
Nằm ở phía bắc Mông Cổ, gần biên giới Nga, Khvsgl là hồ nước ngọt lớn nhất quốc gia này, có diện tích khoảng 2.620 km2 và điểm sâu nhất đạt 244 m. Làn nước trong như pha lê nên hồ còn được mệnh danh là “viên ngọc trai xanh của Mông Cổ”. Ít nhất 6 tháng trong năm, mặt hồ trở thành một lớp băng dày vài mét, giúp con người và gia súc có thể đi lại bên trên. Trước khi bắt đầu cuộc sống trên băng, cư dân hồ Khvsgl phải leo lên đỉnh đá thiêng để bày tỏ lòng tôn kính tới vị thần cai quản nơi này. Họ quan niệm, chỉ khi thần linh chấp nhận, mọi người mới có thể đi lại trên mặt băng an toàn.
Vào buổi sáng, khắp không gian là âm thanh của sự nứt vỡ. Lớp băng tan dần khi nhiệt độ tăng lên vào ban ngày rồi được làm lạnh trở lại khi mặt trời lặn. Chu kỳ này tạo nên những vết nứt vỡ muôn hình vạn trạng trên mặt hồ.
Những năm gần đây, lễ hội băng Khvsgl dần thu hút được sự chú ý của du khách quốc tế. Vào ngày đầu tiên, xe ngựa kéo chạy khắp mặt hồ đóng băng, người dân và du khách thi tài trong các trò chơi truyền thống như bắn cung, kéo co. Ngày thứ hai dành cho các cuộc thi với quy mô lớn hơn như đua xe ngựa kéo và điêu khắc băng.
Người dân Mông Cổ và du khách từ các tỉnh thành, bộ lạc, dân tộc và tôn giáo khác nhau, đều ở trong các nhà lều ger dựng quanh hồ Khvsgl, cùng tổ chức ăn mừng và bày tỏ lòng tôn kính tới mẹ thiên nhiên đã giúp họ tụ hội. Mặc cho những khó khăn gặp phải trong suốt mùa đông, tâm trạng của mọi người ở lễ hội vẫn ngập tràn niềm vui. Ban đêm, trước khi pháp sư triệu tập thành đám đông ở khu lửa trại chính, mọi người quây quần bên các bàn ăn bày nhiều đồ ăn vặt như aaruul (phomat khô) hay boortsog (bột chiên xù).
Theo VNE
Tình yêu đất nước, con người Mông Cổ trong tôi
Nhiếp ảnh gia Frédéric Lagrange chia sẻ nhiều hình ảnh và câu chuyện sau năm tháng lặn lội tới quốc gia có mật độ dân cư thưa thớt nhất thế giới - một trong những nơi vẫn còn bóng dáng cuộc sống du mục.
Xuyên suốt lịch sử, Mông Cổ dưới sự cai trị của nhiều bộ lạc, trong đó có cả các bộ lạc của Thành Cát Tư Hãn- người thành lập Đế chế Mông Cổ thế kỉ 13.
Giữa thảo nguyên Mông Cổ mênh mông bất tận, người ta chỉ cảm nhận được cái im ắng, lặng lẽ đến nín thở bao trùm đầu tiên. Sau đó, họ sẽ có cảm giác như thể bước vào một thế giới khác, một vùng đất hoang dã thực sự trên trái đất.
Vẻ tĩnh lặng, cảnh quan hoang sơ- chính là nguồn cảm hứng cho nhiếp ảnh gia người Pháp Frédéric Lagrange muốn đặt chân đến miền tây Mông Cổ năm 2001.
Hồ Tolbo của Mông Cổ trải dài hơn 8 dặm ngang qua dãy núi Tây Altai.
Trong 17 năm sau, Lagrange đã tới Mông Cổ tổng cộng 13 lần, mỗi lần kéo dài gần một tháng, cuộc hành trình của ông bắt đầu từ phía nam sa mạc Gobi đến phía bắc dãy núi Taiga. Từ đó, ông đã cho ra đời bộ sưu tập gồm sách, tranh ảnh về đất nước và con người Mông Cổ.
Chiếc áo khoác truyền thống "deel" là niềm tự hào của các bộ tộc Mông Cổ qua nhiều thế hệ. Họ thường thắt dải lụa khi mặc nó.
Mông Cổ nằm tiếp giáp với Nga và Trung Quốc, quốc gia này có mật độ dân số thưa thớt nhất thế giới. Mặc dù có diện tích 605.000 dặm vuông nhưng chỉ khoảng 3 triệu người sinh sống, gần một nửa dân số sống tại thủ đô Ulan Bato.
Từ thời đại Đế chế Mông Cổ trong suốt thế kỷ 13 và 14, người ta đã bắt gặp hình ảnh dân cư du mục di chuyển khắp lãnh thổ. Ngày nay, người dân du mục Mông Cổ chiếm khoảng 30% dân số cả nước. Tuy nhiên, trong khi tốc độ hiện đại hóa của thế giới đang phủ sóng mọi ngõ ngách kể cả những nơi hẻo lánh, xa xôi nhất, thì cuộc sống du mục tại Mông Cổ trở thành đề tài hiếm hoi trên trái đất.
