Mùa đông gội đầu theo 5 kiểu này dễ đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng
Thời tiết đang chuyển lạnh, nhiệt độ giảm sâu. Đây là thời điểm dễ bị tái phát bệnh nhất. Vì vậy nếu có những thói quen gội này bạn đang tự hại chính mình.
Sử dụng nước quá nóng
Nước nóng có thể khiến bạn cảm thấy ấm áp khi gội đầu trong mùa đông nhưng nước quá nóng sẽ mang lại rất nhiều tác hại.
Da đầu rất nhạy cảm,nều sử dụng nước quá nóng có thể làm tổn thương da, gây đau rát. Ngoài ra, nước nóng khiến chân tóc và da đầu mất đi độ ẩm tự nhiên Lúc này, da đầu bị khô sẽ tăng tiết dầu nhờn dẫn đến tình trạng tóc nhanh bết hơn.
Gội đầu bằng nước quá nóng cúng khiến da đầu dễ bong tróc, tạo thành vảy gầu. Không những thế, nước nóng sẽ trực tiếp phá hủy cấu trúc tóc khiến tóc bạn bị khô, xơ và dễ gãy hơn.
Nhiều người có thói quen sử dụng nước lạnh để gội đầu nhằm tránh rụng tóc, khô tóc tuy nhiên đây là việc không nên làm vào mùa đông. Nước lạnh sẽ làm các mạch máu ở da dầu co lại đột ngột khiến chúng ta cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
Trong những ngày lạnh, bạn có thể gội đầu với nước ấm khoảng 40 độ.
Sau khi tắm, lau khô toàn bộ cơ thể và sấy khô tóc càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Gội đầu quá thường xuyên
Nhiều người cho rằng gội đầu thường xuyên sẽ giúp tóc và da đầu sạch sẽ, mang lại cảm giác thoải mái, tự tin. Tuy nhiên, việc này không hề đúng.
Đầu tiên, việc gội đầu liên tục vào mùa đông khiến chúng ta nhiều lần đối mặt với sự chênh lệch nhiệt độ trong và sau khi gội. Điều này có thể dẫn tới cảm lạnh, trúng gió đặc biệt là nếu bạn gội đầu vào đêm khuya.
Ngoài ra, nếu mái tóc không được sấy khô cộng với thời tiết lạnh giá cũng làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh, đột quỵ.
Chuyên gia cho rằng, bạn chỉ nên gội đầu tối đa 2-3 lần/tuần. Thời gian gội đầu không nên quá dài, chỉ cần 10-15 phút là đủ.
Vào mua đông, nên tránh gội đầu ban đêm hoặc khi cơ thể đang mệt mỏi. Sau khi gội đầu, hãy nhanh chóng lau khô tóc và sấy phần tóc sát da đầu trước tiên. Tuyệt đối không được để tóc ướt đi ngủ.
Gội đầu trước khi tắm
Việc gội đầu trước khi tắm khiến cơ thể xảy ra phản ứng với việc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Nếu bạn tắm nước lạnh việc này sẽ gây co thành mạch máu, làm cho mạch máu trở nên đông lại và dễ tổn thương. Còn nếu tắm nước nóng có thể gây ra sự thay đổi đột ngột trong huyết áp. Nhiệt có thể gây giãn mạch. Vì vậy, trái tim của bạn cần phải làm việc nhiều hơn để bơm máu lưu thông trong cơ thể.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người khỏe mạnh, mà đặc biệt nguy hại cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, mạch máu hẹp. Vì vậy, nếu muốn gội đầu, hãy tắm trước để cơ thể kịp thích nghi với nhiệt độ, tránh sốc nhiệt và gây hại cho tim, não.
Cùng mẹ vượt qua 'nỗi ám ảnh' mang tên con bị chàm sữa vào mùa đông
Chỉ nhờ những cách không quá phức tạp, mẹ có thể yên tâm cùng bé vượt qua căn bệnh ngoài da thường gặp vào mùa đông: chàm sữa
Lý do trẻ bị bệnh chàm sữa
Bệnh chàm sữa ở trẻ thường xảy ra vì các lý do sau:
Yếu tố di truyền: Bố mẹ bị dị ứng ngoài da thì trẻ sơ sinh dễ bị chàm sữa do yếu tố di truyền.
Lý do sinh lý: Độ dày lớp sừng của trẻ sơ sinh chỉ bằng 1/3 người lớn, da tiết nước và dầu không đều, vào mùa đông hanh khô da thiếu khả năng tự bảo vệ, dễ xuất hiện chàm sữa do mất nước.
Dị ứng: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, thường xuyên xuất hiện các dị ứng như phấn hoa, thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng chàm sữa.
Các cách giúp bé giảm bớt tình trạng chàm sữa vào mùa đông
Làm sạch và dưỡng ẩm
Chàm sữa chủ yếu xuất hiện ở mặt, trán, da đầu và các vùng khác của bé, trường hợp nặng còn có thể xuất hiện cả thân mình, tay chân. Bước đầu tiên để xử lý chàm sữa là làm sạch và dưỡng ẩm cho bé.
Trong mùa đông nên tắm cho trẻ 2 đến 3 lần một tuần là đủ. Đối với trẻ sơ sinh có làn da mỏng manh, việc kiểm soát nhiệt độ nước tắm ở mức 32 ~ 40 sẽ phù hợp hơn. Mẹ cũng nên sử dụng các loại sữa tắm ít chất tẩy rửa và axit. Sau khi tắm xong, mẹ nên quấn trẻ trong một chiếc khăn tắm to càng sớm càng tốt để hút bớt độ ẩm của cơ thể trẻ, chú ý những vùng da có nếp gấp như nách và cổ, tiếp đó thoa kem dưỡng ẩm dày sau khi lau khô.
Chăm sóc hàng ngày
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn càng nhiều càng tốt trước 6 tháng tuổi.
Việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ không bị dị ứng với một số thành phần trong sữa bột. Cho trẻ bú thường xuyên cũng có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của trẻ . Các yếu tố miễn dịch trong sữa mẹ cũng rất hữu ích trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch của trẻ .
Ngoài ra, hãy mặc quần áo cotton cho bé, chọn loại cotton mềm mại và thân thiện với làn da cho khăn trải giường và các loại quần áo cá nhân khác, bạn cần thay thường xuyên.
Nếu trẻ đã gặp tình trạng bị chàm sữa, không nên cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi. Lông vật nuôi có thể trở thành chất gây hại tiềm ẩn. Nếu nuôi thú cưng ở nhà, bạn có thể tắm rửa và dọn dẹp vệ sinh cho thú cưng thường xuyên.
Chú ý đến chế độ ăn uống
Đối với những trẻ đã ăn dặm, sau khi chàm sữa xuất hiện, nên ăn nhạt nhất có thể và tránh bổ sung các loại thức ăn bổ sung mới.
Mẹ cũng nên chú ý tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng trong chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như rau có mùi hăng và trái cây dễ gây dị ứng như dứa, đào và xoài.
Làm thế nào để da bớt khô, nứt nẻ trong mùa đông? Mùa đông tiết trời chuyển lạnh, độ ẩm trong không khí xuống thấp có thể khiến cho làn da bị khô, nứt nẻ, thậm chí nặng hơn là chảy máu khiến bạn cảm thấy khó chịu, bực bội. Vì vậy việc gìn giữ, bảo vệ làn da trong mùa đông là rất quan trọng. Tắm đúng cách, hạn chế tắm nước quá nóng...