Mưa dồn dập gây ngập úng rộng ở Hải Phòng
Trận mưa từ rạng sáng đến lúc gần 10 giờ ngày 26/8 đã gây ngập úng trên diện rộng tại thành phố Hải Phòng.
Ngập úng xảy ra tại nhiều tuyến đường của thành phố Hải Phòng. Ảnh: Hoàng Ngọc/TTXVN
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc, lượng mưa đo được tại thời điểm 8 giờ đạt khoảng 110mm. Mưa dồn dập đã gây ngập úng trên diện rộng, nhất là khu vực nội thành. Nhiều tuyến phố bị ngập từ 50-70cm như: Đinh Tiên Hoàng, Cầu Đất, Lạch Tray, Tô Hiệu, Cát Dài, Đà Nẵng… Nhiều phương tiện giao thông bị chết máy, gây ách ở nhiều con đường; hàng nghìn hộ dân bị nước tràn vào nhà, nhiều đồ gia dụng bị ngấm nước hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
Theo Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hải Phòng, hệ thống thoát nước đô thị Hải Phòng được xây dựng từ nhiều thập kỷ, vừa để thoát nước mưa và thoát nước thải. Phần lớn nước mưa và nước thải được xả trực tiếp ra sông hoặc ra các hệ thống nước mặt sau đó đổ ra sông qua các kênh dẫn và cống ngăn triều.
Từ tháng 2/2021, Nhà máy xử lý nước thải Vĩnh Niệm được bàn giao và đưa vào vận hành với công suất là 36.000m3 /ngày đêm. Nước thải được thu gom chủ yếu ở quận Lê Chân, một phần ở quận Ngô Quyền. Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của Hải Phòng tăngnhanh, do đó nhu cầu về thoát nước và xử lý nước thải cũng tăng cao. Quá trình đô thị hóa khiến ao, hồ, kênh, mương bị san lấp, thu hẹp; đất đai bị bê tông hóa, đường nhựa hóa làm gia tăng bề mặt không thấm nước… Đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng ngập lụt ở Hải Phòng khi trời mưa to, kéo dài.
Nhiều công trình cản trở hệ thống thoát nước
Nhằm hạn chế tình trạng ngập úng có thể xảy ra trong mùa mưa năm 2021, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và các đơn vị chức năng đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp tăng khả năng tiêu, thoát nước. Tuy nhiên, công tác thoát nước mùa mưa năm nay được dự báo gặp không ít khó khăn.
Một trong những dự án kéo dài ảnh hưởng đến dòng chảy trên sông Lừ. Ảnh: Công Trình
Áp lực
Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội thông tin, đến cuối mùa mưa năm 2020, Hà Nội đã giảm được 5/16 điểm úng ngập. Như vậy, trong năm 2021, với các trận mưa dưới 50mm/2 giờ trên địa bàn TP sẽ không xảy ra úng ngập. Nhưng với những trận mưa từ 50 - 100mm/2 giờ, Hà Nội còn 11 điểm có thể xảy ra úng ngập cục bộ.
Để bảo đảm khả năng tiêu thoát nước, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, ngay từ đầu năm, Công ty đã yêu cầu các xí nghiệp tiến hành nạo vét hệ thống sông, kênh, mương, cống dọc, tập trung tại các trục tiêu thoát nước chính, khu vực thường xuyên xảy ra úng ngập. Đồng thời, sửa chữa, bảo dưỡng trạm bơm, đập điều tiết... nhằm đưa nước nhanh nhất về các nguồn tiêu. Ngoài ra, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, bố trí công nhân và máy móc ứng trực tại các điểm nóng để kịp thời xử lý tình huống có thể phát sinh.
Mặc dù vậy, theo đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, ngoài việc các công trình đầu mối, hệ thống thoát nước chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa, tình trạng một số dự án thi công kéo dài như: Dự án Nhà máy xử lý nước thải trên sông Lừ, sông Tô Lịch; dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông và các hạng mục thuộc dự án Cụm công trình đầu mối Yên Nghĩa... cũng gây áp lực lên hệ thống thoát nước. "Do đang trong quá trình triển khai nên lòng sông, hệ thống thoát nước bị thu hẹp. Điều này sẽ làm chậm khả năng tiêu, thoát nước của Thủ đô mỗi khi có mưa lớn kéo dài" - đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội chia sẻ.
Trách nhiệm của cộng đồng
Liên quan đến việc hệ thống tiêu thoát nước đang bị thu hẹp bởi các công trình xây dựng, đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và các chuyên gia cho rằng, đây là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, trong tương lai, những công trình trên khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng môi trường tại Thủ đô. Vì vậy, để giảm thiểu ảnh hưởng có thể xảy ra khi mưa lớn, trước mắt, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã có văn bản đề nghị các đơn vị thi công tập kết vật liệu, có biện pháp thi công hợp lý. Nhưng một vấn đề quan trọng không kém là rất cần có sự chung tay và nâng cao ý thức của toàn xã hội. Lý giải về việc này, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) cho biết, để tăng khả năng tiêu, thoát nước mỗi khi trời mưa, đơn vị thường xuyên phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức phá dỡ bục bệ, cầu dẫn... lắp đặt sai quy định gây cản trở hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, sau một thời gian, nhiều trường hợp tiếp tục vi phạm. Bên cạnh đó, việc các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, xưởng sửa chữa ô tô, xe máy... không lắp thiết bị tách dầu mỡ mà đẩy thẳng hệ thống thoát nước cũng khiến đường thoát nước bị tắc nghẽn.
Do vậy, để hạn chế thấp nhất tình trạng ngập úng trên địa bàn TP, ngoài việc nâng cao hiệu quả của hệ thống thoát nước, rất cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân, tổ chức, cơ sở kinh doanh. Cùng với đó là sự vào cuộc tích cực của các lực lượng chức năng trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
Hà Nội: Lý giải việc mưa ngập, hư hỏng bảng tuyên truyền ở nhiều phố Lượng mưa trên địa bàn chiều 11/5 có cường độ lớn trung bình 100mm, liên tục trong 1 giờ đồng hồ nên đã vượt quá công suất thiết kế của hệ thống thoát nước của thành phố. Sau cơn mưa lớn đường Phạm Ngọc Thạch như trở thành biển nước. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN) Sau cơn mưa chiều tối 11/5 gây ngập ở nhiều...