Người dân du mục Mông Cổ chăn thả hươu, cừu, dê, lạc đà, bò Tây tạng và ngựa giống như tổ tiên họ trước đây.
Lấy cảm hứng từ câu chuyện ông nội được chiến sĩ Mông Cổ giải cứu khi bị cầm tù trong Thế chiến II, từ lâu nhiếp ảnh gia Lagrange đã say mê đất nước và con người Mông Cổ. Theo lời của nhiếp ảnh gia, lần đầu tới đây, quốc gia này mới chỉ bắt đầu mở cửa đón du khách.
Bằng trải nghiệm thực tế, ông nói " Vào thời kì dưới sự cai trị của Liên Xô, người Mông Cổ cách ly với bên ngoài. Công nghệ chưa phát triển, truyền thống chăn thả gia súc vẫn còn phổ biến."
Một tháng dòng lúc mới đến, ông Lagrange chủ yếu chụp ảnh phong cảnh và con người Mông Cổ. Nhưng khi trở về, nhìn vào bản đồ địa lý Mông Cổ, ông mới hụt hẫng vì những gì mình thấy vẫn còn chưa đủ về Mông Cổ và háo hức muốn khám phá thêm.
Hồ Khvsgl, nằm gần biên giới với Nga, chứa gần 70% nước ngọt của Mông Cổ. Vào mùa đông, mặt hồ đóng băng hoàn toàn.
Trong những lần tới Mông Cổ tiếp đó, Lagrange và tài xế bản địa đã dò hỏi thông tin từ người du mục qua đường, vì các bộ lạc du mục thường biết vị trí của nhau dựa vào thời gian trong năm và điều kiện thời tiết cụ thể ở mỗi vùng.
Lagrange cảm thấy ấn tượng về người du mục Mông Cổ ở chỗ: họ không chỉ gần gũi với thiên nhiên mà còn có tinh thần đoàn kết cao trong bộ lạc.
Ở Mông Cổ, mỗi cá nhân đều góp phần quan trọng duy trì cuộc sống du mục.
Lagrange cho biết "Đôi khi bạn có thể đi hàng dặm nhưng vẫn không thấy bất kỳ ngôi làng nào. Tuy nhiên, lại có rất nhiều ger (lều trại truyền thống của người Mông Cổ) dùng để tránh rét và dự trữ thức ăn.
Thực tế khắc nghiệt của cuộc sống du mục ở Mông Cổ, bão cát dữ dội trong mùa xuân và nhiệt độ -35F trong mùa đông buộc người du mục phải có tinh thần đồng đội, đoàn kết cao. Trong các nhóm du mục Mông Cổ, đàn ông, phụ nữ và trẻ em có sức lực thường gánh trách nhiệm dựng trại, chăn gia súc và chuẩn bị bữa ăn không phân biệt tuổi tác, giới tính.
Một gia đình du mục ở làng Tsengel, Mông Cổ tụ họp trong lều dùng bữa. Người dân ở khu vực này, gần biên giới Kazakhstan, chuyên săn đại bàng
Ngày nay, lối sống du mục truyền thống dần thay đổi khắp Mông Cổ. Người du mục có thể sử dụng điện thoại di động gửi tin nhắn không cần đi hàng dặm mới có thể gặp nhau chuyện trò. Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến các tập tục chăn thả gia súc lâu đời. Ngày càng nhiều thế hệ trẻ đổ từ nông thôn về thành phố, nhằm tìm kiếm việc làm và học tập.
Lagrange nói: "Bản sắc du mục của đất nước này có thể sẽ sớm biến mất. Tôi muốn ghi lại dấu ấn và dư âm của lối sống này trước khi nó biến mất mãi mãi".
Sở dĩ người du mục Mông Cổ có thể di cư và thích nghi với nhiều vùng đất đều nhờ vào vốn hiểu biết và bản năng sinh tồn được truyền qua nhiều thế hệ.
Gần 20 năm sau lần đầu đến Mông Cổ, ông Lagrange đã chụp được 185 bức chân dung và ảnh phong cảnh (cả ảnh màu lẫn ảnh đen trắng). Các tác phẩm nghệ thuật này mang đến cái nhìn thực tế về những thăng trầm trong cuộc sống du mục tại Mông Cổ.
Lagrange nói: "Tôi đã đi du lịch rất nhiều nơi nhưng tôi thấy Mông Cổ có địa hình khá bằng phẳng, ngoại trừ dãy núi Altai ở phía tây".
Trong những năm gần đây, mùa đông ở Mông Cổ đã ấm hơn.
Theo petrotimes.vn
Ngắm nhìn mùa đông điêu khắc cảnh tượng đẹp khó tin ở Mông Cổ Nhiều du khách thích tới Mông Cổ vào mùa hè nhưng mùa đông ở đây cũng mang một vẻ đẹp hấp dẫn không kém. Mùa đông ở Mông Cổ khá dài và khắc nghiệt với nhiệt độ giao động từ -20 đến -45 độ C. Hầu hết khách du lịch đổ về đây vào mùa hè để tận hưởng nhiệt độ ấm áp...